7. Bố cục của luận văn
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2010.
Quan điểm phát triển cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 đƣợc đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đó là:
- Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của cả nƣớc. Duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao theo hƣớng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững; bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho mọi ngƣời dân. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển.
- Gắn tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cƣờng đầu tƣ cho khu vực nông thôn và miền núi.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh; phát huy tốt nội lực, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài; tăng cƣờng giao lƣu kinh tế với các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế.
- Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới.
Formatted: Dutch (Netherlands)
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14 - 14,5%, trong đó công nghiệp - xây dựng: 18,5 - 20%, dịch vụ: 13 - 14%, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 5 - 5,5%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn: 380 triệu USD.
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 58,4%, dịch vụ là 27,3% và nông - lâm nghiệp - thuỷ sản là 14,3%.
- GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.100 USD. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 27 - 28%.
- Huy động vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội: 44 - 45 nghìn tỷ đồng. 3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2010.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV xác định: "Có chính sách huy động các nguồn lực tài chính phục vụ sản xuất, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Khai thác tốt các nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi; quan tâm chi cho đầu tƣ phát triển, cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu tỷ trọng chi cho đầu tƣ phát triển đạt trên 30% tổng chi ngân sách địa phƣơng hàng năm; đến năm 2010 có 20 - 25% xã, phƣờng, thị trấn tự cân đối đƣợc ngân sách" [ 26, tr.37-38 ]. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh theo phƣơng hƣớng nêu trên, cần quán triệt một số quan điểm sau:
- Phân cấp triệt để, phân cấp đồng bộ, toàn diện đi liền với đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải để tạo thế và lực mới từ cơ sở, đơn vị kinh tế, hành chính và sự nghiệp với quan điểm tự chịu trách nhiệm, tự chủ về tính hiệu quả của đồng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thƣơng hiệu, chiếm lĩnh thị trƣờng phát triển bền vững và đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách nhà nƣớc.
- Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, nhũng nhiễu trong thừa hành nhiệm vụ, công khai rộng rãi, minh bạch hoá dự toán ngân sách các cấp, dự toán của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách và ngân sách hỗ trợ cho các tổ chức…theo quy định của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh để dân biết, dân kiểm tra; đồng thời tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm lành mạnh hoá nền tài chính, đi liền với cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc. Trƣờng hợp vi phạm các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí th×ì áp dụng thông tƣ 98/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính về bồi thƣờng thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ, các quy định của Nhà nƣớc, của địa phƣơng về định mức kinh tế - kỹ thuật, về chi tiêu ngân sách, về sử dụng tài chính công nhất là tài sản nhƣ ô tô, phƣơng tiện làm việc, tiếp khách, hội nghị, lễ kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận huân chƣơng…thực hiện theo các Nghị quyết của Tỉnh uỷ khoá 13-14 nhằm tạo nguồn lực từ trong nội hàm nền kinh tế - xã hội cho đầu tƣ phát triển. Thực hiện chính sách khen thƣởng đối với những điểm sáng về tính hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách; đồng thời phê phán và có biện pháp hành chính với các trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, hiệu quả và sử dụng đồng vốn kém.
- Trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế - xã hội với các biện pháp, giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra, công tác tài chính - ngân sách thực hiện đi trƣớc một bƣớc đón đầu, dự báo, dự tính vừa phục vụ hội nhập vừa phục vụ tăng trƣởng của nền kinh tế vừa phân phối hợp lý nguồn lực tài chính - ngân sách đảm bảo tăng trƣởng bền vững nền kinh tế.
Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
- Động viên mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, hàng năm tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi vay đầu tƣ mức luân chuyển tƣơng ứng 30% vốn đầu tƣ phát triển ngân sách địa phƣơng, đồng thời với việc trả nợ đúng hạn.
- Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Thu hút mạnh nguồn lực từ bên ngoài vào tỉnh, phát triển mạnh công nghiệp chú ý công nghiệp có tính cạnh tranh cao đảm bảo bền vững khi Việt Nam đã tham gia chính thức vào Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) từ đầu năm 2007 để củng cố, phát triển thị trƣờng tài chính, thị trƣờng vốn, an toàn phát triển khi hội nhập. Tiếp tục xoá bao cấp qua giá với một số loại hàng hoá, dịch vụ, xoá dần cơ chế bù giá. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH VĨNH PHÚC.
3.3.1. Những giải pháp quản lý thu Ngân sách Nhà nước.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc, số thu năm sau cao hơn năm trƣớc với tốc độ tăng nhanh. Từ một tỉnh phải nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ƣơng để bù đắp chi với tỷ lệ cao thƣờng là trên 50% trong tổng chi Ngân sách nhà nƣớc, từ năm 2004 đến nay tỉnh đã tự cân đối đƣợc ngân sách và có đóng góp cho ngân sách trung ƣơng. Tuy nhiên để nuôi dƣỡng nguồn thu, đảm bảo thu ngân sách đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý thu ngân sách sau: - Cơ quan thuế, hải quan, tài chính Tỉnh phải phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành liên quan, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh để tập trung lực lƣợng, chỉ đạo, hƣớng dẫn, tập huấn nhằm tính toán đầy đủ chính xác, cụ thể đối với từng doanh nghiệp, từng tổ chức kinh tế, hộ
kinh doanh trên địa bàn, đảm bảo quá trình thực hiện các sắc thuế không những thực hiện tốt mà còn phải xây dựng và nuôi dƣỡng nguồn thu lâu dài.
- UBND các cấp, cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của Pháp luật. Thực hiện cải cách hành chính thuế, cải cách thủ tục hải quan, đơn giản hoá và công khai minh bạch các thủ tục thu, nộp ngân sách, mở rộng áp dụng hải quan điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thu, nộp ngân sách nhà nƣớc; thực hiện đúng quy định về tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách thuế của nhà nƣớc; tổ chức thực hiện các giải pháp kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, trốn lậu thuế, tổ chức kiểm tra và thu kịp thời, đầy đủ các khoản nợ đọng ngân sách.
Cơ quan thuế, Hải quan tăng cƣờng công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT, đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, đúng thời gian quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra sau hoàn thuế, sau thông quan nhằm chống gian lận trong việc hoàn thuế, thu nộp ngân sách. Phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về thu nộp ngân sách nhà nƣớc.
- Hƣớng dẫn cho đối tƣợng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ, mở sổ sách kế toán, hạch toán kế toán các loại thuế, đăng ký thuế, kê khai tính thuế và nộp thuế.
- Tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh phí và lệ phí số 30/2001/PL- UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội và Quyết định số 3468/2003/QĐ-UB ngày 16/9/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành biểu mức thu các loại phí trên địa bàn tỉnh.
Formatted: Dutch (Netherlands)
- Thực hiện có hiệu quả việc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp kết hợp với việc sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, tổ chức lại công tác quản lý tham gia tính toán chi phí, giá thành, giá bán sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình tài chính doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nƣớc. Đồng thời chỉ đạo công tác thẩm định báo cáo tài chính tại doanh nghiệp đúng theo chỉ đạo của Trung ƣơng nhằm đánh giá cho đúng tình hình sản xuất, tài chính, đời sống, chính sách trong các doanh nghiệp để góp phần có quyết định đúng đắn trong quá trình hội nhập, đặc biệt là kiểm tra tính đúng đắn của giá thành sản phẩm theo chỉ đạo của Bộ Tài chính.
- Cần tăng cƣờng công tác quản lý thu, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổ chức rà soát, phân loại hộ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo những cơ sở sản xuất kinh doanh đƣợc đƣa vào quản lý thuế môn bài đầy đủ. Theo dõi, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, tránh tình trạng thất thu thuế. Cần phải điều chỉnh kịp thời mức thuế đối với các hộ thu theo hình thức khoán, đảm bảo công bằng, tránh sự thắc mắc trong các đối tƣợng nộp thuế.
- Tập trung chỉ đạo thông suốt các luật thuế mới đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhƣng không đƣợc lạm thu đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Có biện pháp thực hiện cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện công khai minh bạch công tác thu thuế. Khắc phục bằng đƣợc những thủ tục chậm trễ, phiền hà, những hành vi tắc trách, tiêu cực trong ngành thuế. Tổ chức quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản đảm bảo cho các đối tƣợng nộp thuế chủ động, tự giác nộp thuế. Sử dụng tin học hoá trong quá trình thu ngân sách để đảm bảo tính chính xác, đơn giản, nhanh chóng , tiện lợi, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp dân cƣ.
- Thành lập bộ phận dịch vụ thuế cho các doanh nghiệp tại các Chi cục thuế với chức năng giải thích, hƣớng dẫn, trả lời các vƣớng mắc về chính sách cũng nhƣ các thủ tục kê khai, tính thuế, giúp các doanh nghiệp trong việc kiện toàn bộ máy kế toán, chế độ hoạch toán nhằm phản ánh rõ ràng, chính xác số thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh, thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc khấu trừ, đã khấu trừ, còn tiếp tục đƣợc khấu trừ; số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp; thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn, đƣợc giảm kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo động viên kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc theo luật định. Bên cạnh đó, cần phát triển dịch vụ tƣ vấn thuế. Đây là dịch vụ còn khá mới mẻ ở nƣớc ta và chỉ mới có một số công ty tƣ vấn tài chính thực hiện tƣ vấn thuế giúp ngƣời đƣợc tƣ vấn khai thuế sao cho số thuế phải nộp đúng theo Luật. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành hàng khác nhau trong khi hệ thống thuế chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm thì tƣ vấn thuế là hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng các luật thuế để có biện pháp xử lý kịp thời giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan thông tin đại chúng ở địa phƣơng tổ chức tuyên truyền các Luật thuế, Pháp lệnh phí và lệ phí, Pháp lệnh giá, chính sách tài chính đến từng ngƣời dân, bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp, nội dung tuyên truyền ngắn gọn, thiết thực có hiệu quả.
- Đối với các khoản thu liên quan đến đất:
+ Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp còn nợ đọng trong dân cƣ từ năm 2005 trở về trƣớc thì giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn chỉ đạo các thôn, xóm tổ chức trực tiếp thu và tự quản để đầu tƣ làm đƣờng hoặc xây dựng trƣờng, trạm y tế…không điều tiết khoản thu nợ đọng này về ngân sách tỉnh, ngân sách huyện nhƣng đƣợc phản ảnh vào thu ngân sách xã. Cần
Formatted: Dutch (Netherlands)
phải thực hiện tốt công tác lập sổ bộ thuế, đƣa diện tích canh tác còn nằm ngoài sổ sách vào quản lý, chống thất thu cho ngân sách nhà nƣớc.
+ Đối với thuế nhà đất: Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp lệnh thuế nhà đất, kiểm tra việc kê khai nộp thuế nhà đất của các hộ theo đúng quy định, đƣa vào sổ bộ thuế để quản lý đầy đủ các đối tƣợng nộp thuế.
+ Đối với thu chuyển quyền sử dụng đất: nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc thực hiện mua bán nhà đất phải làm thủ tục sang tên và đóng tiền chuyển quyền sử dụng đất, thu nộp ngân sách nhà nƣớc.
+ Tăng cƣờng quản lý thu ở các xã, phƣờng thực hiện đầu thầu cho thuê mặt đất, ao, hồ, mặt nƣớc để nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện các cơ chế thích hợp đối với các khoản thu khác.
+ Tăng cƣờng công tác quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, sử dụng, chuyển nhƣợng đất đai để quản lý và thu ngân sách đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độ quy định.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp, các ngành hữu quan bảo đảm quản lý tốt nguồn thu ngân sách nhà nƣớc,