Nhìn lại quá trình cải cách của DNNN gần 20 năm qua, có thể đưa ra những nhận xét đánh giá như sau:
Thư nhất, số lượng DNNN giảm đồng thời phạm vi hoạt động đã được thu hẹp lại
Sau những nỗ lực thực hiện cải cách, số lượng DNNN đã giảm xuống đáng kể. Năm 1990 số lượng DNNN là 12.300 doanh nghiệp, bằng các biện pháp tổ
chức sắp xếp lại DNNN đã giảm xuống còn 6.310 doanh nghiệp năm 1995, năm 2001 giảm xuống còn 5.355 doanh nghiệp. Đến cuối năm 2006 chỉ có 2.176 doanh nghiệp và tính đến tháng 7/2008 cả nước có 1.720 doanh nghiệp trong đó có 7 Tập đoàn kinh tế, 11 Tổng công ty 91, 76 Tổng công ty 90 và 1.099 doanh nghiệp độc lập
Cùng với việc giảm bớt số lượng DNNN, phạm vi hoạt động của các DNNN cũng thu hẹp lại. Từ chỗ trước đây DNNN tồn tại trong 60 lĩnh vực, ngành nghề thì đã giảm xuống còn 39 lĩnh vực và hiện nay chỉ còn 19 lĩnh vực. Đó là các lĩnh vực: Sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến và cung ứng than và các khoáng sản quan trọng; luyện kim; Hoá chất và phân bón hoá học; Xây dựng; Hoá dược; Đường sắt; Sản xuất xi măng; Cơ khí chế tạo; Bưu chính viễn thông, điện tử; Hàng không; Hàng hải; Ngân hàng; Kinh doanh buôn bán lương thực; Sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp phụ trợ quan trọng; Bảo hiểm. Hiện nay, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở 524 doanh nghiệp thành viên, trên 50% vốn điều lệ ở 738 doanh nghiệp thành viên và dưới 50% vốn điều lệ ở 672 doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Việc thu hẹp phạm vi hoạt động giúp nhà nước tập trung được nhiều vốn hơn vào những doanh nghiệp trọng yếu từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh về vốn và năng lực sản xuất của của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
9300 6310 6310 5355 4596 4056 2176 1906 1720 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 Doanh nghiệp 1992 1995 2001 2004 2005 2006 2007 T7/ 2008 Năm Số lượng DNNN thời kỳ 1992-T8/2008 Số lượng DN
(Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2008)
Như vậy, việc thu hẹp khu vực DNNN cũng đồng nghĩa với mở rộng phạm vi hoạt động của khu vực tư nhân kể cả cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là tiến trình cơ bản để nền kinh tế Việt Nam nói chung, DNNN nói riêng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Thứ hai, qui mô DNNN đã lớn hơn trước là điều kiện thuận lợi cho DNNN trong cạnh tranh.
Xét về quy mô vốn, nếu như năm 1994 số DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 50% tổng số doanh nghiệp thì đến năm 2000 số đó chỉ là 25%. Số lượng DNNN có vốn nhỏ hơn 5 tỷ đồng, đặc biệt là DN có số vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng giảm mạnh trong khi số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ tăng, trong đó số doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ tăng từ 223 doanh nghiệp năm 2000 lên đến 260 doanh nghiệp năm 2002, năm 2006 là trên 500 doanh nghiệp. Vốn bình quân của DNNN tăng lên, từ 145,9 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2001 lên tới 265,1 tỷ đồng năm 2004 và 327,5 tỷ đồng năm 2006. Nguồn vốn cho các DNNN đã giảm đi gần một nửa trong thời kỳ 1991 -2005, từ 90% tổng vốn cho nền kinh tế xuống còn 51,2% năm 2005, và năm 2007 chiếm 40%.
Mặc dù nguồn vốn rót xuống các DNNN của Nhà nước giảm đi nhưng quy mô nguồn vốn của các DNNN không ngừng tăng lên trong thời gian này như đã chỉ ra ở trên cho thấy nguồn vốn của DNNN được huy động từ các nguồn khác nhau chứ không chỉ trông chờ từ vốn Nhà nước. Điều này chứng tỏ các DNNN đã tự chủ hơn về vốn, nguồn vốn đa dạng hơn. Đặc biệt nguồn vốn lớn chủ yếu tập trung ở các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty, tổng số vốn của các DNNN là 214.000 tỷ đồng nhưng vốn của các Tập đoàn , Tổng công ty chiếm tới 171.000 tỷ đồng trong năm 2006. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiêp tính đến tháng 6/2008, tổng vốn của các DNNN là 402.815 tỷ đồng, và chỉ tính riêng năm 2007, các Tập đoàn và Tổng công ty đã đầu tư vào các công ty con trên 57.078 tỷ đồng, đầu tư vào các công ty liên kết là trên 34.482 tỷ đồng, đầu tư dài hạn khác trên 33.545 tỷ đồng. Ba Tập đoàn kinh tế lớn là Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã lắm giữ khối lượng vốn trên 113.000 tỷ đồng.
Như vậy việc hình thành các Tập đoàn kinh tế lớn sẽ giúp Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các Công ty lớn trên thế giới khi chúng ta tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Vì với lượng vốn lớn hơn, các DNNN có điều kiện để đổi mới trang thiết bị, tăng năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là điều kiện để các DNNN nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ ba, các DNNN được trao quyền tự chủ ngày càng nhiều hơn, bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả hơn.
Trước Đổi mới (1986), khi chúng ta áp dụng cơ chế quản lý Kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế trở nên trì trệ, các DNNN hoạt động kém hiệu quả, hầu hết các DNNN đều thua lỗ. Từ sau năm 1986, chúng ta chủ trương đổi mới nền kinh tế và trước hết là đổi mới về cơ chế quản lý trong đó có cơ chế quản lý tại các DNNN. Theo sự đổi mới này, các DNNN dần dần được giao quyền tự chủ. Nhà nước đã giảm bớt sự can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, giao cho các DNNN tự hoạch toán lỗ lãi. Nhà nước bãi bỏ chế độ duyệt quỹ lương và biên chế lao động với đơn vị cơ sở. Nhà nước cho phép
các đơn vị kinh tế cơ sở được chủ động vay vốn hoặc liên doanh với các đơn vị kinh tế khác, kể cả với nước ngoài để tăng vốn đầu tư, đổi mới công nghệ. Có thể nói việc nhà nước mở rộng quyền tự chủ kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN thích ứng với cơ chế mới. Hoạt động của các DNNN đã chú trọng hơn đến kết quả và hạch toán đầy đủ trong kinh doanh.
Bên cạnh đó các DNNN cũng đã chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đã đầu tư rất nhiều cho công nghệ, xúc tiến việc mở rộng thị trường kinh doanh, và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Các DNNN đều tích cực tìm kiếm các thị trường trong và ngoài nước để việc hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối đa. Đây có thể coi là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy DNNN phát triển trong chương trình cải cách của chúng ta.
Song song với việc được trao quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường khi không có sự bao cấp của nhà nước, các DNNN cũng đổi mới bộ máy quản lý, giúp bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả hơn. Trước đây, mọi hoạt động của DNNN đều tuân theo chỉ tiêu, mệnh lệnh của cấp trên trực thuộc quản lý, nhưng hiện nay, các DNNN đã tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bản thân các DNNN phải tự tìm đầu ra, đầu vào để bảo đảm sự tồn tại của chính doanh nghiệp mình. Do vậy, các DNNN cần phải có một bộ máy quản lý hiệu quả trong đó những người lãnh đạo doanh nghiệp là những người có khả năng kinh doanh, khả năng nắm bắt thị trường và có trình độ chuyên môn cao. Việc mở rộng quyền kinh doanh vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình cải cách DNNN. Đồng thời cũng chính việc giao quyền tự chủ kinh doanh nên các DNNN sẽ hoạt động theo cơ chế thị trường trong đó những người có khả năng mới có thể giúp doanh nghiệp thích ứng với cơ chế mới.
Cùng với việc gia tăng những nhà quản trị giỏi trong các công ty nhà nước, bộ máy các DNNN cũng được giảm bớt dần để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tránh tình trạng cồng kềnh. Có thể nói, hiện nay, bộ máy quản lý của các DNNN đã được cải thiện rất nhiều đặc biệt là từ khi Việt nam hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và khu vực, trong các Nhà nước hiện nay có rất nhiều những doanh nhân tài năng, có khả năng nắm bắt thị trường và điều hành các doanh nghiệp nhà nước. Thêm vào đó, bộ máy các phòng ban trong công ty cũng được tinh giản nhằm để tránh cồng kềnh và khắc phục được cơ chế mệnh lệnh hành chính, tất cả đều được vận hành theo nguyên tắc của thị trường.
Thứ tư, hiệu quả hoạt động của các DNNN cao hơn trước.
Trong quá trình cải cách theo hướng hội nhập, hiệu quả hoạt động của các DNNN không ngừng được cải thiện. Các DNNN đang ngày càng phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Hiện nay số doanh nghiệp nhà nước tuy chỉ chiếm 3,6%, nhưng đã chiếm 32,7% tổng số lao động, 54,9% tổng số vốn, 51,1% giá trị tài sản cố định, 38,8% doanh thu của các doanh nghiệp. Tính đến tháng 6/2008, có 97% DNNN hoạt động kinh doanh có lãi và chỉ có 3% hoạt động kinh doanh thua lỗ. Số vốn đầu tư cho các DNNN đặc biệt là các Tổng công ty và các Tập đoàn kinh tế là rất cao. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN, tính đến 31/12/2007 số vốn huy động của 70 Tập đoàn và TCT nhà nước lên đến 488.269 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu của họ chỉ có 323.208 tỷ đồng, tức là gấp 1,4 lần chủ sở hữu. Ngoài ra hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đang ngày hiệu quả, thể hiện:
Trước hết là về tình hình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, một số doanh nghiệp nhà nước, nhất là các Tập đoàn, các Tổng công ty có lợi thế kinh doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt đã có kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh khá cao. Năm 1998 số doanh nghiệp làm ăn có lãi và hoà vốn trong tổng số DNNN chỉ là 40%, năm 2002 là 76,9% năm 2005 là trên 90% và đến tháng 7/2008 là 93%. Theo số liệu báo cáo của 7 Tập đoàn , 11 Tổng công ty 91 và 56 Tổng công ty 90 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2008 tổng doanh thu ước đạt 510.811 tỷ đồng, đạt 59,3% kế hoạch năm, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2007: Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 76.329 tỷ đồng, đạt 53,5% kế hoạch, tăng 72% so với cùng kỳ; Tổng nộp ngân sách 78.066 tỷ đồng, đạt 68,4% kế hoạch, tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2007. Doanh thu của một Tập đoàn tính đến hết năm 2007 là khá lớn như Tập đoàn dầu khí Việt Nam đạt trên 42,3 nghìn tỷ
đồng, lợi nhuận đạt trên 24,9 nghìn tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính viễn thông doanh thu hơn 32,8 nghìn tỷ đồng, lơi nhuận là 11,6 nghìn tỷ đồng; Tập đoàn Than khoáng sản Việt nam doanh thu là trên 22,8 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận là trên 3,1 nghìn tỷ đồng… Những đơn vị đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước là Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (trên 3,1 nghìn tỷ đồng), Tổng công ty rượu, bia, nước giải khát Sài gòn (trên 2,1 nghìn tỷ đồng)… Có thể nói những đóng góp này thực sự là những “quả đấm” mạnh của nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN trên thị trường.
Tỷ suất lợi nhuận ở các DNNN cũng đã được tăng lên phản ánh hoạt động của DNNN đã có hiệu quả hơn: tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN năm 2000 là 2,35% năm 2003 tăng lên 2,9%; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tương ứng là 3,95% và 4,18%. Những con số này cho thấy những biện pháp cải cách các DNNN đã mang lại kết quả khả quan, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.
Thứ nữa là về tình hình nợ xấu của các DNNN cũng đã được xử lý một phần. Theo kết quả thống kê, đến hết quý I/2005, tổng số nợ tồn đọng của DNNN là 3.645 tỷ đồng, đã xử lý được 2.728 tỷ đồng. Năm 2000, doanh thu thuần của khu vực DNNN là 444.673 tỷ đồng, chiếm 54,91% tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đến năm 2005 con số này tăng lên tương ứng là 666.022 tỷ đồng và 46,38%, năm 2006 là 708.045 tỷ đồng và chiếm 41,18% doanh thu các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Lợi nhuận của các DNNN trước thuế là 20.146 tỷ đồng, năm 2003 là 28.192 tỷ đồng. Theo xếp loại DNNN của Bộ tài chính năm 2007, có 44,4% xếp loại A, 39,5% xếp loại B, 16,1% xếp loại C cũng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cao hơn trước.
Bên cạnh đó một số chỉ tiêu như tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước so với doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của khu vực DNNN cũng được cải thiện. Năm 2002, tỷ lệ nộp ngân sách của DNNN là 6,92% so với doanh thu, đến năm 2004 tăng lên 9,27%. Đồng thời tỷ lệ trên vốn cũng tăng, năm 2002 là 2,351% và năm 2005 tăng 3,4%, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh tăng 0,247% so với năm 2002.
Bảng 2.2: Bảng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2000 2002 2004 2005 2007 DNNN 444.673 611.167 708.045 838.395,6 498.261 DN ngoài Nhà nước 203.156 362.657 637.371 851.003 600.000 DN có vốn đầu tư nước ngoài 161.957 221.078 373.985 468.403,5 537.201 ( Nguồn: Tổng cục Thống kế)
Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực DNNN cũng được giữ mức cao và khá ổn định, dao động trong khoảng từ 7,1% đến 7,7%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực DNNN khoảng 7,41%/năm. Chỉ riêng năm 2005, tốc độ tăng trưởng của các DNNN đạt 7,4%, năm 2007 là 8,48%. Mặc dù nếu đem so sánh với tốc độ tăng trưởng của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tốc độ tăng trưởng của DNNN thấp hơn, tuy nhiên nếu đem so với chính bản thân các DNNN thì tốc độ này tương đối cao và ổn định hơn so với thời kỳ trước.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trƣởng GDP theo khu vực kinh tế
(Đơn vị: %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nền KT 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,17 8,48
DNNN 7,4 7,1 7,6 7,7 7,4 7,2 7,5
Ngoài QD 6,5 7,1 7,1 7,8 9,2 8,5 8,7
(Nguồn: Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2007 – Viện quản lý kinh tế Trung Ương)
Tỷ lệ đóng góp của các DNNN vào nền kinh tế khá lớn. Xét về tỷ trọng GDP của DNNN giai đoạn từ 1980 đến nay đã tăng lên đáng kể. Năm 1980, đóng góp vào GDP của DNNN chỉ đạt 35,5% đến năm 1995 đạt 40,18%, năm 2004 là 39,23%, năm 2007 là khoảng trên 40%. Đồng thời trong giai đoạn này, khu vực DNNN đóng góp vào GDP của nền kinh tế tăng về số lượng tuyệt đối,
nhất là từ năm 2000 trở lại đây. Năm 2000, đóng góp vào GDP của khu vực DNNN là 170.141 tỷ đồng, năm 2003 là 239.763 tỷ đồng đến năm 2005 con số này tăng lên 321.942 tỷ đồng. Việc đóng góp này chứng tỏ các DNNN đã hoạt động hiệu quả và thể hiện rõ vai trò là các Doanh nghiệp trụ cột trong nền kinh tế. Đồng thời cũng chứng tỏ được khả năng thích nghi của các DNNN trong điều kiện hội nhập và mở cửa nền kinh tế, xứng đáng là các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới của Việt Nam.
Bảng 2.4: Vốn sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2007
DN Nhà nước 670.234 858.560 932.942 1.128.483 1.338.255 387.623 DN ngoài quốc doanh 98.348 202.396 289.625 422.892 607.271 832.145 DN có vốn đầu tư nước
ngoài 229.841 291.120 344.611 414.789 489.521 532.248
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam)
Như vậy nhìn chung trong quá trình cải cách, các DNNN đã có nhiều