2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với cải cách DNNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. kinh tế quốc tế.
Như trên đã thấy, quá trình cải cách DNNN ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã đạt được nhiều thành công, song so với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì tiến trình cải cách DNNN ở Việt Nam càng nhiều bất cập, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới. Đó là:
Một là, vai trò chi phối của nhà nước trong các DNNN cổ phần hoá còn lớn, hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc tế.
Cổ phần hoá tuy đã có những kết quả bước đầu nhưng so với yêu cầu của đổi mới và hội nhập thì còn chậm và vai trò chi phối của nhà nước còn lớn. Hiện nay, tổng số vốn của các DNNN đã cổ phần hoá mới chỉ chiếm 12% tổng số vốn DNNN trong đó nhà nước vẫn giữ nhiều cổ phần, bình quân là 46,5%, đặc biệt là vẫn nắm giữ chi phối tới 38% số DNNN đã cổ phần hoá. Việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hoá chưa được nhiều, thời gian tiến hành cổ phân hoá còn dài. Việc cổ phần hoá thường xuyên không đạt mục tiêu đề ra. So với đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thì số DNNN được cổ phần hoá chưa đạt 80%. Việc cổ phần hoá còn nhiêu bất cập như:
Thứ nhất, trong các công ty cổ phần Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ vốn quá cao trong tổng số vốn điều lệ các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá. Tính đến tháng 6/2008, nhà nước giữ 100% vốn điều lệ ở 524 doanh nghiệp thành viên, giữ 50% vốn điều lệ ở 738 doanh nghiệp thành viên, 50% vốn điều lệ ở 672 doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Trong khi đó tỷ lệ vốn này của lao động – cổ đông trong doanh nghiệp và của các cổ đông ngoài doanh nghiệp thì thấp, tương ứng là 38,1% và 15,4%. Hầu hết số DNNN được cổ phần hóa là những doanh nghiệp vừa và nhỏ mà vốn Nhà nước thường tập trung ở doanh nghiệp lớn.
Đồng thời, khi Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối ở gần 80% tổng số công ty cổ phần, Nhà nước cũng tiếp tục nắm giữ 100% vốn tại 1.200 DNNN. Điều này cho thấy Nhà nước vẫn còn đầu tư dàn trải, tràn lan ra phần lớn các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. Tình trạng này cũng đã hạn chế việc mua cổ phần tham gia đầu tư của công nhân viên trong doanh nghiệp đặc biệt là của các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp ở trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, đối tượng cổ phần hoá còn hẹp, dẫn đến kết quả cổ phần hoá còn nhỏ bé so với toàn bộ nền kinh tế nói chung và khu vực DNNN nói riêng. Theo số liệu của ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, có tới 74% doanh nghiệp cổ phần hoá là doanh nghiệp Nhà nước địa phương, chỉ có 6% là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty 91. Cá biệt một số DNNN cổ phần hóa có quy mô tương đối lớn (hơn 20 tỷ đồng) nhưng Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối mặc dù không thuộc ngành, lĩnh vực Nhà nước cần chi phối. Vì đối tượng cổ phần hoá như vậy nên các doanh nghiệp đã cổ phần hoá chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng nguồn lực các DNNN nói chung. Theo số liệu của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá chỉ chiếm khoảng 6% - 7% so với toàn bộ khu vực DNNN.
Thứ ba, tiến trình cổ phần hoá của các DNNN còn rất chậm. Về số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa so với các đề án của bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 do thủ tướng phê duyệt mới chỉ thực hiện được khoảng 80%. Nhiều bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty kết quả cổ phần hoá còn thấp; hàng loạt đề án mới chỉ đạt 15% - 30%, có Tổng công ty 91 đến nay vẫn chưa cổ phần hoá được một doanh nghiệp nào. Về thời hạn cổ phần hoá, tuy đã rút bớt gần 1 tháng song vẫn còn quá dài để hoàn tất cổ phần hoá một doanh nghiệp bình quân phải tới 437 ngày (ở địa phương: 422 ngày, ở bộ 443 ngày, ở Tổng công ty 91: 554 ngày)
Thư tư, còn nhiều hạn chế trong quy trình cổ phần hoá. Đó là chưa có các quy định về trình tự, thủ tục và phương thức cổ phần hoá Tổng công ty cũng như đối với các DNNN có cơ cấu quản lý phức tạp, nhiều bộ phận, nhiều đơn vị thành viên. Ví dụ như cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước thì việc áp dụng các quy định về xử lý nợ nhưng dùng nguồn dự phòng đề bù đắp, giảm
lãi tại thời điểm cổ phần hoá, trừ vào vốn Nhà nước cũng không thích hợp vì chỉ cần xuất hiện một khoản nợ không có khả năng thu hồi với mức độ như vụ án EPCO – Minh Phụng cũng có thể làm cho vốn Nhà nước tại các ngân hàng này còn lại không đáng kể.
Thư năm, cơ chế chính sách cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, vì vậy không khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Chưa có hướng dẫn cơ chế tài chính, chính sách tiền lương … nên nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá vẫn tiếp tục vận dụng các cơ chế, quy định của DNNN. Không nghiêm túc thực hiện quy định doanh nghiệp cổ phần hoá được vay vốn tại các ngân hàng thương mại của Nhà nước với cơ chế và lãi suất như đối với DNNN. Chưa phân dịnh rõ và nhận thức đúng vai trò của người đại diện sở hữu cổ phần Nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần Nhà nước tại công ty về thẩm quyền và trách nhiệm của họ.
Thứ sáu, hầu hết các DNNN sau khi cổ phần hoá vẫn sử dụng gần như toàn bộ cán bộ quản lý cũ. Theo kết quả điều tra thì sau khi cổ phần hoá, 81,5% giám đốc các doanh nghiệp được giữ nguyên chức vụ, khoảng 78% chức vụ phó giám đốc, kế toán trưởng không thay đổi và không có doanh nghiệp nào sau cổ phần hoá thực hiện cơ chế thuê giám đốc điều hành.
Bên cạnh đó nhiều mục tiêu của cổ phần hóa chưa đạt, chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư. Trong số các DNNN được cổ phần hoá trước 1998, có khoảng 40% số doanh nghiệp không có cổ đông là người doanh nghiệp. Nhà nước còn giữ lại một tỷ lệ đáng kể cổ phần trong các công ty cổ phần khiến cho cổ phần mang tính khép kín, nội bộ. Đồng thời các biện pháp định giá tài sản doanh nghiệp trước cổ phần hóa không dựa trên nguyên tắc thị trường. Việc nhà nước vẫn nắm giữ số lượng lớn trong các doanh nghiệp cổ phần hoá như hiện nay khiến các DNNN hoạt động không có hiệu quả và không đáp ứng được những đòi hỏi của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, quá trình cải cách mới chỉ tạo ra sự thay đổi về lượng chứ chưa có sự thay đổi về chất thật sự dẫn đến năng lực hội nhập của các DNNN còn rất yếu kém.
Việc thành lập các Tập đoàn và các Tổng công ty đã phát huy tác dụng tích cực, có chuyển biến tốt về sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm các cân
đối lớn cho nền kinh tế quốc dân, giúp Việt Nam có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hình thành và phát triển của các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế có tác dụng như: thúc đẩy việc tích tụ và tập trung vốn, đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển theo chiến lược định hướng chung, tăng cường sức mạnh tham gia đấu thầu, mở rộng thị trường, bảo lãnh vay tín dụng, điều hoà vốn nhàn rỗi giữa các doanh nghiệp thành viên, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên còn khó khăn… năng cao được năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt nam trên thị trường. Tuy nhiên quá trình hình thành và phát triển của các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế cũng còn nhiều hạn chế
Trước hết là vấn đề vốn, sau hơn 10 năm hoạt động quy mô vốn của các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế của Việt Nam còn quá nhỏ so với các Tập đoàn trong khu vực. Về trình độ tích tụ và tập trung vốn, các Tổng công ty 90 có vốn trên 500 tỷ đồng chỉ có 13%, các Tổng công ty có vốn dưới 100 tỷ đồng chiếm đến 35%, và có nhiều Tổng công ty có vốn dưới 50 tỷ đồng. Các Tổng công ty 91 có mức vốn khá hơn nhiều nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn chưa tương xứng với mức đầu tư và những ưu đãi mà Nhà nước dành cho. Tính đến tháng 6/2005, trong số 18 Tổng công ty 91 có tới 14 Tổng công ty có số vốn dưới 1.000 tỷ đồng. Với số vốn nhỏ như vậy, các Tập đoàn sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế và như vậy sẽ rất khó khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo báo cáo của 70 Tập đoàn , Tổng công ty thì có 30 Tập đoàn , Tổng công ty có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm chí nhiều đơn vị vượt trên 20 lần như Tổng công ty Xây dựng công trình số 5 gấp 42 lần, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Viêt Nam gấp 21,8 lần.
Bên cạnh đó, hạn chế của mô hình này về mặt quản lý là vai trò của Tổng công ty, Tập đoàn với các công ty thành viên rất mờ nhạt. Bởi vì vốn của Tổng công ty chính là vốn Nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại nên vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các đơn vị chủ yếu tồn tại trên văn bản. Ở các Tổng công ty, Tập đoàn sau khi thành lập không có sự minh bạch về sở hữu. Vốn của các Tổng công ty và các công ty thành viên
vẫn là vốn của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân. Vậy nên, tổng giám đốc các đơn vị này là những chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không thuộc sở hữu của họ dẫn đến tình trạng tham ô, lãng phí xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Nguồn vốn của các Tổng công ty phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách cấp và vay tín dụng. Cơ chế tài chính hiện hành và cơ cấu đơn sở hữu chưa khuyến khích việc tăng cường tích tụ tái đầu tư vốn hay huy động các nguồn lực đầu tư khác. Ngoài ra việc hỗ trợ công nghệ, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên không đạt được yêu cầu như mong muốn. Nhiều công ty còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không tạo được năng lực cạnh tranh với các đối thủ Tập đoàn nước ngoài. Phần lớn các Tổng công ty ở Việt nam hiện nay là đơn ngành và được hình thành theo mệnh lệnh hành chính. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và không có sự găn kết về vốn, lao động, công nghệ, thị trường và có một hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh ở cấp Tổng công ty đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh ở các công ty thành viên. Lý do quan trọng là Việt Nam đã thành lập các Tổng công ty bằng biện pháp hành chính không tương thích với các quy luật khách quan của KTTT do vậy hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty này không tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vì thế còn yếu kém hơn nhiều so với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, các Tập đoàn kinh tế lớn lại đang xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, tràn lan sang nhiều lĩnh vực không phải là chủ chốt của mình. Theo báo cáo của 70 Tập đoàn, Tổng công ty thì có 28 Tập đoàn, Tổng công ty hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư thành lập chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài Tập đoàn. Ví dụ như Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29 tỷ đồng. Việc đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực trên sẽ tạo ra mối nguy hiểm rủi ro rất lớn đồng thời dễ mất dần vai trò chủ đạo của các Tổng công ty, Tập đoàn nhất là khi các Tập đoàn này được thành lập với mục tiêu là tạo ra những “cú đấm thép” cho nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Có thể nói, việc hình thành các Tập đoàn kinh tế lớn sẽ là một thế mạnh của Doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập. Tuy nhiên các Tập đoàn kinh tế này cần phải có nhiều biện pháp, quy chế đổi mới nhằm nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ba là, các giám đốc trong DNNN sau cổ phần hoá chưa thật sự có quyền tự chủ trong điều hành hoạt động của công ty đã làm giảm tính chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn các nước có nền kinh tế phát triển cho thấy, vai trò của người lãnh đạo trong một công ty là rất quan trọng. Họ chính là người dẫn dắt doanh nghiệp phát triển nhất là trong thời kỳ hội nhập vai trò đó càng được đề cao hơn nữa. Tuy nhiên hiện nay, vai trò quản lý của các giám đốc các doanh nghiệp còn hạn chế và mờ nhạt trong các DNNN. Hầu hết mọi quyết định của các giám đốc đều phải thông qua sự quyết định của một Hội đồng quản trị do nhà nước lập ra.Quyền quyết định của các giám đốc tại công ty cổ phần bị thu hẹp, tất cả đều hoạt động theo mệnh lệnh do cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng quản trị đề ra. Chính vì thế mà vai trò của các giám đốc trong DNNN hầu như không có. Điều đó là do:
+ Vốn của các DNNN là vốn Nhà nước trên sổ kế toán của các công ty, do vậy việc điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các đơn vị chủ yếu tồn tại trên văn bản và do các cơ quan điều phối nhà nước chỉ đạo; còn giám đốc các DNNN hầu như không có quyền can thiệp. Đồng thời vốn của các DNNN là vốn của Nhà nước cũng tức là vốn của toàn dân nên giám đốc các đơn vị này là những chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không thuộc sở hữu của họ nên hầu hết các giám đốc không có quyền tự chủ về mạt tài trính thậm trí tình trạng vốn là sở hữu toàn dân còn dẫn đến việc tham ô, lãng phí xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời cơ chế tài chính hiện hành chủ yếu là theo cơ chế bao cấp, nhà nước rót vốn vào các DNNN như vậy một mặt các giám đốc DNNN không thể tự chủ được một mặt còn dẫn đến tình trạng hoàn toàn thụ động về việc huy động vốn khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Những DNNN hiện nay vận hành chủ yếu theo kiểu hành chính, bản thân các lãnh đạo chỉ là người được nhà nước cử để quản lý và kinh doanh vốn của Nhà nước nên mọi quyết định trong doanh nghiệp đều tuân thủ quy trình hành
chính. Một giám đốc DNNN lấy ví dụ muốn mua sắm hay đầu tư cái gì, dù nhỏ cũng phải tuần tự lên kế hoạch, làm tờ trình, xin được phê duyệt, gọi thầu, đấu thầu, nếu bỏ qua một trong các bước đó đã có thể bị truy cứu về tội “cố ý làm