2.2 Một số hoạt động chủ yếu của hệ thống bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
2.2.2 Công tác giám sát từ xa
Công tác giám sát từ xa các tổ chức tham gia BHTG chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5/2002 do 02 phòng chức năng thực hiện là Phòng Giám sát I và Phòng Giám sát II, trong đó Phòng Giám sát I thực hiện giám sát các ngân hàng thương mại và Phòng Giám sát II thực hiện giám sát khối quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
76 78 78 88 92 1002 1002 1002 1072 1093 0 200 400 600 800 1000 1200 2007 2008 2009 2010 2011 NHTM TCTD
Biểu đồ 2.2. Sự tham gia của các tổ chức tín dụng vào hệ thống BHTG qua các năm
Theo đó, hai phòng giám sát sẽ thực hiện các nhiệm vụ: kiểm soát hồ sơ pháp lý tham gia BHTG; giám sát thực trạng hoạt động của tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở thông tin, báo cáo do tổ chức đó cung cấp, các nguồn thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyển; đánh giá theo định kỳ hàng quý với tất cả các tổ chức tham gia BHTGgiám sát việc chấp hành các quy định về BHTG cũng như việc tuân thủ quy định về dảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; cảnh báo, kiến nghị các rủi ro và những sai pham, yếu kém cần khắc phục đối với tổ chức tham gia BHTG nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Quy chế giám sát từ xa được triển khai theo quyết định số 217 của Chủ tịch hội đồng quản trị BHTGVN ngày 19/8/2003 và thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 341 ngày 25/6/2004 của Tổng giám đốc BHTGVN. Theo các văn bản nghiệp vụ này, hoạt động giám sát được triển khai có hệ thống và phối hợp chặt chẽ giữa các chi nhánh BHTG khu vực. Các chỉ tiêu giám sát của BHTGVN được xây dựng trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung của NHNN về hoạt động của tổ chức tín dụng. Trên cơ sở nguồn thông tin báo cáo khai thác từ Cục Công nghệ tin học ngân hàng và các báo cáo của tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN áp dụng kỹ thuật tổng hợp, phân tích và đánh giá sự tuân thủ pháp luật cũng như những thay đổi trong điều kiện hoạt động của tổ chức tham gia BHTG.
Cùng với sự thay đổi các chính sách, quy chế của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống tài chính, BHTGVN đã ban hành các quy trình như Quy trình số 300 –A, Quy trình số 610 trong năm 2006 để thay đổi cách thức giám sát, hệ thống chỉ tiêu giám sát và sự phối hợp giám sát giữa trụ sở chính và chi nhánh BHTG khu vực được tốt hơn. BHTGVN đã xây dựng các văn bản quy định về cung cấp thông tin đối với từng loại hình tổ chức tham gia BHTG (Quyết định số 190, 191, 192). Những thay đổi này đã góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa của BHTGVN.
Năm 2007, hệ thống giám sát từ xa được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu giám sát theo tiêu chuẩn mô hình CAMELS kết hợp với thực tế Việt Nam. Đây là bước đổi mới tiến dần tới các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Việc đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng được thực hiện theo nhóm ngân hàng tương đồng, theo loại hình ngân hàng và từng ngân hàng cụ thế. Hệ thống này còn được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá theo các tiêu chí giám sát an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế: (i) khả năng về vốn, (ii) chất lượng tài sản có, (iii) khả năng sinh lời, (iv) khả năng thanh khoản và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng. Đến năm 2008, bên cạnh hoạt động nghiệp vụ định kỳ, chất lượng báo cáo giám sát đã được cải tiến bằng phương pháp khai thác thêm thông tin khách hàng và áp dụng phương pháp mới về phân tích rủi ro. Cũng trong năm này, Phòng giám sát I và II đã nghiên cứu xây dựng đề án giám sát từ xa trên cơ sở tham khảo các phương pháp giám sát phù hợp. Hoàn thành quy trình chính thức giám sát từ xa đối với các NHTM, TCTC phi ngân hàng và QTDND. Cho tới năm 2010, hoạt động giám sát tại BHTG đã tính toán và công bố hệ số beta ngành của Việt Nam, làm cơ sở cho các phân tích tài chính và đặc biệt cho công tác thẩm định giá tài sản, định giá ngân hàng. Với việc tính và sử dụng hệ số này, việc thẩm định giá tài sản trong quá trình thanh lý hoặc định giá tổ chức tín dụng tại Việt Nam sẽ được thực hiện với nhiều phương pháp được công nhận trên thế giới. Bên cạnh nghiệp vụ cụ thể, về mặt thủ tục pháp lý, trong năm 2010 khi mà các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn và quy định về thông tin báo cáo thống kê của TCTD đã được sửa đổi, BHTGVN triển khai nghiên cứu, dự thảo các văn bản thay thế phù hợp với pháp luật hiện hành.
Nghiệp vụ Giám sát là một trong những nghiệp vụ chính, không thể thiếu đối với hệ thống BHTG và nó ngày càng được nâng cao. Sau khi có kết quả của việc giám sát, BHTG đã gửi cảnh báo đến tổ chức tham gia BHTG có
rủi ro cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng đồng thời giử cảnh báo này cho NHNN và các cơ quan hữu quan có liên quan để có phương án xử lý thích hợp. Trong năm 2011, BHTGVN đã nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng của những vụ sát nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng đến quyền lợi của người gửi tiền, sự an toàn của hệ thống ngan hàng3.