2.3.2 .Số lượng lao động đi làm việ cở nước ngoài
3.4. Một số giải pháp đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động
3.4.2. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho xuất khẩu lao động
3.4.2.1. Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề
Đội ngũ giáo viên dạy nghề không chỉ là người quyết định chất lượng đào tạo mà còn là nòng cốt trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng trong đào tạo nghề. Phát triển giáo viên theo cả hai hướng: đảm bảo về số lượng và chuẩn về chất lượng. Trước hết, cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho đào tạo nghề tạo môi trường thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên. Nâng cao nhận thức đối với cán bộ quản lý các cấp, ngành và đội ngũ giáo viên về sự cần thiết và trách nhiệm của mỗi bên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng từ đó có sự đầu tư thoả đáng cho công tác này. Các cơ sở đào tạo nghề cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên của đơn vị mình. Có chế độ và quyền lợi đối với giáo viên tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tăng cường đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học, trên đại học nhằm đáp ứng yêu cầu dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề và mở rộng ở các nghề mới cần chuyên môn sâu, công nghệ tiên tiến. Tập trung đào tạo giáo viên các ngành, nghề mà thị trường lao động trong nước và quốc tế đang có nhu cầu lớn như: Xây dựng, Cơ khí, May mặc, du lịch, công nghệ thông tin, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, hải sản,...; Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, kỹ thuật công nghiệp mới cho giáo viên. Bồi dưỡng giáo viên được tiến hành theo các hình thức tập trung hoặc không tập trung. Các hình thức này có thể được thực hiện thông qua các hoạt động: tập huấn về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; bồi dưỡng chuyên đề; hội thảo
khoa học; tham quan, nghiên cứu, khảo sát thực tế (trong nước hoặc ở nước ngoài); Định kỳ cử giáo viên dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài tham quan, học tập tại các nước có tiếp nhận lao động Việt Nam để tiếp cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến và trau dồi kiến thức thực tế, nâng cao trình độ. Qua những đợt tham quan, học tập này, giáo viên sẽ có cơ hội tìm hiểu thực tế các yêu cầu kỹ năng cần có để đáp ứng công việc theo yêu cầu của thị trường lao động quốc tế cùng các điều kiện bổ trợ khác trong môi trường làm việc, là cơ sở hình thành phương pháp dạy và thực hành nghề cho người lao động trong điều kiện phù hợp với thực tế, tạo điều kiện tốt nhất để người lao động vừa được học nghề, vừa được tiếp cận môi trường làm việc và tác phong công nghiệp từ đó có thể nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc nước ngoài trong tương lai và đảm nhận tốt các công việc được giao theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.
3.4.2.2. Ban hành chương trình dạy nghề linh hoạt
Cơ sở đào tạo nghề nên xây dựng nội dung, chương trình đào tạo linh hoạt hơn. Trên cơ sở chương trình khung của Bộ, các cơ sở đào tạo cần sắp xếp nội dung, chương trình, thời gian học tập giữa lý thuyết và thực hành hợp lý để học sinh khi ra trường đã có một số kỹ năng nhất định, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Chương trình học nên có sự kết hợp với doanh nghiệp theo cách: cơ sở đào tạo chỉ đào tạo một số mô-đun nhất định, để học viên có những kiến thức cơ bản, sau đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục đào tạo ở một số mô-đun khác, để người lao động nâng cao kỹ năng của mình và phù hợp với công việc thực tế. Đào tạo theo mô hình này sẽ tận dụng tối đa được các trang thiết bị hiện có, vừa hiệu quả, vừa tránh lãng phí tiền của và thời gian cho cả cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp.
Hoặc cơ sở đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp để cùng trao đổi và điều chỉnh cho chương trình đào tạo phù hợp với các yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Để xác định thời gian cho từng mô-đun, môn học đào tạo nghề tự chọn cũng cần thiết phải phân tích công việc như đối với các mô đun và môn học đào tạo nghề bắt buộc. Cơ sở đào tạo giao một số môn học cho kỹ sư hoặc thợ bậc cao của các doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động nắm bắt được các yêu cầu thực tiễn sản xuất. Các mô-đun và môn học đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế ở doanh nghiệp hoặc thông tin về yêu cầu trình độ tay nghề của người lao động của đối tác nước ngoài.
3.4.2.3. Ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến, gắn liền đào tạo với thực hành Công nghệ là kết quả của sự phát triển nghiên cứu khoa học, giáo trình đào tạo phù hợp với công nghệ tiên tiến và ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào công tác dạy nghề sẽ giúp cả giáo viên và học viên có hướng tiếp cận nhanh hơn và hiệu quả hơn. Do vậy, cần quan tâm ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến vào trong đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Không chỉ vậy, trong cơ cấu tổ chức của cơ sở đào tạo nghề cần có bộ phận dự báo thị trường lao động. Nhiệm vụ của bộ phận này là tiến hành khảo sát nhu cầu lao động các ngành nghề, định hướng quy mô phát triển tương lai của doanh nghiệp, từ đó đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực ngắn hạn và dài hạn của các doanh nghiệp để kịp thời xây dựng kế hoạch và chiến lược đào tạo.
Mặt khác trong cơ cấu trình độ của giáo dục chuyên nghiệp, không thể dừng đào tạo ở các bằng cấp như hiện nay. Đã đến lúc cần phải mở các trường chuyên nghiệp theo hướng thực hành cao ở trình độ cao đẳng và đại học.
Trong đào tạo nghề, không chỉ dừng ở việc đào tạo cho người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn đào tạo và hình thành các năng lực mềm (thích nghi, biến đổi...) để con người có thể linh hoạt trong lựa chọn nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Cần mở nhiều trường, lớp đa dạng hơn và có trình độ cao hơn để có thể có được một đội ngũ đông đảo những người lao động có trình độ bán lành nghề, lành nghề và tay nghề bậc cao theo nghề nghiệp mà mình được đào tạo.