Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế - Thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 83 - 86)

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Nhà nước bảo lãnh gián tiếp các tổ chức tài chính – tín dụng nhà nước và can thiệp vào các tổ chức cổ phần; chưa phân định minh bạch công cụ quản lý

nhà nước và công cụ tài chính; chưa xác định mô hình chuẩn về tổ chức, quản lý, đánh giá hệ thống dịch vụ tài chính quốc gia; nền tảng pháp lý là Luật Bảo hiểm Tiền gửi mới ra đời, đang trong quá trình hoàn thiện và thực thi để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ, ngành khác chưa cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện; chưa xác định rõ cơ chế, phương thức phối hợp với BHTGVN trong việc quản lý, giám sát rủi ro, cảnh báo sớm và xử lý các vấn đề liên quan tới tổ chức nhận tiền gửi và người gửi tiển.

Các tổ chức nhận tiền gửi chưa thực sự nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động bảo hiểm tiền gửi trong việc duy trì sự ổn định và phát triển dài hạn của mỗi tổ chức cũng như đối với toàn bộ hệ thống dịch vụ tài chính tiền tệ - quốc gia mà mới chỉ quan tâm tới các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận ngắn hạn.

Người gửi tiền (đa số) chưa hiểu biết nhiều về hoạt động bảo hiểm tiền gửi và chức năng, nhiệm vụ và vai trò của BHTGVN, trách nhiệm của các tổ chức nhận tiền gửi, quyền và lợi ích của người gửi tiền do đó chưa tạo ra sức ép buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia và tuân thủ các quy định về bảo hiểm tiền gửi.

Các tổ chức khác như chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan pháp luật, các đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ BHTGVN triển khai và thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, xử lý các vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ của tổ chức nhận tiền gửi, người gửi tiền.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Chưa xác định rõ vị trí, vai trò của BHTGVN trong hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia và chưa khẳng định hết thị phần hoạt động;

để thực hiện nhiệm vụ có định hướng, chưa có những đề xuất cụ thể và đầy đủ cơ sở để sửa đổi cơ chế tài chính cho phù hợp.

- Cơ chế quản lý chưa tách bạch rõ giữa quản trị với điều hành và chưa được sửa đổi kịp thời, gây ra sự chồng chéo, hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Nguồn nhân lực còn hạn chế về cả chất lượng và cơ cấu đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các hoạt động nghiệp vụ trong giai đoạn mới.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã từng bước được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, các ứng dụng công nghệ phát triển theo hướng đơn lẻ, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết với các hoạt động nghiệp vụ.

- Chưa thực hiện được cơ chế đánh giá, xếp loại chính xác chất lượng khách hàng; hệ thống thông tin khách hàng còn yếu và phân tán;

- Sản phẩm dịch vụ đơn lẻ, chất lượng chưa cao và thiếu tính liên kết; Quy trình kiểm soát các sản phẩm dịch vụ chưa hợp lý.

- Dự án FSMIMS là nhân tố quan trọng góp phần đưa BHTGVN trở thành tổ chức BHTG tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên tiến độ dự án còn chậm do xuất phát từ đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm triển khai dự án. Quy trình phê duyệt hồ sơ pháp lý của dự án trải qua nhiều cấp có thẩm quyền, dẫn tới thời gian chờ đợi lâu. Hiện tại, luật BHTG vừa ra đời, dẫn tới thay đổi các tài liệu pháp lý liên quan, công tác dự án cũng cần cập nhật cơ sở pháp lý mới để triển khai dự án phù hợp.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế - Thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 83 - 86)