Giải pháp quản lý chi Ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75 - 80)

7. Bố cục của luận văn

3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

3.3.2. Giải pháp quản lý chi Ngân sách

Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi có hiệu quả chính sách tài khoá, đặc biệt là chính sách phân bổ nguồn lực

tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế thì vấn đề phân bổ và quản lý có hiệu quả chi ngân sách nhà nƣớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong 3 năm 2004 - 2006, chi ngân sách nhà nƣớc ở tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của một tỉnh mới đƣợc tái lập, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc bƣớc đầu, nhiệm vụ chi ngân sách còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế do đó cần phải đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo.

Cơ chế quản lý chi chặt chẽ và hợp lý sẽ ngăn ngừa các sai phạm, đồng thời là biện pháp buộc các cơ quan công quyền và đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc tôn trọng các nhiệm vụ thu chi đã đƣợc Quốc hội phê chuẩn. Trong chỉ đạo điều hành chi ngân sách các cấp phải đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán đã đƣợc Hội đồng nhân dân phê chuẩn, ƣu tiên cao nhất chi cho đầu tƣ phát triển, nhƣng cần coi trọng chất lƣợng đặc biệt là tỷ xuất đầu tƣ. Điều hành chi phải đúng nội dung công việc, nội dung có tính đặc thù phục vụ kịp thời nhiệm vụ từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Đối với chi thƣờng xuyên:

+ Cần phải rà soát lại định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách nhà nƣớc, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với thực tế. Một số hoạt động chƣa đƣợc định mức cần nghiên cứu bổ sung để tạo cơ sở cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc. Thực hiện khoán chi cho tất cả các đơn vị sự nghiệp, khoán chi hành chính theo Quyết định 192/TTg của Chính phủ cho các đơn vị quản lý nhà nƣớc của tỉnh, huyện, văn phòng Uỷ ban nhân

Formatted: Dutch (Netherlands)

dân huyện, thị để đảm bảo chi tiêu tiết kiệm cho ngân sách nhà nƣớc. Định mức phân bổ dự toán chi cho các đơn vị phải thực hiện theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.

+ Các khoản chi thƣờng xuyên chỉ bố trí trong dự toán ngân sách đƣợc giao, hạn chế việc tạm ứng hay cho vay ngân sách.

- Đối với chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và chi sửa chữa lớn:

+ Cần bố trí vốn đầu tƣ một cách tập trung theo thứ tự ƣu tiên, không dàn mỏng mang tính chất đồng đều, kéo dài thời gian thi công để nhanh chóng đƣa công trình đi vào sử dụng. Có nhƣ vậy mới đem lại hiệu quả cao trong đầu tƣ xây dựng cơ bản.

+ Trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ bản phải tiến hành đầy đủ các thủ tục về đầu thầu theo quy định tại Luật đấu thầu và các quy định của Chính phủ có liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng vốn Ngân sách nhà nƣớc. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật để làm căn cứ xây dựng đơn giá xây dựng cơ bản cần phải rà soát lại cho phù hợp với thực tế. Khi thị trƣờng có biến động quá mức cho phép của Chính phủ thì cần phải xem xét xây dựng lại đơn giá xây dựng cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho cả nhà nƣớc và nhà thầu.

Trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ bản phải tiến hành đầy đủ các thủ tục về đầu thầu theo quy định tại Luật đấu thầu , đặc biệt là thực hiện tốt nhất Thông tƣ 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 thay thế Thông tƣ số 96/2000/TT-BTC ngày 28/9/2000 của Bộ tài chính về hƣớng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc. Thực hiện chặt chẽ nghiệp vụ cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, tăng cƣờng công tác kiểm tra tài chính và tình hình thực hiện dự án, không gây phiền hà sách nhiễu trong cấp phát và thẩm định quyết toán vốn xây dựng cơ bản. Nâng cao chất lƣợng thẩm

định hồ sơ xây dựng công trình. Kho bạc nhà nƣớc chỉ làm thủ tục thanh toán vốn đầu tƣ khi khối lƣợng công trình đƣợc hoàn tất theo kết quả thẩm định của phòng quản lý đầu tƣ thuộc Sở tài chính vật giá.

- Để công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc đƣợc chặt chẽ, có hiệu quả cần thực hiện tốt quy trình cấp phát ngân sách. Hạn chế dùng lệnh chi tiền (trừ trƣờng hợp đặc biệt) còn chủ yếu là cấp phát bằng hạn mức kinh phí, nhƣ vậy vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chi trong hạn mức đƣợc duyệt, vừa tạo thế chủ động trong điều hành ngân sách cũng nhƣ tăng cƣờng sự quản lý đối với ngân sách nhà nƣớc.

- Các khoản chi phải đúng với quy định hiện hành, cơ quan tài chính thông báo hạn mức cấp phát kinh phí để Kho bạc nhà nƣớc thực hiện cho phép chi khi có sự chuẩn chi của thủ trƣởng đơn vị. Quản lý chi thống nhất qua Kho bạc nhà nƣớc góp phần kiểm soát đƣợc chi tiêu ngân sách theo đúng mục đích, hạn chế tình trạng chi sai mục đích làm thất thoát ngân sách nhà nƣớc. Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nƣớc có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu chặt chẽ, kiên quyết từ chối thanh toán, cấp phát các khoản không đúng chế độ, thủ tục, nguyên tắc và không có trong dự toán.

- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển các sự nghiệp xã hội. Đối với khu vực hành chính, sẽ mở rộng diện khoán kinh phí và biên chế. Đối với các đơn vị sự nghiệp, chế độ tài chính sẽ sửa đổi theo hƣớng giảm mạnh sự can thiệp của cơ quan tài chính, tăng quyền chủ động cho đơn vị cả về nhiệm vụ, tổ chức và ngân sách để tạo động lực phát triển. Tập trung chỉ đạo và bố trí ngân sách để hỗ trợ thực hiện các biện pháp ƣu đãi thuế, tín dụng, giao và cho thuê đất nhằm đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực này.

Formatted: Dutch (Netherlands)

+ Đối với ngân sách cấp tỉnh, sẽ dành một khoản để hỗ trợ lãi suất tiền vay từ nguồn tín dụng ƣu đãi cho các dự án cải tạo các vùng chiêm trũng, hỗ trợ lãi suất ngƣời nghèo vay vốn ngân hàng ngƣời nghèo.

+ Tăng cƣờng xã hội hoá trong giáo dục ở huyện thị. Tỉnh chủ trƣơng giữ ổn định nguồn vốn chi sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thị kể cả khi các trƣờng chuyển sang bán công, dân lập. Huyện, thị bàn bạc với Sở Giáo dục §Đào tạo, Sở Tài chính vật giá phân bổ cho phù hợp, nguồn chuyển đổi sang bán công, dân lập tỉnh không điều chỉnh lên tỉnh hoặc đi huyện khác.

+ Tiến hành thành lập các loại quỹ nhƣ quỹ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 5/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Thực hiện phƣơng thức mua thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo.

- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11, ngày 29/11/2005 của Quốc hội và Quyết định 1343/QĐ-UB ngày 25/4/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về chi tiêu hành chính, tạo ra môi trƣờng chi tiêu ngân sách lành mạnh, có hiệu quả.

+ Ngƣời nào ra quyết định chi tiêu sai, lãng phí thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình, không đƣợc đẩy trách nhiệm cho cơ quan quản lý và cấp trên.

+ Thực hiện công khai tài chính ngân sách chi tiêu ở các cấp chính quyền, đơn vị sử dụng ngân sách và doanh nghiệp nhà nƣớc theo đúng quy định của Chính phủ.

+ Đối với các đơn vị dự toán có thu, sự nghiệp có thu thực hiện thu đủ chi đủ, không đặt thành vấn đề cấp trả khoản đã nộp vào ngân sách, bãi bỏ ghi thu ghi chi (trừ viện phí, học phí).

- Điều hành chi phải căn cứ vào nguồn vốn đã có, tránh tình trạng làm bằng mọi giá dẫn đến vay mƣợn, không có khả năng thanh toán gây khó khăn

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

trong quản lý và gây bất bình trong xã hội. Đặc biệt là đối với cấp xã, phƣờng, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)