Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương của Nhà nước nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp tạo động lực mới trong quản lý doanh nghiệp, góp phần cơ cấu lại DNNN trong toàn bộ nền kinh tế. Chủ trương này đã được Nhà nước nêu ra trong Quyết định 217 - HĐBT ngày 14/11/1987. Đến năm 1990, Chính phủ ra Quyết định 143 - HĐBT ngày 10/5/1990 để điều chỉnh và bổ sung cho Quyết định 217, trong đó đề cập đến việc nghiên cứu và làm thử việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần. Tuy nhiên, trên thực tế lúc bấy giờ chưa thể triển khai do điều kiện khách quan và chủ quan chưa chín muồi để thực hiện cổ phần hoá. Cho đến năm 1992, vấn đề cổ phần hoá DNNN được Nhà nước chú ý một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. Chính phủ đã ban hành Quyết định 202 - HĐBT ngày 8/6/1992 kèm theo đề án chuyển 7 DNNN được Chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành Công ty cổ phần và Chỉ thị 84/TTg (4/3/1993) về: " Xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá sở hữu DNNN". Chương trình cổ phần hoá của Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu chính như sau:
- Đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lý DNNN với việc xác định rõ ràng chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở chuyển một phần tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp thành sở hữu của các cổ đông sẽ cải thiện được tình trạng vô chủ ở các DNNN và gắn trách nhiệm của chủ sở hữu với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Thu hút và huy động nguồn vốn bên ngoài để bổ sung tình trạng thiếu hụt vốn của các DNNN hiện nay, trong điều kiện Ngân sách Nhà nước có hạn và phải tập trung vào các lĩnh vực chiến lược hơn.
- Gắn bó trách nhiệm của người lao động với hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc bán một số cổ phần nhất định cho công nhân trong doanh nghiệp.
Chương trình cổ phần hoá thí điểm được lập ra một cách toàn diện bao gồm các nội dung chính như: Xác định đối tượng được chọn làm thí điểm là các doanh nghiệp có quy mô vừa, đang kinh doanh có lãi hoặc có triển vọng hoạt động tốt, không thuộc diện doanh nghiệp Nhà nước cần đầu tư 100% vốn. Xác định đối tượng được mua cổ phiếu là người lao động trong và ngoài doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội trong nước; và xác định chính sách ưu tiên và quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần như: người lao động được ưu tiên mua cổ phiếu theo hình thức trả chậm và được hưởng các chính sách chế độ phù hợp.
Quá trình cổ phần hoá được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn thí điểm (từ 6/1992 đến 4/1996), giai đoạn mở rộng cổ phần hoá (từ 5/1996 đến 6/1998), giai đoạn thúc đẩy (từ 7/1998 đến nay).
Giai đoạn thí điểm, trong giai đoạn này cả nước chọn hơn 30 doanh nghiệp Nhà nước đăng ký cổ phần hoá tuy nhiên trong năm năm thực hiện kế hoạch chỉ có 5 DNNN được chuyển thành công ty cổ phần.
Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá, sau khi có Nghị định 28/CP ra đời, đã có hơn 200 doanh nghiệp đăng ký nhưng cũng chỉ chuyển đổi được 25 DNNN thành công ty cổ phần.
Trong giai đoạn thúc đẩy cổ phần hoá, chỉ tính riêng đến tháng 8/1998 sau khi có Nghị định 44, đã có 90 DNNN được cổ phần hoá, gấp hơn 3 lần so với kết quả thời gian trước. Năm 1999 được xem là năm "bội thu" của công cuộc cổ phần hoá DNNN, với số DNNN đã cổ phần hoá xong là 250 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã cổ phần hoá có vốn Nhà nước dưới 10
tỷ đồng chiếm 94,3% và đạt trên 10 tỷ chiếm 5,7%. Trong tổng số các doanh nghiệp cổ phần hoá thì 60,6% thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 37% thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ; 9,9% thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; 4,7% thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản. Các doanh nghiệp cổ phần hoá tập trung tại các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương (75,8%), chiếm khoảng trên 15% tổng số các DNNN do địa phương quản lý. Từ năm 2001 -2005, cả nước sắp xếp được 3.245 doanh nghiệp trong tổng số 5.655 DNNN, trong đó cổ phần hoá được 2.089 doanh nghiệp. Trong năm 2007, đã sắp xếp được 650 DNNN, cổ phần hoá được 550 doanh nghiệp. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp, tính đến tháng 8/2008, tổng số DNNN được sắp xếp là 5.366 doanh nghiệp, trong đó nhiều nhất là sắp xếp theo hình thức Cổ phần hoá được 3.786 doanh nghiệp 6
Hình 2.1: Số lƣợng DNNN cổ phần hoá thời kỳ 2000 - tháng 8/2008 250 212 172 2089 2935 3756 3786 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Doanh nghiệp 2000 2001 2002 2005 2006 2007 T8/ 2008 Năm Số lượng DN được CPH Số lượng DN
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ban chỉ đạo đổi mới DNNN)
Nhìn chung trong suốt thời gian từ 1996 đến nay, tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Quá trình cổ phần hoá đã có tác động tích cực đến tình hình hoạt động của các DNNN, giúp các DNNN hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Về cơ bản, các DNNN sau cổ phần hoá đều có lãi, đời sống của người lao động
được cải thiện: tính đến năm 2007, trong số các DNNN cổ phần hoá sau một năm trở lên thì bình quân vốn điều lệ đều tăng 58,6%, doanh thu tăng 48,2%, lợi nhuận tăng hàng trăm phần trăm, nộp ngân sách tăng 44,2%, thu nhập người lao động tăng 51,8%, cổ tức đạt 13% 6
Mặc dù cổ phần hoá đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất lựa chọn DNNN để cổ phần hoá chưa hợp lý
Nói đến cổ phần hoá là nói đến việc lựa chọn DNNN nào để cổ phần hoá. So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổ phần hoá là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các Tổng công ty nhà nước không giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhà nước dưới 1 tỉ đồng và kinh doanh kém hiệu quả. Loại doanh nghiệp nhỏ này chiếm gần 30% số doanh nghiệp mà nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Sự lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá như vậy làm chậm tiến độ thực hiện chủ trương cổ phần hoá; các DNNN chưa thể hiện được rõ những ưu thế của doanh nghiệp đã cổ phần hoá với những doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, chưa thực hiện được các mục tiêu cổ phần hoá đề ra.
Thứ hai, cơ cấu vốn điều lệ vẫn còn thiên về chủ sở hữu là nhà nước
Hiện tại trong các DNNN sau cổ phần hoá, nhà nước vẫn còn giữ cổ phần chi phối trên 50% ở 33% số doanh nghiệp; dưới 50% số vốn ở 37% số doanh nghiệp và không giữ lại tỷ lệ % vốn nào ở gần 30% số doanh nghiệp. Xem xét cụ thể hơn có thể thấy số vốn nhà nước đã được cổ phần hoá chỉ mới chiếm 12% và ngay trong số vốn này, nhà nước vẫn nắm khoảng 40%, vì thế số vốn mà nhà nước cổ phần hoá được bán ra ngoài mới chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 3,6%). Với cơ cấu vốn nhà nước đã cổ phần hoá như trên có thể thấy bức tranh cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay và hiểu rõ hơn khái niệm cổ phần “chi phối” của nhà nước. Về thực chất nhà nước vẫn là người nắm giữ chủ yếu các công ty cổ phần và chi phối hoạt động của các công ty này.
Cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá là cán bộ, công nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 24,1% cổ phần; cổ động là nhà nước nắm 46,3% cổ phần. Nét đáng chú ý về cơ cấu cổ đông là các nhà đầu tư chiến lược trong nước khó mua được lượng cổ phần đủ lớn để có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, còn nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ, có năng lực kinh doanh cũng chỉ được mua số lượng cổ phần hạn chế. Điều này làm cho các doanh nghiệp đã cổ phần hoá rất khó hoạt động có hiệu quả, nhất là trước sức ép cạnh tranh ở cấp độ quốc tế, khi nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do chính sách và quy trình cổ phần hoá ở nước ta, trên thực tế, vẫn dựa trên tư duy cũ. Vì vậy, từ khâu định giá tài sản doanh nghiệp, cho đến tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hoá đều tồn tại nhiều vấn đề. Trước hết, việc giải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi cổ phần hoá còn nhiều bất cập như:
Trong khâu xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá chưa đúng, gây nên thất thoát và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổ phần hoá. Việc xác định giá trị doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn chưa có Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, việc xác định giá trị doanh nghiệp do một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận. Điều đó dẫn đến việc xác định thấp hoặc quá thấp giá trị doanh nghiệp, do đó, phần lớn cổ phần rơi vào tay một nhóm người. Trong giai đoạn sau khi có Nghị định 187, sự thất thoát tài sản nhà nước đã được hạn chế, nhưng lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu.
Tiếp đến, việc xử lý các khoản nợ tồn đọng gây nhiều khó khăn. Tính đến ngày 31-12-2006, dư nợ cho vay đối với các công ty cổ phần khoảng 51.603 tỉ đồng. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu để mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành ngân hàng, thuế, tài chính.
Ngoài ra, chất lượng định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trị có độ tin cậy thấp. Mặt khác, quy chế lựa chọn, giám
sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần.
Bên cạnh đó, quy trình cổ phần hoá (từ xây dựng đề án đến thực hiện đề án) chưa sát thực tế, còn rườm ra, phức tạp nên đã kéo dài thời gian cổ phần hoá. Bình quân thời gian để thực hiện cổ phần hoá một doanh nghiệp mất 437 ngày, Tổng công ty mất 554 ngày. Sau khi cổ phần hoá, rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động như cũ; quản lý nhà nước vẫn chi phối mọi hoạt động, kể cả trong các doanh nghiệp mà vốn nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ doanh nghiệp, bộ máy quản lý cũ trong nhiều doanh nghiệp vẫn chiếm giữ đến 80%.
Mặc dù tiến trình cổ phẩn hoá ở nước ta còn chậm trễ và nhiều bất cập chưa thích ứng được với những thay đổi của thời kỳ hội nhập kinh tế nhưng nhìn chung, cổ phần hoá các DNNN là một chủ trương đúng đắn đã được khẳng định trong thực tế . Đây là giải pháp hữu hiệu trong tiến trình cải cách các DNNN ở Việt nam hiện nay và do đó chúng ta cần tìm biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn để cổ phần hoá có thể diễn ra một cách nhanh chóng và đem giúp các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhất là trong điều khiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.