Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 71)

Điểm mạnh (S)

- Là các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ít sâu bệnh

- Cây keo lai có chu kỳ xoay vòng ngắn, đầu tư ít hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.

- Cây Quế có hiệu quả kinh tế cao hơn - Thị trường tiêu thụ thuận lợi.

- Là các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương hỗ trợ về vón, giống, kỹ thuật canh tác và đầu ra của sản phẩm.

Điểm Yếu (W)

- Đời sống người dân địa phương còn nghèo, trình độ dân trí thấp, canh tác lạc hậu dẫn tới năng suất lao động không cao, đời sống phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên rừng.

- Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình còn ít và chưa đa dạng.

- Mùa khô thường xảy ra khô hạn gây thiếu nước cho động thực vật. Bên cạnh đó ý thức của người dân trong khu vực chưa cao.

của sản xuất cây keo lai và cây quế. Cây Quế có mức đầu tư cao hơn buộc các hộ sản xuất có các khoản chi phí là lãi xuất ngân hàng.

Cơ hội (O)

- Được sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động QLBVR, bảo tồn đa dạng sinh học gắn kết bảo tồn các khu di tích lịch sử cách mạng, thông qua các đề án có quy mô lớn (Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa số 1134/QD-TTg, đề án cánh rừng mẫu lớn...).

- Có sự phối hợp tốt giữa Ban quản lý và các đơn vị, tổ chức có liên quan tới công tác phát triển rừng, hoạt động trồng rừng được triển khai thực hiện tới tận thôn bản.

- -Tạo nhiều công việc và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thách thức (T)

- Vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân, thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế

- Việc tìm ra giải pháp thu hút người dân tham gia trồng rừng, xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp cũng là vấn đề khó khăn cần phải tìm ra giải pháp để thựchiện.

- Vấn đề thiếu vốn đầu tư, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, kinh phí thực hiện các dự án xây dựng co sở hạ tầng thuộc đề án 1134 trong những năm tới...

Thị trường của Cây Quế cũng là một vấn đề khi lượng cung cấp vượt nhu cầu của thị trường.

( Nguồn: Số liệu Điều tra năm 2018)

Từ kết quả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với kinh tế rừng huyện Định Hóa, đề tài đưa ra một số chiến lược cần phải thực hiện đối với chính sách trên huyện Định Hóa trong thời gian tới nhưsau:

Chiến lược SO: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội từ bên ngoài. Đối với rừng tại huyện Định Hóa thì việc làm cấp bách hiện nay là cần nhanh chóng thực hiện điều tra, đánh giá một cách tỷ

mỉ về quy mô diện tích và hiệu quả kinh tế từ rừng trồng.

Chiến lược WO: Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Kết quả phân tích cho thấy các hộ gia đình chủ yếu phụ thuộc vào rừng, sống vào nghề trồng rừng là chủ yếu. Trong khi đó người dân lại hạn chế về trình độ canh tác, nên hiệu quả sản xuất để nâng cao thu nhập chi hộ gia đình chưa bền vững.

- Chiến lược ST: Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm nhẹ những mối đe dọa từ bên ngoài.Với lợi thế của rừng trồng sản xuất, các hộ gia đình có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý thông qua các chương trình dự án để đầu tư cho việc trồng rừng, Tạo cho người dân có công việc ổn định, nâng cao mức sống của hộ gia đình.

- Chiến lược WT: Là chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những thách thức từ bên ngoài. Với những điểm yếu và thách thức trong phát triển rừng sản xuất, các hộ gia đình cần có những giải pháp cụ thể để thu hút người dân tham gia trồng rừng, hỗ trợ đầu tư kinh phí cũng, xây dựng cơ sở hạ tầng và trồng rừng mang tính bền vững.

3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất trong các hộ gia đình.

3.5.1. Giải pháp kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro. Đối với cây Quế có chu kỳ sản xuất dài nên các biện pháp kỹ thuật liên quan đến chọn giống, xây dựng vườn, bón phân, chăm sóc, thu hoạch và chế biến bảo quản đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Về kỹ thuật trồng rừng sản xuất cần có sự nghiên cứu, tích lũy để đưa ra quy trình trồng có hiệu quả cao, phù hợp với thời tiết, khí hậu của huyện qua đó tăng quy mô sản xuất cây giống cũng như chất lượng các sản phẩm từ cây trồng.

Về thời vụ trồng cần thực hiện trồng vào thời điểm thời tiết phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây. Cần chú ý tránh những thời điểm có nắng nóng kéo dài, thời tiết diễn biến phức tạp.

Cần nâng cao nhận thức của người dân về tuân thủ quy trình, kỹ thuật trồng quế. Đặc biệt về trồng xen canh các cây trồng khác cùng với cây quế cần chú ý chon lọc các cây trồng phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây quế đảm bảo cây quế phát triển tốt. Một số cây keo, cây gỗ tạp khi trồng cùng rừng quế dẫn đến cây quế chậm phát triển.

Thực hiện bón phân đúng và đủ về chất lượng và số lượng phân bón. Đảm bảo việc bón lót trước khi trồng, bón thúc trong năm thứ 2 trồng cây. Cách bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây phát triển tốt cho năng suất cao. Khi thực hiện phát thực bì để trồng quế cần chú ý giữ lại những cây tạo bóng mát cho cây mới trồng. Việc phát chăm sóc cây cũng cần chú ý đảm bảo sau khi trồng cây không bị ánh nắng quá nhiều trong 3 năm đầu trồng. Việc xử lý thực bì phải được thực hiện theo từng hố, không phát, dọn toàn bộ cây trong vườn ươm. Công tác phát chăm sóc được thực hiện để giảm việc cỏ dại phát trển làm ảnh hưởng để sự phát triển của cây trồng. Việc xới vun gốc đảm bảo không làm ảnh hưởng tới bộ rễ cũng như thân cây. Sau khi cây trồng được 3 năm tuổi cần phát dọn sạch các cây cạnh tranh ánh sáng vì từ giai đoạn này cây đã khép tán cần có đủ ánh sáng để sinh trưởng, phát triển.

Tăng cường công tác nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến các quy trình sản xuất cây quế để phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu, thời tiết của huyện Định Hóa.

Đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân; kiểm tra, hướng dẫn nhân dân bảo quản, chăm sóc cây giống, trồng, chăm sóc rừng trồng đúng quy trình kỹ thuật, đúng khung thời vụ.Đầu tư ứng dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong quy trình sản xuất cây quế. Từng bước cơ giới hóa các công việc trong sản xuất cây quế và cây Keo lai.

3.5.2. Giải pháp về giống

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây Quế, Keo lai nói riêng, giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Vì vậy việc nghiên cứu, chọn lọc các giống quế phù hợp với đặc điểm sinh thái của huyện Định Hóa, đảm bảo năng suất, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của thời tiết là một trong các giải pháp về giống để phát triển cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa.

Địa phương cần chủ động trong công tác sản xuất giống cây quế tại địa phương để chủ động trong việc cung cấp giống quế chất lượng, thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu của địa bàn huyện Định Hóa.

Cần xây dựng các vườn ươm hoặc đặt hàng giống Quế, Keo lai đối với các vườn ươm cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Qua đó đảm bảo chất lượng giống tốt giúp giảm tỷ lệ cây chết, tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng quế.Tạo điều kiện cho các cơ sở gieo ươm, chủ động gieo ươm cây giống tại địa phương để hạn chế sự vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng cây giống. Tăng cường việc quản lý giống cây trồng theo đúng quy định của Nhà nước. Nghiệm thu cây giống đảm bảo chất lượng, số lượng trước khi cấp cho các hộ trồng rừng.

Trong công tác quản lý nhà nước về giống cần quản lý chặt chẽ nguồn giống cây quế trên địa bàn qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây quế trong thời gian tới.

3.5.3. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của hộ gia đình

Nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cây quế Cây Keo lai không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật sản xuất mà còn phụ thuộc vào các yếu tố phi kỹ thuật liên quan đến năng lực sản xuất của hộ. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung và sản xuất cây giống ở huyện Định Hóa diễn ra ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất thường lựa chọn quy mô, cách thức sản xuất dựa trên điều kiện nguồn lực và khả năng của gia đình.

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức và kỹ năng trong sản xuất cây quế qua đó nâng cao sự hiểu biết của người dân về cây quế và kỹ thuật chăm sóc cây quế. Thông qua đó giúp hộ trồng quế nắm bắt được một số kiến thức cơ bản về kiểm tra, xem xét, đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây quế cũng như một số bệnh thường gặp.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về kiến thức khoa học công nghệ mới trong sản xuất quế. Tạo điều kiện để hộ sản xuất nắm bắt thông tin giá cả và cung cầu thị trường về sản phẩm quế, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dự báo trung và dài hạn về thị trường, giá cả, các chính sách có liên quan. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin như thông qua loa đài phát thanh, truyền hình địa phương, các bản tin tại nhà văn hóa thôn.

Kết nối, hướng dẫn các hộ nông dân đặt hàng các vật tư đầu vào để trồng quế như cây giống, phân bón qua đó giúp người dân chủ động được trong thời vụ trồng cây, thời gian chăm sóc cũng như đảm bảo chất lượng của cây con và phân bón. Tăng sự liên kết giữa người dân, Doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học để người dân thực sự chủ động trong việc phát triển sản xuất cây quế.

Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ sản xuất cây quế, Keo lai. Qua đó tạo môi trường cùng chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây quế giữa các hộ gia đình trồng rừng nhằm mục tiêu tăng năng suất cũng như chất lượng các sản phẩm từ cây quế, Keo lai.

Kết nối người dân trồng quế thăm quan, học hỏi các mô hình sản xuất chất lượng tốt, qua đó để người dân học hỏi từ thực tế về áp dụng vào quá trình sản xuất cây quế tại hộ gia đình.

Cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật cần trực tiếp hướng dẫn người dân trồng quế bởi vì trên địa bàn huyện còn mới bắt đầu phát triển sản xuất cây quế người dân còn chưa nắm bắt được yêu cầu kỹ thuật cũng như chưa có kinh nghiệm trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây quế.

Cần tạo điều kiện để lao động ở các hộ gia đình, cá nhân đi đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quế, cây Keo lai.

3.5.4. Giải pháp chính sách

Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất cây giống. Mở rộng đối tượng được hỗ trợ sản xuất.

Tăng cường tuyên truyền về phát triển sản xuất cây quế đến các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

Tăng cường sự vào cuộc của chính quyền trong việc đẩy mạnh, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Quế, Keo lai.

Gắn phát triển sản xuất cây Quế, Keo lai với phong trào xây dựng Nông thôn mới. Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng các xã trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có khả năng đầu tư trồng và chế biến các sản phẩm từ cây quế đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện.Tạo điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp tiến hành xây dựng nhà máy chiết xuất tinh dầu quế để thu mua sản phẩm từ cây quế cho người dân và tạo điều kiện để đa dạng hóa các sản phẩm từ cây quế trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các cơ chế hỗ trợ cho người dân trồng quế, tổ chức hướng dẫn các hộ gia đình trồng quế. Đồng thời theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây quế để kịp thời nắm bắt và báo cáo những khó khăn vướng mắc trong sản xuất quế, keo lai đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc.

Ủy ban nhân dân các xã, Ban quản lý rừng ATK cần tăng cường kiểm tra các diện tích đã trồng cây quế, tránh tình trạng người dân trồng xen những cây không phù hợp vào rừng quế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển sản xuất cây quế, cây Keo lai để có giải pháp chỉ đạo kịp thời hiệu quả.

Đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất rừng cho các hộ gia đình để có tài sản thế chấp vay vốn phát triển sản xuất nói chung và cây quế nói riêng.

Tạo điều kiện để xây dựng các mô hình trình diễn, là các đồi quế, keo lai mẫu về áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật bón phân hợp lýđể hộ sản xuất tham quan học hỏi.

Trong dài hạn, trên cơ sở đặc điểm địa bàn các chính quyền huyện cần xây dựng quy trình sản xuất quế phù hợp với địa phương. Soạn thảo và cung cấp những tài liệu về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây quế cho người dân cũng như cộng đồng dân cư.

3.5.5. Giải pháp về vốn

Cung cấp thông tin về các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ sản xuất quế để họ chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.

Tích cực nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Mở rộng áp dụng cho vay tín chấp thông qua các tổ/hội hoặc chính quyền địa phương để giảm bớt các thủ tục hành chính.

Tạo điều kiện cho người trồng quế được vay vốn sản xuất trung và dài hạn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất.

3.5.6. Giải pháp phát triển thị trường

Việc phát triển sản xuất làm tăng năng suất cũng như chất lượng các sản phẩm từ cây quế, cây keo lai. Nhưng để đảm bảo thị trường tiêu thu bền vững cho các sản phẩm từ cây quế cần đa dạng các kênh tiêu thụ, bao gồm cả trong nước và xuất khẩu.

Vì vậy, để sản xuất cây quế phát triển bền vững cần tạo điều kiện cho nhiều thành phần tham gia trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay việc phát triển thị trường sản xuất cây quế, cây keo lai cần được ứng dụng sự phát

triển của khoa học công nghệ. Áp dụng các ứng dụng của cuộc cách mạng khoa học 4.0 như: Xây dựng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng kiểm soát dịch bệnh trên cây quế, áp dụng các công nghệ để người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm từ cây quế, cây keo lai.

Khuyến khích các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, phát triển thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 71)