7. Bố cục của luận văn
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚ CỞ
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
- Cơ chế bao cấp còn mang dấu ấn nặng nề đối với toàn xã hội nói chung và đối với ngành tài chính nói riêng do vậy sinh ra tình trạng thiếu năng động sáng tạo trong quản lý ngân sách nhà nƣớc. Mặt khác, chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập, nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách cấp dƣới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi đƣợc tổng hợp chung phải đảm bảo mức Hội đồng nhân dân thông qua, không đƣợc bố trí tăng giảm các khoản chi trái với định mức đƣợc giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phƣơng ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán.
Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn nhà nƣớc ban hành chƣa đầy đủ, còn nhiều bất cập, chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện đƣợc.
- Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chƣa đƣợc cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.
Sau khi Luật Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc ban hành năm 2002 và tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2004, ngân sách cấp xã đã đƣợc xác định là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, giữa yêu cầu quản lý theo Luật và trình độ đội ngũ kế toán tại chỗ còn nhiều bất cập chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, cán bộ tài chính xã chƣa đƣợc quan tâm đúng mức về thu nhập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn.
- Do nguồn thu đƣợc phân cấp, điều tiết thì nhỏ bé và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phƣơng lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối ngân sách hàng năm.
- Do chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền chƣa sát với thực tế quản lý trên địa bàn lãnh thổ, chƣa đƣợc chi tiết trên từng lĩnh vực, từng công việc nên phần nào gây khó khăn cho việc phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phƣơng. Nhiều lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội chƣa có sự phân định rõ ràng giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, giữa cấp tỉnh và các cấp huyện, cấp xã, điển hình là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp, tài nguyên khoáng sản, quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế…
- Yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao, đòi hỏi chính sách thuế phải tƣơng đồng với quốc tế. Hiện nay chính sách thuế của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập nhƣ quản lý thuế hầu nhƣ dựa vào kinh nghiệm, chƣa khoa học, chƣa hợp lý. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan trong quá trình triển khai công tác thu còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao.
Formatted: Dutch (Netherlands)
- Trình độ năng lực của cán bộ quản lý ngân sách nhà nƣớc chƣa theo kịp đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ cán bộ làm công tác ngân sách ở thành phố (huyện), xã chƣa đƣợc đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn định kỳ, chƣa tổ chức đúc rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực công tác của các cán bộ tài chính.
- Một số xã, phƣờng còn có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp tỉnh thông qua hình thức trợ cấp từ nguồn dự phòng của tỉnh. Do vậy, xảy ra tình trạng làm trƣớc sau đó mới xin kinh phí cấp phát, gây nên tình trạng một số công trình xây dựng cơ bản thời gian xây dựng kéo dài, chi phí lớn, kéo theo nợ phải trả của các phƣờng xã dây dƣa kéo dài. Đây là nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho việc quản lý chi ngân sách lúng túng và đạt hiệu quả thấp.
- Việc quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý các trƣờng hợp vi phạm chính sách chế độ, chi tiêu lãng phí kém hiệu quả. Quy chế dân chủ ở cơ sở, nguyên tắc công khai tài chính để dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra nhiều nơi vẫn thực hiện chƣa tốt.
Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC