Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 65)

7. Bố cục của luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚ CỞ

2.3.2.1. Những hạn chế

- Việc lập dự toán ngân sách tỉnh hàng năm chƣa thực sự xuất phát từ cơ sở. Nguyên tắc là dự toán ngân sách tỉnh phải đƣợc xây dựng từ dự toán của các đơn vị trực thuộc tỉnh gửi lên. Nhƣng trên thực tế việc xây dựng dự toán ngân sách tỉnh chủ yếu là ấn định dựa theo tính toán của cấp trên là chủ yếu. Vì các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng xây dựng dự toán chi cao để đề nghị bổ sung cân đối, mặt khác nguồn thu lại có hạn, tỉnh lại đã khống chế khoản trợ cấp cân đối. Điều này làm cho dự toán ngân sách đƣợc giao chƣa sát với đặc điểm tình hình của đơn vị, làm cho một số đơn vị gặp khó khăn, thiếu hụt trong chi tiêu. Một số xã, phƣờng xây dựng nguồn thu không sát với thực tế nên có nơi vƣợt thu nhiều thì thừa cân đối ngân sách, nơi thu không đạt thì rơi vào lúng túng, bị động.

Formatted: Dutch (Netherlands)

- Công tác quản lý nguồn thu, chủ yếu là thuế đôi khi chƣa đƣợc chặt chẽ, làm thất thoát ngân sách nhà nƣớc. Hàng tháng tỉnh vẫn bị thất thu về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Công tác quản lý các diện hộ kinh doanh phức tạp: một số hộ kinh doanh vẫn còn chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhƣ kinh doanh cho thuê nhà, kinh doanh hàng ăn tại nhà, kinh doanh vận tải v.v…

- Tình hình thị trƣờng bất động sản vẫn đang ở tình trạng đóng băng, bên cạnh đó công tác khai thác nguồn thu từ quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều địa phƣơng chƣa tập trung chỉ đạo sâu sát, việc đôn đốc nguồn thu đạt hiệu quả chƣa cao, dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, xuất hiện vấn đề trong quản lý quỹ đất thƣơng phẩm, thẩm định dự án đầu tƣ cần đƣợc đề cập sát thực để đảm bảo tính quản lý, tính hiệu quả và minh bạch…

- Tồn tại của công tác thu ngân sách nhà nƣớc hiện nay là công tác phối hợp của các ngành, các cấp ở một số nơi còn thiếu đồng bộ, chƣa kịp thời, nên chƣa khai thác triệt để mọi khả năng để huy động vào ngân sách nhà nƣớc nhƣ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tƣ nhân, trong quản lý hộ kinh doanh và việc kê khai đăng ký thuế của một số doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn chƣa kịp thời, đầy đủ dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nƣớc.

- Vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho. Đối với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách, một số đơn vị thực hiện không đúng theo quy trình quản lý chi ngân sách, chi thƣờng xuyên không theo nhƣ dự toán nhƣng lại không đề nghị điều chỉnh, giữa dự toán và thực hiện dự toán có sự chênh lệnh lớn, nhƣng vẫn đƣợc chấp nhận quyết toán. Điều này là trái với quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc.

- Đối với các xã, phƣờng, thị trấn thiếu chủ động trong việc bố trí sắp xếp điều hành chi theo dự toán đƣợc giao và khả năng nguồn thu cho phép,

chi không có nguồn đảm bảo dẫn đến tình trạng nợ ngân sách xã ngày càng gia tăng.

- Phân định rõ nguồn chi đầu tƣ với nguồn chi thƣờng xuyên của một số ngành chƣa rõ ràng, trong khi Uỷ ban nhân dân tỉnhVĩnh Phúc đã chỉ đạo cụ thể, dẫn đến có việc giải quyết còn kéo dài.

- Chƣa coi trọng nguyên tắc chi tiêu, đặc biệt là việc lập hồ sơ chứng từ không đồng bộ, thiếu tính pháp lý, quyết toán vốn đầu tƣ chậm, quyết toán chi thƣờng xuyên cũng không đáp ứng thời gian quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc.

- Ngân sách nhà nƣớc còn đầu tƣ dàn trải, nhiều dự án, công trình đã đƣợc thẩm định quyết toán, đã có khối lƣợng hoàn thành song chƣa đƣợc bố trí vốn để thanh toán dứt điểm, khi xây dựng kế hoạch chƣa chủ động bố trí đủ nguồn trả các khoản vay đến hạn, tình trạng đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện vƣợt khả năng ngân sách vẫn còn diễn ra, dẫn đến tình trạng công nợ phát sinh tuy chƣa đến mức thiếu lành mạnh những cũng là một thiếu sót lớn cần khắc phục.

- Tình trạng sử dụng ngân sách ở một số đơn vị còn lãng phí, chƣa thực sự tiết kiệm chống lãng phí, chƣa hiệu quả vẫn còn xẩy ra ở các mức độ khác nhau làm mất lòng tin của cán bộ, nhân dân trong sử dụng tiền của nhân dân, của tập thể, của Nhà nƣớc

- Thực hiện khoán chi ngân sách theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/12/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nay đƣợc thay thế bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 ở một số đơn vị chƣa tích cực, chƣa triệt để nên không có thu nhập tăng thêm, hoặc không giành

Formatted: Dutch (Netherlands)

phần tiết kiệm đạt đƣợc để tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ công tác và điều kiện làm việc. Vẫn còn tƣ tƣởng xin cho ngoài khoán, ngoài chế độ, tạo dƣ luận thiếu minh bạch trong thực hiện Luật ngân sách mới. Một số đơn vị sự nghiệp chƣa thực sự đổi mới cơ chế quản lý phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng hoạt động.

- Về phân cấp quản lý: việc tăng tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho xã, phƣờng gặp khó khăn do tình hình phát triển kinh tế giữa các xã, phƣờng ở các địa bàn khác nhau không đồng đều. Vì vậy, khi tăng tỷ lệ điều tiết thì nguồn thu sẽ tập trung vào các xã, phƣờng có kinh tế phát triển, sẽ không có nguồn để điều hoà chung cho các xã kém phát triển, ít nguồn thu. Một số nhiệm vụ chi gắn trực tiếp với quản lý điều hành của cấp huyện nhƣng chƣa đƣợc phân cấp và cân đối vào dự toán giao ngay từ đầu năm đã không phát huy việc chủ động kế hoạch hoá, sắp xếp điều hành của cấp huyện, gây tràn lan trong thực hiện chi, bị động, thiếu nguồn cho ngân sách cấp trên nhƣ đối với nhiệm vụ chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chi các chƣơng trình của tỉnh: hỗ trợ kiên cố hoá kênh mƣơng, giao thông nông thôn, hỗ trợ xây dựng trƣờng học…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)