Chất lượng lao động đi làm việ cở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động (Trang 58 - 65)

2.3.2 .Số lượng lao động đi làm việ cở nước ngoài

2.3.3. Chất lượng lao động đi làm việ cở nước ngoài

Trước hết, ta tìm hiểu cơ cấu trình độ chuyên môn của người lao động trong tổng số lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài trong những năm gần đây theo Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Số lƣợng lao động đƣa đi phân theo một số ngành nghề chủ yếu (2005-2009) Năm Ngành nghề Trình độ chuyên môn Tổng số Đại học Lao động kỹ thuật Lao động phổ thông 2005 Điện tử 705 0 687 18 May mặc 650 0 594 56 CN xây dựng 1.205 0 994 211 Cơ khí 1.110 0 1.108 2 Cộng 3.670 0 3.383 287 2006 Điện tử 863 0 740 123 May mặc 665 0 638 27 CN xây dựng 5.696 0 5.089 607 Cơ khí 2.047 25 1.865 157 Cộng 9.271 25 8.332 914 2007 Điện tử 1.194 0 917 277 May mặc 501 0 442 59 CN xây dựng 9.694 46 6.468 3.180 Cơ khí 2.442 0 2.338 104

Cộng 13.831 46 10.165 3.610 2008 Điện tử 196 0 190 6 May mặc 545 0 545 0 CN xây dựng 13.754 2 8.364 5.388 Cộng 14.495 2 9.099 5.394 2009 Điện tử 309 0 295 14 May mặc 718 0 698 20 CN xây dựng 20.019 56 16.250 3.713 Cơ khí 1.310 0 1.226 84 Cộng 22.356 56 18.469 3.831

(Nguồn: Báo cáo Phòng Quản lý lao động - Cục Quản lý lao động ngoài nước) Về cơ cấu ngành nghề, hiện nay lao động của ta được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo một số nhóm ngành chủ yếu như: Điện tử, May mặc, Xây dựng, Cơ khí.,. Hầu hết nhu cầu của các nhóm ngành đều tăng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là nhóm ngày Xây dựng và Cơ khí có nhu cầu rất lớn. Trình độ chuyên môn của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một số ngành nghề chủ yếu qua các năm gần đây cũng có những đặc điểm riêng: Một số ngành nghề phục vụ xuất khẩu lao động đã thu hút được lượng nhỏ lao động có trình độ đại học, phần lớn số lao động có nghề còn lại là lao động kỹ thuật.

Về tỷ lệ lao động có nghề trong tổng số lao động xuất cảnh được thể hiện trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động có nghề trong tổng số lao động xuất cảnh (2005-2009) Đơn vị tính: Người Số TT Năm Số lao động xuất cảnh Tổng số Lao động có nghề Tỷ lệ % lao động có nghề 1 2005 70.594 3.670 5,2 % 2 2006 78.855 9.271 11,76% 3 2007 85.020 13.831 16,27% 4 2008 86.990 14.495 16,67% 5 2009 75.000 22.356 29,81%

(Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước)

Xu hướng phát triển của tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Biểu 2.5.

Biểu 2.5: Tỷ lệ lao động có nghề trong tổng số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài (2005-2009) 5.20% 11.76% 16.27% 16.67% 29.81% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ lệ lao động có nghề

(Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước)

Qua Biểu 2.5 ta thấy, khả năng đáp ứng của thị trường lao động Việt Nam về lao động có nghề tăng dần qua các năm. Tỷ lệ lao động có nghề trong tổng số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 là 29,81%, là tỷ lệ cao nhất trong vài năm trở lại đây, tăng thêm 13,14% so với tỷ lệ lao động có

nghề tương ứng của năm 2008 và tăng gấp 5.73 lần so với năm 2005. Con số trên cho thấy, nước ta cũng đã chú trọng hơn tới chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tuy nhiên, con số trên cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu lao động có nghề của các nước tiếp nhận lao động.

Việc tham gia của lao động có nghề trên thị trường lao động quốc tế không những đem lại thu nhập cao cho người lao động, thu ngoại tệ nhiều hơn cho đất nước mà còn khẳng định được vị thế của lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh ưu điểm như trên, người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động hiện nay còn rất nhiều hạn chếm cụ thể như sau:

Về chất lượng đào tạo cơ bản: hiện tại Việt Nam vẫn là một nước nông

nghiệp, nghèo, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) - xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng. Nước ta còn thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chỉ số kinh tế tri thức (KEI) còn thấp (đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại); lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thấp (Năm 2006 xếp thứ 77 trong 125 quốc gia và nền kinh tế tham gia xếp hạng, đến năm 2009 xếp thứ 75/133 nước xếp hạng)..Vì vậy, cần phải đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo có kỹ năng nghề và có năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa. Đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, khả năng làm việc độc lập, tự chủ của người lao động còn yếu. Hầu hết, lao động của ta làm việc ở nước ngoài mới chỉ đảm nhận được các công việc giản đơn hoặc một bước công việc trong quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Chính vì vậy, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chưa thể đáp ứng được các công việc có tính phức tạp hoặc các công

việc hoàn chỉnh đòi hỏi tính tự chủ trong công việc. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài không có khả năng phát triển. Bởi ý thức tự đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động còn rất hạn chế. Khi sang làm việc ở nước ngoài, người lao động thường chỉ thực hiện các công việc nhất định theo sự hướng dẫn, chỉ bảo của người quản lý mà chưa biết tự tìm hiểu công việc có liên quan, phát huy tính bao quát để có thể làm việc tại đó ở vị trí cao hơn. Nguyên nhân chính là do ý thức tự đào tạo của người lao động còn yếu, ngoài ra, yếu tố dây chuyền công nghệ trong sản xuất cũng hạn chế tính sáng tạo và làm giảm khả năng phát triển của người lao động. Không chỉ vậy, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài còn thiếu tính liên thông. Từ việc thực hiện các thao tác giản đơn hoặc một bước công việc cụ thể, lao động của ta chưa biết lắp ghép và sâu chuỗi các bước công việc trong quy trình để có thể thực hiện được một công việc hoàn chỉnh. Do vậy, phần lớn lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chưa thể nâng cao được khả năng cũng như tay nghề để có thể đảm nhận được những công việc phức tạp.

Về tính đồng bộ của người lao động: Hầu hết người lao động Việt Nam

tham gia xuất khẩu lao động mới chỉ đáp ứng được các công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề. Do vậy, đối với các công việc yêu cầu trình độ kỹ thuật và tay nghề cao hoặc yêu cầu về khả năng tổ chức quản lý của đối tác nước ngoài thì lao động của ta chưa đáp ứng được yêu cầu. Nước ta không chỉ thiếu lực lượng lao động kỹ thuật mà còn thiếu trầm trọng cả đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao. Nhân lực được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp dù đã có những chuyển đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trường song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn với việc làm. So với các nước, sản phẩm đào tạo - nguồn nhân lực - ở Việt Nam chất lượng còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh do năng lực hoạt động, năng lực chia sẻ và năng lực hòa nhập kém dù

người Việt Nam không thiếu sự thông minh và cần cù. Đặc biệt, so với các nước, người lao động ở nước ta ở mức rất thấp về sự thành thạo tiếng Anh và công nghệ cao. Vì vậy, xuất khẩu lao động tuy mang lại ngoại tệ cho đất nước và giúp nhiều nông dân đổi đời song nhìn chung người lao động Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu chỉ biết lao động đơn giản nên làm việc vất vả mà mức lương không cao.

Về năng lực, phẩm chất, trí tuệ: Ý thưc cộng đồng của người lao động

Việt Nam còn hạn chế. Một bộ phận lao động còn thiếu ý thức tôn trọng pháp luật: đơn phương bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc không chịu về nước sau khi đã kết thúc thời hạn làm việc theo hợp đồng.,. đang diễn ra khá trầm trọng ở những thị trường có thu nhập cao và ổn định như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.,. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng cho chiến lược phát triển xuất khẩu lao động của nước ta. Tỷ lệ lao động bỏ trốn cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạn ngạch cho lao động Việt Nam được phép nhập cảnh vào thị trường lao động của các quốc gia này. Điều này đồng nghĩa với việc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở một số thị trường có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao và cơ hội tham gia xuất khẩu lao động của lao động Việt Nam tới các thị trường này sẽ không còn nữa. Xuất khẩu lao động của Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt về thị trường, về hiệu quả kinh tế và về chất lượng lao động. Khả năng thích ứng, hội nhập văn hoá xã hội của phần lớn số lao động đi làm việc ở nước ngoài còn yếu. Không chỉ vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn rất yếu về ngoại ngữ, về tác phong công nghiệp và về khả năng tiếp cận mối quan hệ chủ thợ. Tình trạng lao động không có thiện chí hợp tác với chủ sử dụng lao động, với đại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài để thương lượng, giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, tự ý đình công, lãn công, đưa ra những yêu sách bất hợp lý đối với chủ sử dụng lao động hoặc

gây ra các vụ đánh nhau, trộm cắp.,. còn phổ biến ở một số thị trường trọng điểm như ở Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Ca-ta, Brunei.

Chính những hạn chế nêu trên đã và đang là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ giảm thị phần hoặc mất một số thị trường xuất khẩu lao động “truyền thống” của xuất khẩu lao động Việt Nam. Khả năng đáp ứng của thị trường lao động trong nước còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho người lao động việt nam tham gia xuất khẩu lao động (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)