Giảm tỉ trọng vốn góp của nhà nƣớc trong các DNNN cổ phần hoá và nới lỏng cơ chế góp vốn đối với cổ đông là ngƣời nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 82 - 84)

nới lỏng cơ chế góp vốn đối với cổ đông là ngƣời nƣớc ngoài

Cổ phần hoá đã góp phần rõ rệt vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển theo hướng hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên quá trình cổ phần hoá ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập mà trước hết chính là việc đối tượng cổ phần hoá còn hẹp trong khi đó nhà nước lại nắm giữ cổ phần chi phối của hầu hết các doanh nghiệp, gần 80% tổng số công ty cổ phần, nhà nước cũng tiếp tục nắm giữ 100% vốn tại 1200 DNNN. Điều này một mặt chứng tỏ Nhà nước vẫn còn đầu tư dàn trải, tràn lan ra phần lớn các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế mặt khác tình trạng này cũng đã hạn chế việc mua cổ phần tham gia đầu tư của công nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức cá nhân và các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Để quá trình cổ phần hoá được tiến hành nhanh và hiệu quả, trước hết nhà nước cần phải giảm tỉ trọng vốn góp trong các DNNN, và theo đó mở rộng quyền mua cổ phần cho các đối tượng khác, như vậy thì sẽ đẩy nhanh được tiến trình cổ phần hoá mà lại giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 109/NĐ - CP ra ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần thay thế Nghị định 187 trong đó có quy định về giới hạn lượng cổ phần người lao động được phép mua. Theo đó người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc. Đây là quy định giới hạn quá thấp cho người lao động trong các DNNN do đó dễ dẫn đến tình trạng người lao động trong các doanh nghiệp này khi cổ phần hoá sẽ không được nắm giữ nhiều cổ phần và mất quyền làm chủ. Bên cạnh việc chiếm giữ khối lượng cổ phần lớn trong các DNNN cổ phần. Hiện nay, các quy định của nhà nước còn hạn chế cho các cổ đông là người nước ngoài như thế sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp cổ phần. Do vậy giải pháp hiện nay đối với vấn đề này đó là:

- Nhà nước cần đưa ra các quy định về số lượng chiếm giữ cổ phần tại các DNNN nhằm giảm dần tỷ trọng vốn góp của các DNNN trong các công ty cổ phần. Đồng thời đưa ra các tiêu chí rõ ràng trong việc nắm giữ khối lượng cổ phần chi phối tại các công ty cổ phần hoá, trong các lĩnh vực ngành nghề cần thiết theo phương châm “nắm lớn, buông nhỏ” như Trung Quốc. Điều đó sẽ tránh đầu tư không cần thiết vào những ngành, lĩnh vực không quan trọng và có thể tập trung vốn cao hơn cho những ngành quan trọng theo đúng chủ trương đã đề ra (hiên nay nhà nước chỉ đầu tư vào 19 lĩnh vực trọng yếu).

- Cần đưa ra các quy định nhằm giúp người lao động có thể làm chủ trong các Doanh nghiêp cổ phần như nới lỏng quy đinh về việc mua số lượng cổ phần cho người lao động làm việc tại các công ty được cổ phần hoá, thậm trí tỷ lệ sở hữu của người lao động có thể tới 30% lượng cổ phiếu. Vì như vậy người lao động có thể trở thành cổ đông chiến lược của doanh nghiệp, gắn bó với doanh nghiệp và sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần nới lỏng các quy định mua cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, cho phép góp vốn, mua cổ phần trong Doanh nghiệp nhà nước không hạn chế, trừ một số ngành nghề nhà nước cần nắm cổ phần chi phối. Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua không quá 30% cổ phần bằng tiền đồng Việt Nam trong các DNNN phát hành cổ phiếu lần đầu trong quá trình cổ phần hoá. Ngoài ra đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ do phương án của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc nhà đầu tư nước ngoài nắm nhiều cổ phần hơn trong các doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ giúp các doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài, đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có kinh nghiệm khi tham gia vào quá trình quản lý. Như thế chúng ta sẽ tiếp thu được kinh nghiệm điều hành của các nước phát triển trên thế giới và áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp thích ứng hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế.

- Xoá bỏ sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và được mua cổ phần ưu đãi giảm giá 20%. Quy định này cho thấy còn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm

lực về tài chính, kinh nghiệm tổ chức quản lý chưa được xác định là nhà đầu tư chiến lược. Trong thực tế triển khai có những đơn vị đã xác định nhà đầu tư chiến lược là người lao động trong doanh nghiệp và là các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ của Tổng công ty làm hạn chế khả năng huy động vốn trong xã hội, thay đổi phương thức quản lý. Việc quy định giảm 20% giá bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược đã làm giảm khoản thu của Ngân sách từ cổ phần hoá, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng góp vốn mua cổ phần muốn tham gia quản trị doanh nghiệp về cơ bản đều có tiềm lực về tài chính, họ cần được ưu đãi quyền mua cổ phần hơn là ưu đãi giảm giá.Cần xoá bỏ sự cách biệt giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện tốt các mục tiêu cổ phần hoá thông qua sự tham gia góp vốn và quản lý của nhà đầu tư tiềm năng, dự kiến sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng là nhà đầu tư chiến lược nhưng không ưu đãi giảm giá, cụ thể:

+ Nhà đầu tư chiến lược bao gồm cả các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước như: người sản xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp; người cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm của doanh nghiệp; người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý, không bao gồm người lao động trong doanh nghiệp và các pháp nhân trong cùng Tổng công ty khi cổ phần hoá các đơn vị thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc của tổng công ty.

+ Giá bán cho các nhà đầu tư chiến lược được thực hiện theo giá đấu thành công của từng nhà đầu tư hoặc theo giá thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường.

Nhìn chung, việc giảm tỉ lệ vốn góp nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần là để doanh nghiệp tự mạnh lên, tránh tình trạng dựa dẫm vào nhà nước mà hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Đồng thời cũng sẽ tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, nhà nước sẽ có điều kiện để tích tụ và tập trung vốn vào những lĩnh vực then chốt phát huy được vai trò kinh tế, chính trị xã hội của mình trong nền kinh tế mở như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)