CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÀO TẠO NGHỀ
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo nghề và vận dụng vào Việt Nam
1.3.2. Đào tạo phải gắn với đầu ra
1.3.2.1. Quy trình đào tạo khép kín
Xét về mặt xã hội, quy trình đào tạo nghề luôn là một quy trình khép kín bởi nó xuất phát từ việc nghiên cứu nhu cầu về lao động có nghề của nền kinh tế để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo, sau đó thực hiện việc đào tạo và cuối cùng, sản phẩm của việc đào tạo là những người công nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có tay nghề để trở lại phục vụ cho nền kinh tế. Việc nghiên cứu quy trình đào tạo ở những khía cạnh khác nhau sẽ đem lại những
kết quả khác nhau. Trong giới hạn của luận văn này, tác giả nghiên cứu quy trình đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Theo tác giả, quy trình đào tạo khép kín cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một quy trình bắt đầu từ việc xác định nhu cầu đạo tạo rồi thực hiện công tác đào tạo và kết thúc là sản phẩm của quá trình đào tạo đó sẽ phục vụ nhu cầu đào tạo đã xác định ban đầu.
Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Hình 1.2: Quy trình đào tạo lao động xuất khẩu
Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động (thuộc các ngành nghề và trình độ khác nhau) là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo phụ thuộc vào nhu cầu tiếp nhận lao động (ở các nghề và các trình độ khác nhau) của đối tác nước ngoài. Với đặc điểm nêu trên, căn cứ vào hợp đồng cung ứng lao động và thư yêu cầu của đối tác nước ngoài doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải hoạch định nhu cầu đào tạo lao động để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp.
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, doanh nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo gồm các bước: kiểm tra và phân loại đầu vào, xếp lớp học theo từng trình độ và thực hiện các chương trình đào tạo cụ thể. Việc kiểm tra, phân loại đầu vào là rất cần thiết vì đây là hạt nhân cơ bản để tiến hành đào tạo. Không thể để các trình độ tay nghề khác nhau cùng một chương
Xác định nhu cầu đào tạo
Học viên đã đạt tay nghề như yêu cầu
Hướng dẫn và dạy nghề cho học viên
Xếp lớp học theo từng trình độ Kiểm tra và phân
trình và phương pháp đào tạo bởi sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong việc tiếp thu những kiến thức mới của người học và quá trình đạo tạo nghề sẽ không thể đạt chất lượng như mong muốn. Sau khi kiểm tra phân loại đầu vào, doanh nghiệp phải tiến hành xếp lớp học cho phù hợp với từng trình độ tay nghề nhằm đảm bảo đào tạo đúng đối tượng và đạt được chất lượng đào tạo tốt nhất. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện các chương trình đào tạo cụ thể, giai đoạn trọng tâm của quy trình đào tạo. Chất lượng của người lao động có được đảm bảo hay không phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn này của quy trình đào tạo.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo kế hoạch, người lao động ngoài việc được học lý thuyết cơ bản còn được thực hành các công việc của mình, được thi tay nghề để thể hiện khả năng nghề nghiệp của mình. Người lao động khi đã đạt được những yêu cầu cụ thể của từng trình độ tay nghề sẽ ra trường để đáp ứng nhu cầu đào tạo đã đặt ra trước đó, cụ thể là những người lao động đã được đào tạo nghề sẽ tiếp tục tham gia vào các công việc tiếp theo của quy trình xuất khẩu lao động, lúc này họ đã được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết, kỹ năng tay nghề mà đối tác nước ngoài đã đặt ra. Đây chính là quy trình đào tạo lao động xuất khẩu khép kín, vừa đảm bảo tay nghề của người lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động quốc tế vừa đảm bảo nâng cao chất lượng của người lao động Việt Nam.
1.3.2.2. Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo
Đối với hoạt động đào tạo nghề nói riêng và các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế nói chung, muốn đạt được kết quả tốt với chất lượng cao cần phải tổ chức và quản lý chặt chẽ các quá trình ấy.
Các doanh nghiệp hoặc trường dạy nghề, nếu tham gia vào quá trình đào tạo nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài cần chú trọng công tác tổ chức và quản lý quá trình đào tạo. Trước hết cần chuẩn bị cơ
sở vật chất cho lớp học: phòng học, nguyên vật liệu thực hành, văn phòng phẩm phục vụ cho lớp học. Tiếp theo, tổ chức giảng dạy đúng chương trình đào tạo theo quy định của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đúng tiến độ và đảm bảo chương trình. Tổ chức quản lý, theo dõi tình hình học tập của học viên và giờ lên lớp của giáo viên. Tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập đối với từng học phần đúng theo chương trình đào tạo. Cuối cùng là tổ chức hội đồng thi và cấp chứng chỉ cho những học viên đạt yêu cầu.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY