7. Bố cục của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
2.2.3. Phân cấp quản lý Ngân sác hở Vĩnh Phúc
Theo luật Ngân sách Nhà nƣớc sửa đổi năm 2002, tại điều 3 quy định "Ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm". Từ năm 2004 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc đảm bảo tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm đối với các cấp, các ngành trên địa bàn trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành ngân sách nhà nƣớc, tạo thế chủ động cho các cấp chính quyền trong việc khai thác, quản lý nguồn thu đồng thời thực hiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc có hiệu quả cao. Năm 2004 là năm đầu tiên thực hiện luật Ngân sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện luật ngân sách nhà nƣớc, công tác lập và chấp hành dự toán ngân sách nhà nƣớc (năm 2004-2006) đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã tăng cƣờng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phƣơng, nhất là cấp xã nên đã nâng cao tính chủ động của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định ngân sách địa phƣơng; tăng cƣờng quyền hạn của địa phƣơng trong quản lý, sử dụng ngân sách, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, đơn giản hoá các thủ tục, quy trình và nội dung quản lý ngân sách nhà nƣớc. Căn cứ luật ngân sách nhà nƣớc, các văn bản hƣớng dẫn thực
Formatted: Dutch (Netherlands)
hiện luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 3469/2003/QĐ-UB về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp: Tỉnh, Huyện và xã ổn định trong 3 năm 2004-2006; Quyết định số 5198/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc phân cấp quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc năm 2004- 2006 theo đó việc phân công, phân cấp quản lý ngân sách đƣợc quy định rõ ràng nhờ đó mà ngân sách các cấp đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội ở địa phƣơng đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định tình hình chính trị xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của từng địa phƣơng trên địa bàn tỉnh, năm 2004 Uỷ ban nhân dân tỉnh có quy định phân cấp quản lý và điều hành ngân sách, trên cơ sở phân định các nguồn thu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh, cụ thể nhƣ sau:
Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100% bao gồm:
- Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; - Tiền cho thuê mặt đất, mặt nƣớc;
- Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc;
- Tiền đền bù thiêt hại khi nhà nƣớc thu hồi đất do cấp tỉnh quản lý; - Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phƣơng, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phƣơng tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại điều 58 Nghị định 60/2003/NĐ- CP.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác thuộc ngân sách cấp tỉnh quản lý;
- Thu kết dƣ ngân sách cấp tỉnh;
- Thu khác của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; thu thanh lý tài sản của các đơn vị do cấp tỉnh quản lý;
- Thu từ huy động đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật NSNN;
- Thu bổ sung từ ngân sách trung ƣơng;
- Thu chuyển nguồn ngân sách cấp tỉnh năm trƣớc sang năm sau; - ...
Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100% bao gồm:
- Các khoản phí, lệ phí theo quy định ngân sách huyện đƣợc hƣởng
(phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật);
- Tiền đền bù thiêt hại khi nhà nƣớc thu hồi đất do cấp huyện quản lý; - Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản do cấp huyện quản lý; - Thu từ hoạt động sự nghiệp (phần nộp ngân sách) do cấp huyện quản lý;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho cấp huyện;
- Thu kết dƣ ngân sách cấp huyện;
- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc trực tiếp cho ngân sách cấp huyện;
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
- Thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện năm trƣớc sang năm sau; - …
Formatted: Dutch (Netherlands)
- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở ngoài nƣớc trực tiếp cho ngân sách xã, thị trấn, phƣờng theo quy định của pháp luật;
- Thu kết dƣ ngân sách xã năm trƣớc; - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
- Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật; - Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trƣớc chuyển sang năm sau; - …
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 2.3: Phân cấp nguồn thu của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004-2006
TT Nội dung NS tỉnh hƣởng % NS huyện hƣởng % NS xã hƣởng % 1 Thuế SD đất NN, thuế tài nguyên, môn bài 0 30 70
2 Thuế chuyển quyền sử dụng đất (Riêng thu địa bàn thành phố Vĩnh Yên)
10 50 20 50 70 0 3 Thuế nhà đất
(Riêng thu địa bàn thành phố Vĩnh Yên)
10 50 20 50 70 0 4 Tiền sử dụng đất
(Riêng thu địa bàn thành phố Vĩnh Yên)
10 80 40 20 50 0 5 Quỹ ngày công LĐ công ích thu bằng tiền 10 20 70
6 Lệ phí trƣớc bạ nhà đất
(Riêng thu địa bàn thành phố Vĩnh Yên)
0 50 30 50 70 0 7 Lệ phí trƣớc bạ (không kể nhà đất) 50 50 0 8
Thuế GTGT, thuế TNDN, thu khác NQD Riêng: Huyện Bình Xuyên
Thành phố Vĩnh Yên 50 70 30 50 30 70 0 0 0
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004, 2005, 2006)
Việc phân cấp nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp tỉnh, huyện, xã cũng đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định rõ ràng nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo; trƣờng hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã đƣợc
cấp có thẩm quyền quyết định thì phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách cấp dƣới;
Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phƣơng đƣợc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm (phần ngân sách địa phương được hưởng) để chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phƣơng, thực hiên giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên (đối với huyện thị nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên) hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên .
Trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ đó;
Không đƣợc dùng Ngân sách của cấp này để chi nhiệm vụ của cấp khác.
Thực hiện phân cấp ngân sách theo các quy định trên đây đã góp phần giải quyết hài hoà mối quan hệ vật chất trong việc giao nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối ngân sách giữa các cấp. Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phƣơng theo Luật ngân sách nhà nƣớc đã tạo cho chính quyền địa phƣơng các cấp chủ động trong việc xây dựng và phân bổ ngân sách của cấp mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, khai thác tiềm năng nội lực trong địa bàn.