xuyên biên giới đổi với tổ chức BHTG.
Quá trình HNKTQT mang lại cho quốc gia ngày càng nhiều tổ chức tài chính hoạt động xuyên quốc gia do giảm rào cản về thương mại và đầu tư, tuy nhiên dẫn đến diễn biến kinh tế trở nên phức tạp hơn, cụ thể, với sự xuất hiện của ngân hàng nước ngoài tại thị trường trong nước, thì sự khác biệt giữa những quy định và thực thi luật, sự chồng chéo về mặt pháp lý, quy định và giám sát giữa nước chính quốc và quốc gia được đầu tư và những quy định thúc đẩy mang tính ưu tiến đối với phúc lợi của dất nước đầu tư; chi phí của nước nhận đầu tư. Thực tiễn quá trình phát triển hệ thống BHTG trên thế giới nhận thấy vấn để quản lý tốt nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới nhằm ngăn ngừa khủng hoảng và tạo niềm tin cho người gửi tiền, cần thực hiện những vấn đề sau :
* Thực hiện tốt chức năng về vai trò tổ chức BHTG đối với hoạt động ngân hàng xuyên biên giới :
- Các quốc gia thành lập hoặc cải cách hệ thống pháp lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế : Việc không tương đồng về các quy định pháp lý về BHTG giữa các quốc gia (cụ thể là công cụ đồng bảo hiểm, phạm vi chi trả, năng lực chi trả và vốn) tạo ra các hiệu ứng làm trầm trọng hơn khủng hoảng hệ thống trong khu vực cũng như trên thế giới khi tổ chức BHTG riêng lẻ thông qua các biện pháp ngăn ngừa khủng hoảng và đưa ra cơ chế bảo hiểm toàn bộ cho riêng quốc gia mình. Do đó, khuyến nghị của tổ chức IADI là các nước nên xây dựng hệ thống BHTG gần với bộ 18 nguyên tắc cơ bản về BHTG của IADI.
- Nâng cao Nhận thức của công chúng đối với hoạt động của ngân hàng nước ngoài : Khi công chúng chưa nhận thức đúng đắn về phạm vi chi trả bảo hiểm hoặc hạn mức bảo hiểm đối với các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng nước ngoài là một trong những nhân tố dẫn tới khủng hoảng. Vì vậy, khi có ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính, cần tuyên truyền để công chúng biết về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đó, ngân hàng đó có tham gia hệ thống BHTG hay không ?Nâng cao sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa cơ quan giám sát các quốc gia , trong đó có tổ chức BHTG.
* Ngăn ngừa khủng hoảng hệ thống từ hoạt động ngân hàng xuyên biên giới Thực tế hoạt động ngân hàng xuyên biên giới cho thấy những vấn đề sau khi một tổ chức ngân hàng xuyên biên giới lâm vào tình trạng khó khăn :
- Việc không chắc chắn về kế hoạch chi trả BHTG khi các tổ chức tài chính đa quốc gia xảy ra đổ vỡ
- Do khác nhau về tổng thu nhập quốc dân (GDP) nên mức phí bảo hiểm và hạn mức chi trả bảo hiểm giữa các nước khác nhau, điều này ảnh hưởng tới sự lựa chọn địa điểm gửi tiền. Người gửi tiền có xu hướng lựa chọn đất nước có mức chi trả bảo hiểm cao hơn, Thực tế này đặt ra yêu cầu hợp tác về vấn đề chi trả bảo hiểm giữa các quốc gia để có sự cạnh tranh công bằng
Nhằm khắc phục các vấn đề trên, Không chỉ dựa vào nỗ lực của một tổ chức BHTG của một nước riêng lẻ, mà nó là sự phối hợp đồng bộ và tổng thể giữa các cơ quan giám sát tài chính trong nước và giữa hệ thống tài chính các nước trong khu vực và trên thế giới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TỪ 2007 TỚI NAY