Chi phí trồng Quế cho 01ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 59)

TT Chỉ tiêu

Quế

Tự có Mua, thuê

Tổng

1 Chi phí năm 1 ( Trồng mới) 15.200 139.100 154.300

Cây giống 0 8.850 8.850

Phân bón 0 5000 5000

Phát thực bì 1200 4000 5.200

Trồng dặm 1000 0 1000

Lãi tiền vay 0 88.650 88.650

Cuốc hố 6000 12000 18000

Công trồng 2000 4200 6.200

Chi phí khác 5000 16.400 21.400

2 Chi phí năm 2 đến năm thứ 3 12000 116.420 128.420

Công chăm sóc 12.000 39.000 51000

Phân bón 0 0 0

Lãi tiền vay 0 66.420 66.420

Chi phí khác 0 11.000 11.000

3 Chi phí khai thác 0 44.000 44.000

Khai thác gỗ 0 32.000 32.000

Vận chuyển cành, lá, phơi, sấy 0 20.000 20.000

b. Doanh thu (GO):

Đến giai đoạn thu hoạch thì toàn bộ sô lượng cây quế là 1200 cây/ha trên địa bàn huyện Định Hóa cho giá trị thu nhập các sản phẩm từ cây quế như sau:

- Vỏ quế khô tổng sản lượng là 25.000 kg x giá trung bình là 25.000 đ/kg = 625 triệu đồng/ha/15 năm;

- Cành, lá đạt tổng sản lượng là 83.000 kg x giá trung bình là 1.500 đ/kg =124 triệu đồng/ha/15 năm;

- Gỗ khai thác: 100 m3/ha x 1,8 triệu đồng/m3 = 180 triệu đồng/15 năm. Doanh thu từ cây quế sau 15 năm sản xuất trên 1 ha là:

GO= 625 + 124 + 180 = 929 triệu đồng.

Tổng thu nhập cho 1 ha sản xuất quế trong 1 chu kỳ sản xuất là: 929 triệu đồng.

c. Lợi nhuận (GM)

Vậy sau 1 chu kỳ sản xuất 15 năm với diện tích 1 ha đất rừng thì hộ trồng quế có lợi nhuận là:

GM=GO-TC

GM= 929 triệu đồng - 326,5975 triệu đồng = 602,4025 triệu đồng. Như vậy để sản xuất cây quế trên 1 ha cần đầu tư vốn là 326.597.500 đồng sau 15 năm sẽ tạo ra doanh thu là 929.000.000 đồng, có lợi nhuận là 602.402.500 đồng. Trung bình 1 năm hộ gia đình sản xuất quế sẽ lãi trên 40 triệu đồng.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất

3.3.1. Yếu tố về khí hậu, thời tiết

Cũng như các loại cây trồng khác cây quế và cây keo lai cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi khí hậu thời tiết.

Đối với cây Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có:

Lượng mưa cao từ 2000- 4000 mm/năm; lượng mưa thích hợp nhất 2000- 3000mm/năm. Lượng mưa hàng năm ở các địa phương trồng quế ở nước ta thường vào khoảng 1.600-2.500mm.

Quế ưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của quế là 20- 25 0 C.

Tuy nhiên quế vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh tới 10 C hoặc 00 C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37-38 0 C

Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 20 – 290C

Độ ẩm không khí trên 85%;” (Nguồn: Giáo trình Mô đun trồng cây quế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2012)

Yếu tố thời tiết, khí hậu ở huyện Định Hóa cơ bản phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây quế, và cây Keo lai.

Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và một số hình thái thời tiết bất thường những năm đầu mới triển khai trồng quế trên địa bàn huyện còn sảy ra tình trạng cây quế chết nhiều do gặp thời tiết không thuận lợi dẫn đến cần trồng dặm nhiều diện tích quế.

Số diện tích bị trồng dặm còn nhiều năm 2016 là 93,09 ha; năm 2017 là 60,105 ha.

3.3.2. Yếu tố về lao động

Lao động trong sản xuất cây quế chủ yếu tập trung vào 3 năm đầu thời kỳ sản xuất. Các năm tiếp theo cây quế đã khép tán và sinh trưởng ổn định nên không cần nhiều công lao động để chăm sóc cây quế, keo lai.

Lực lượng lao động mang là yếu tố quan trọng trong việc trồng và chăm sóc cây quế. Nhưng lao động trong ngành nông nghiệp nói chung và lao động trong ngành lâm nghiệp nói riêng không được đào tạo nhiều. Đa số lao động đều thực hiện theo kinh nghiệm vì vậy trong những năm đầu người lao động còn áp dụng kỹ thuật trồng keo trong trồng và chăm sóc cây quế nên hiệu quả chưa cao.

Mặt khác, số lượng lao động trong ngành nông lâm nghiệp đang giảm dần do sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ.

3.3.3. Yếu tố về vốn

Do vốn đầu tư sản xuất cây quế cao nên để đẩy nhanh việc tăng diện tích trồng quế còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn trồng rừng phần lớn do Nhà nước hỗ trợ và vốn vay của các hộ gia đình.

Vốn trồng quế được xác định trên cơ sở các thành phần cây giống và phân bón là chủ yếu vì công lao động đối với các hộ trồng quế cơ bản là lao động trong gia đình.

Hiện nay, theo các chương trình hỗ trợ của huyện thì cơ bản cây giống được nhà nước hỗ trợ cho người dân trồng quế với diện tích hỗ trợ là trung bình 500 ha/năm. Tuy nhiên đối với các hộ nghèo cơ bản chỉ sử dụng vốn hỗ trợ để đầu tư sản xuất quế. Các hộ khá và trung bình thì ngoài nguồn vốn hỗ trợ đã đầu tư thêm để chăm sóc cây quế đem lại năng suất và sản lượng cao hơn.

3.3.4. Yếu tố về giống

Giống là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất, sản lượng của rừng trồng.

Giống quế được trồng ở địa bàn huyện Định Hóa chủ yếu là giống quế được trồng tại Yên Bái tên khoa học là Cinamomum Cassia.BL và giống quế tại địa phương tự ươm trồng. Đối với lượng cấy giống được nhập từ nơi khác về do nhiều yếu tố như quá trình vận chuyển, thích ứng với khí hậu thời tiết.... nên quá trình trồng còn gặp nhiều khó khăn. Về thời vụ trồng quế do không chủ động được cây giống nên một số xã đã bị muộn thời vụ trồng quế phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương dẫn đến tỷ lệ cây chết cao.

Do chưa chủ động được toàn bộ nguồn giống và chất lượng cây giống, một phần cây giống giống phải nhập từ nơi khác về, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian cung cấp cây giống, đồng thời đơn vị quản lý khó kiểm soát được chất lượng cây giống trước khi chuyển đến cho người dân.

3.3.5. Yếu tố về kỹ thuật trồng, chăm sóc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quế, keo lai ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng của rừng trồng.

Vì cây quế mới được đưa vào trồng đại trà trên địa bàn huyện Định Hóa nên nhiều lao động vẫn áp dụng kỹ thuật trồng keo vào sản xuất quế dẫn đến tỷ lệ chết của cây quế cao. Đối với cây quế về kỹ thuật trồng có nhiều điểm khác so với cây keo như việc xử lý thực bì là phát thực bì theo hố còn cây keo là phát thực bì toàn bộ rồi đốt; Phương pháp trồng cây quế là đào hố không cần quá rộng (30x30x30 cm) còn cây keo cần rộng hơn (40x40x40 cm). Sau nhiều kinh nghiệm và được sự hỗ trợ của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp của huyện đến năm 2018 tỷ lệ chết của cấy quế giảm còn trên dưới 10% tùy theo địa bàn.

Năm 2016 và năm 2017 việc trồng rừng quế chủ yếu thực hiện vào vụ xuân- hè, thời điểm này thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài trong khi cơ bản diện tích rừng trồng quế không có cây che bóng nên tỷ lệ cây chết sau trồng cao.

3.3.6. Yếu tố về thị trường

Thị trường tiêu thu quế, keo lai trên địa bàn huyện tương đối ổn định, giá quế tươi thu mua tại vườn có giá ổn định, đảm bảo thu nhập cho người trồng quế.

Hiện nay thị trường tiêu thu cây quế vẫn chủ yếu qua việc thu mua của các thương lái và giao về cho các công ty trên địa bàn huyện sơ chế rồi chuyển nguyên liệu đã phơi khô đến các nhà máy để chế biến.

Giá thu mua quế cơ bản ổn định 10.000 đồng/kg vỏ quế tươi; 1.200 đồng/kg cành, lá tươi tại vườn quế.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa vẫn đang chủ yếu dựa và các thương lái có 2 doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường tiêu thụ. Nhưng với việc đáp ứng bao tiêu các sản phẩm từ cây quế trên địa bàn huyện của doanh nghiệp nên người dân yên tâm phát triển sản xuất cây quế.

Thương hiệu cây quế huyện Định Hóa chưa được phát triển, chưa có nhiều khách hàng biết đến các sản phẩm từ cây quế của huyện Định Hóa. Đây là một hạn chế dẫn đến giá cây quế, keo lai trên địa bàn huyện còn thấp so với giá của các địa phương khác. Tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi giá thu mua vỏ quế tươi đạt mức 16.000-17.000 đồng/kg.

3.3.7. Yếu tố về chính sách

Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện luôn xác định đây là chương trình quan trọng, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất.

Hàng năm Hội đồng nhân dân huyện đều ban hành Nghị quyết về thực hiện Phương án trồng cây Quế, keo lai trên địa bàn huyện.

Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU về đẩy mạnh thực hiện trồng cây Quế và chiết xuất các sản phẩm từ cây quế giai đoạn 2018- 2020, tầm nhìn 2030; Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đối với chương trình trồng Quế; Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Kế hoạch số 136/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện, trong đó đã xác định mục tiêu cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện, đồng thời cũng đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình trồng cây Quế của huyện. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện có chỉ đạo giao chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng cho các xã, thị trấn đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quanliên quan, UBND các xã triển khai thực hiện. (Nguồn: Ban quản lý rừng ATK Định Hóa, 2018).

Với các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, Chính quyền huyện Định Hóa đã khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển trồng cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa.Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng sang

trồng quế. Diện tích trồng quế của các hộ gia đình tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.

Đặc biệt, với chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ; Chính sách phát triển rừng sản xuất theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ các doanh nghiệp đã tìm hiểu điều kiện tự nhiên, khí hậu và thực hiện đầu tư các dự án trồng quế trên địa bàn huyện Định Hóa.

Tại Quyết định số 3631/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Dự án Ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng Quế thuộc Đề án “Cánh rừng mẫu lớn” xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2020 trong đó chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần đầu tư phát triển rừng Việt Bắc.

Tại Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã quyết định cho chủ đầu tư là Hợp tác xã Lâm nghiệp Hợp Lực được trồng rừng gỗ lớn năng suất, chất lượng cao kết hợp trồng cây quế, cây dược liệu tại huyện Định Hóa.

Tại Quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã quyết định cho chủ đầu tư Công ty TNHH Vũ Hoa được xây dựng mô hình trồng cây quế để chiết xuất tinh dầu tại huyện Định Hóa.

Như vậy với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hiện nay việc sản xuất cây quế đang được phát triển cả về mặt diện tích trồng quế và chất lượng các sản phẩm từ cây quế. Đã thu hút được các hộ gia đình và các tổ chức thực hiện phát triển sản xuất cây quế.

Các chính sách phát triển cây quế trên địa bàn huyện được thực hiện đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất cây quế, keo lai qua đó đã

tạo được hiệu ứng tích cực trong sản xuất lâm nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây quế và cây keo lai.

3.4. Những khó khăn mà hộ gặp phải trong hoạt động kinh doanh rừng trồng

Hoạt động kinh doanh rừng trồng của hộ gia đình thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố, và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ. Qua tìm hiểu, thu thập ý kiến của người trồng rừng, hoạt động kinh doanh rừng trồng của hộ gia đình hiện nay đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

+ Công tác giống có vai trò rất quan trọng trong trồng rừng, nó quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng kinh tế. Vì thế để phát triển bền vững rừng trồng kinh tế, trước hết phải chú trọng làm tốt công tác giống. Tuy nhiên, một số hộ ở Định Hóa đặc biệt là những hộ ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người phương tiện đi lại không có nên mua nguồn giống từ những người lái buôn, nguồn gốc không rõ ràng.

+ Trong hoạt động trồng rừng, kiến thức về kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và năng suất của cây rừng. đặc biệt là đối với hộ dân tộc ít người, họ ít quan tâm đến kỷ thuật trồng rừng: đào hố để trồng rừng nhỏ nên rễ lâu phát triển, trồng cây không theo hàng lối, có chổ dày chổ thưa dẫn đến tình trạng cây không phát triển đều, những nơi trồng dày thì cây chen lấn nhau để phát triển. Điều này đã gây ảnh hưởng đến sức tăng trưởng, phát triển của cây rừng, và ảnh hưởng tới sản lượng cho khai thác.

+ Đa số người dân đều muốn mở rộng quy mô trồng rừng sản xuất nhưng họ khó khăn về đất đai (quỹ đất chính quyền cấp cho họ còn ít).

+ Điều kiện vận chuyển ở Định Hóa khó khăn, đường dốc quanh co, nhỏ. Trong hoạt động trồng rừng, đường sá ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, nếu cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống, phân bón và khai thác sản phẩm thì chi phí vận chuyển thấp, hiệu quả tài chính cao.

Thông qua những khó khăn mà các hộ trồng rừng đã và đang gặp phải cũng là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng. Đồng thời, góp phần giảm bớt gánh nặng khi người dân tham gia trồng rừng. Giải quyết được những khó khăn này sẽ góp phần không nhỏ thu hút người dân tham gia trồng rừng. Và hiệu quả kinh doanh của hộ sẽ được nâng cao.

3.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của rừng trông cây Keo lai, cây Quế trên địa bàn huyện Định Hóa Keo lai, cây Quế trên địa bàn huyện Định Hóa

Việc đánh giá, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với rừng trồng cây Keo lai, cây Quế có vai trò rất quan trọng trong việc đề xuất những giải pháp có tính khoa học và khả thi đối với phát triển kinh tế rừng trong thời gian sắp tới. Đề tài đã sử dụng mô hình SWOT để áp dụng trong phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển đối với phát triển kinh tế rừng của huyện Định Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)