2.2 Một số hoạt động chủ yếu của hệ thống bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
2.2.3 Công tác kiểm tra tại chỗ
Không như công tác giám sát định kỳ đối với tổ chức tài chính tham gia BHTG, Công tác kiểm tra tại chỗ đột xuất các tổ chức tài chính khi có những cảnh báo, nghi ngờ vi phạm hoạt động an toàn ngân hàng thông qua các số liệu đột biến, những rủi ro bất thường được cung cấp từ Phòng giám sát. Nguyên tắc là chỉ kiểm tra những nội dung mà giám sát từ xa không thực hiện được. Công tác kiểm tra tại chỗ đã giúp cho các tổ chức tham gia BHTG nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về BHTG; nhìn nhận những sai sót và nguyên nhân tồn tại; khắc phục những điểm còn yếu kém bất cập trong công tác quản lý, điều hành hoạt động. Vì vậy, ngay từ ban đầu Ban lãnh đạo BHTGVN đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra toàn hệ thống, hoạt động kiểm tra được xây dựng thành chương trình kế hoạch hàng năm do Hội đồng quản trị (và hiện nay là Tổng giám đốc) phê duyệt.
Các văn bản pháp lý liên quan đã được khẩn trương nghiên cứu và ban hành tương đối đồng bộ, như Quyết định số 64 của HĐQT về kiểm tra tại tổ chức tham gia BHTG, các văn bản hướng dẫn kiểm tra phù hợp với đặc thù của từng nhóm đối tượng như NHTM và TCTD phi ngân hàng (công văn hướng dẫn số 127), Quỹ tín dụng cơ sở (số 255 và văn bản sửa đổi số 234), các Quy chế kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG và Quy chế hoạt động của Đoàn kiểm tra…
Nội dung kiểm tra tại chỗ được thực hiện theo các chức năng nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG, bao gồm: quy định về công khai, minh bạch các chính sách về BHTG; quy định về cung cấp cho BHTGVN những thông tin về tổ chức nhận tiền gửi; quy định về tính và nộp phí BHTG;
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng: thực hiện căn cứ vào các chỉ tiêu an toàn mà NHNN Việt Nam đề ra (hiện nay BHTGVN mới chỉ thực hiện đối với tổ chức nhận tiền gửi là QTDND, chưa thực hiện đối với tổ chức nhận tiền gửi là ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng);
+ Kiểm tra khả năng khắc phục các khó khăn tạm thời của các tổ chức tham gia bảo hiểm.
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển BHTGVN và những thay đổi về cơ chế chính sách của hệ thống ngân hàng, Ban điều hành BHTGVN đã chỉ đạo rà soát các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra tại chỗ; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng hệ thống kiểm tra an toàn các tổ chức nhận tiền gửi, nhằm triển khai đồng bộ với hệ thống giám sát từ xa, thông tin khách hàng trong thời gian tới, tạo lập hệ thống kiểm soát rủi ro đồng bộ của BHTGVN trong những năm tiếp theo. Trong bối cảnh các NHTM đồng loạt triển khai hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ và thị trường khách hàng, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, thì giữa các ngân hàng thường có sự khác biệt rất lớn về phương pháp phân loại quản lý khách hàng, hệ thống tài khoản kế toán nội bộ, hệ thống, phương thức quản lý dữ liệu, phần mềm ứng dụng… đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định phương pháp kiểm tra riêng biệt đối với từng ngân hàng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra đã được thực hiện chặt chẽ hơn, trên cơ sở thực trạng tình hình hoạt động của từng đơn vị được kiểm tra, và chính
điều này cũng đã giúp các đoàn kiểm tra xác định đúng trọng tâm, trọng điểm cần kiểm tra đối với từng đối tượng, tập trung vào những nội dung, những lĩnh vực hoạt động có khả năng rủi ro cao; tránh trường hợp kiểm tra với nội dung dàn trải, chung chung, trùng lắp với những nội dung mà giám sát từ xa đã thực hiện được làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra.
Hệ thống mẫu biểu kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra được quy định đầy đủ, cụ thể được chuẩn hóa phù hợp với nội dung, yêu cầu kiểm tra, sự thống nhất trong mẫu biểu kiểm tra cũng như báo cáo kết quả kiểm tra của toàn hệ thống, đã giúp cho việc tổng hợp và báo cáo của đoàn kiểm tra, chi nhánh BHTG khu vực được thuận lợi. Đồng thời đó cũng là cơ sở để các phòng liên quan tại Trụ sở chính cập nhật, tổng hợp thông tin, số liệu về kết quả kiểm tra đầy đủ, kịp thời, từ đó đã tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo Chi nhánh khu vực có sự theo dõi, xử lý kịp thời đối với những TCTD yếu kém được phát hiện qua kiểm tra.
Trước khi tiến hành kiểm tra, BHTGVN đều có văn bản gửi Chi nhánh NHNN trên địa bàn để phối hợp thực hiện và Chi nhánh đã tạo điều kiện giúp BHTGVN tiếp cận với tổ chức tham gia BHTG được thuận lợi.
32 2 2 42 30 132 185 0 252 267 0 50 100 150 200 250 300 2007 2008 2009 2010 2011 NHTM QTDNN
Biểu đồ: 2.3: Số lƣợng các tổ chức tài chính thực hiện kiểm tra qua các năm
Từ năm 2007 đến 2011, công tác kiểm tra các tổ chức tín dụng và NHTM đã tăng lên qua các năm, chỉ có năm 2009, công tác kiểm tra thực hiện chủ yếu ở 2 ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương. Năm 2010, công tác kiểm tra tại chỗ được tăng cường với hơn 42 ngân hàng thương mại, đây là con số NHTM bị kiểm tra lớn nhất từ 2007 đến nay, phản ánh tình trạng an toàn hoạt động trong ngành ngân hàng bị giảm sút. Tới năm 2011, con số này chỉ giảm chút ít, chỉ khoảng 30 NHTM. Số lượng các QTDNN bị kiểm tra luôn luôn cao hơn số lượng các NHTM rất nhiều lần, nguyên nhân là những QTDNN nhỏ, dễ thành lập và dễ gặp rủi ro và đổ vỡ trong hoạt động. Năm 2011 là năm mà số lượng các TCTDNN bị kiểm tra nhiều nhất do sự vi phạm về hoạt động an toàn ngân hàng gia tăng.
Để nâng cao chất lượng kiểm tra, BHTGVN đã triển khai một số giải pháp dưới đây:
- Sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc xây dựng kế hoạch kiểm tra để đảm bảo cho công tác kiểm tra được tiến hành trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nội dung, những lĩnh vực hoạt động có khả năng rủi ro cao, tránh trường hợp kiểm tra với nội dung dàn trải, trùng lắp với những nội dung mà hoạt động giám sát từ xa đã thực hiện;
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn kiểm tra an toàn đối với tổ chức tham gia BHTG;
- Tăng cường công tác đào tạo đối với cán bộ làm công tác kiểm tra; - Phối kết hợp chặt chẽ với NHNN trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG và tình hình khắc phục, chấn chỉnh các sai phạm sau kiểm tra
Trong những năm tiếp theo BHTGVN tiếp tu ̣c nghiên cứu xây dựng tài liệu kiểm tra an toàn, duy trì việc trao đổi, thảo luận các tài liệu cập nhật về
chính sách pháp luật có liên quan đến hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng và BHTG. Trong công tác kiểm tra các NHTM, dữ liệu được phân tích đầy đủ, chính xác; kết quả kiểm tra được tổng hợp, đối chiếu nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch.