2.1.1 Sự ra đời và phát triển Hệ thống Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam
Sự hình thành BHTG Việt Nam (BHTGVN) liên quan trực tiếp đến bối cảnh trong nước và quốc tế.
- Bối cảnh trong nƣớc
Vào khoảng những năm 1988 đến 1990 hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Đặc biệt, niềm tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lấy lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh như vậy là yêu cầu quan trọng đặt ra để tránh tình trạng người dân có tích lũy không gửi tại ngân hàng mà mua vàng cất trữ tại nhà bởi hành động này ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế. Vì vậy, rút kinh nghiệm về sự kiện đó, khi triển khai mô hình Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) theo quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ, quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn đã được ban hành kèm theo Quyết định số 101/TCQĐ-BH ngày 01/02/1994 của Bộ Tài chính. Theo quyết định này, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ BHTG, đây là khởi đầu chính sách BHTG nước ta.
Tuy nhiên, hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện bộc lộ những hạn chế về nhiều mặt như số lượng QTDND tham gia bảo hiểm ít chỉ có khoảng 162 quỹ (1995), tiền gửi tại các QTDND này chỉ chiếm 33,22% tổng số dư
tiền gửi trong cả nước tại thời điểm đó. Đến năm 1997 có 370 QTDND tham gia BHTG với số tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm là 322 tỷ VNĐ. Đối tượng tham gia BHTG thời điểm này chỉ hạn chế ở QTDND, còn các tổ chức có huy động tiền gửi khác không tham gia.
Hoạt động BHTG do Bảo Việt tiến hành với chức năng hạn chế (chỉ thực hiện việc chi trả tiền gửi khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ), việc tham gia BHTG là tự nguyện… tỏ ra thiếu tính chuyên nghiệp và không theo thông lệ quốc tế, không đảm bảo các điều kiện hoạt động thành công của tổ chức BHTG. Trong khi đó, do thực hiện chính sách kinh tế mở, và nên kinh tế phát triển theo định hướng thị trường, hệ thống tài chính ngân hàng của nước ta phát triển mạnh mẽ và thực hiện đổi mới về nhiều mặt. Chính điều đó cũng làm gia tăng rủi ro và yêu cầu kiểm soát rủi ro cũng như bảo vệ người gửi tiền là rất quan trọng.
Bối cảnh quốc tế:
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng tác động đến hoạt động ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình xử lý khủng hoảng tài chính ngân hàng thì BHTG là công cụ tài chính được một số Chính phủ ở Châu Á sử dụng hữu hiệu trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng như lấy lại niềm tin của công chúng. Đồng thời, nhiều quốc gia nhìn nhận rằng nếu có tổ chức BHTG thì có thể tránh cho quốc gia của họ được những cuộc khủng hoảng tài chính. Hơn thế nữa, cũng trong thời kỳ này xu hướng phát triển hệ thống BHTG trên thế giới trở nên mạnh mẽ và xu hướng đó cũng tác động đến Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, thị trường tài chính của nước ta có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro và thách thức. Để hạn chế những rủi ro đó và bảo vệ người tiêu dùng nói chung và người gửi tiền nói riêng thì sự ra đời của hệ thống BHTG là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu khách quan của thị trường tài chính cũng như toàn bộ nên kinh tế. Vì vậy trong khoản 1 Điều 17, Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 đã quy định: “Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc bảo hiểm tiền gửi”. Đó là cơ sở quan trọng để tổ chức BHTG ra đời và điều đó khẳng định BHTGVN ra đời là sản phẩm của nền kinh tế thị trường.
Đứng trước hiện thực đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 thành lập tổ chức BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao niềm tin của công chúng và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng. BHTGVN chính thức đi vào hoạt động ngày 07/07/2000.
Nhằm củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTGVN và tiến tới tuân thủ thông lệ quốc tê, Luật BHTG đã được soạn thảo và được quốc hội thông qua vào 18/06/2012 có hiệu lực thi hành vào tháng 01/2013.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của Tổ chức BHTGVN a- Cơ cấu tổ chức a- Cơ cấu tổ chức
BHTGVN được quản trị và điều hành bởi Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của BHTGVN).
- Hội đồng quản trị BHTGVN do Chính phủ bổ nhiệm, bao gồm 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên chuyên trách là Chủ tịch, một ủy viên kiêm Tổng giám đốc, một ủy viên kiêm Trưởng Ban Kiểm soát; hai ủy viên kiêm nhiệm là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thứ Trưởng Bộ Tài Chính. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng năm của BHTGVN.
- Ban kiểm soát có 3 thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm được thành lập để giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của BHTGVN trong điều hành hoạt động, chấp hành pháp luật và Điều lệ của BHTGVN.
- Tổng giám đốc BHTGVN do Chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHTGVN, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động của BHTGVN
- Văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của BHTGVN có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
b- Mạng lưới hoạt động
BHTGVN có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội và 6 chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước: Chi nhánh khu vực Hà Nội trụ sở tại thành phố Hà Nội, Chi nhánh khu vực thành phố Hồ Chí Minh trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ trụ sở tại thành phố Hải Phòng, Chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ trụ sở tại thành phố Vinh - Nghệ An, Chi nhánh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trụ sở tại thành phố Cần thơ, Chi nhánh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên trụ sở tại thành phố Nha Trang - Khánh Hòa.
Từ năm 2006, BHTGVN đã có sự phân công, ủy quyền quản lý khách hàng, quản lý địa bàn trong hệ thống BHTGVN, giữa Trụ sở chính và các Chi nhánh BHTG khu vực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung theo định hướng phát triển của mình
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHTGVN
Nguồn: http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=72
2.1.3 Năng lực tài chính và cơ chế hoạt động của BHTGVN a- Năng lực tài chính a- Năng lực tài chính
Vốn hoạt động của BHTG Việt Nam được quy định trong Quyết định số 19/2008/QĐ-TTg bao gồm các loại vốn sau:
1. Vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, do Ngân sách Nhà nước cấp; 2. Nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi (Quỹ dự phòng nghiệp vụ).
3. Vốn vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
5. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản.
6. Các loại quỹ: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
7. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu có).
8. Vốn khác.
b- Cơ chế hoạt động của BHTGVN căn cứ vào điều khoản tại Nghị định
89/1999/NĐ-CP và sau đó là nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 89 về BHTG quy định như sau:
Cơ chế thành viên: Bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng hoặc không phải
là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng phải theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi đều phải tham gia BHTG
Đối tượng được BHTG: Là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi.
Tiền gửi được bảo hiểm: Tiền gửi bằng VNĐ của các nhân tại tổ chức
tham gia BHTG
Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm: Bao gồm cả gốc lẫn lãi tối đa là
50 triệu VNĐ
Phí bảo hiểm tiền gửi do tổ chức tham gia BHTG nộp được quy định
0.15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân.