Thống kê diện tích các lớp thực phủ năm 2002

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 114 - 117)

Mã số Lớp thực phủ Diện tích

ha %

1 Lúa, màu 181.548,84 24,91

2 Cây công nghiệp lâu năm 40.471,25 5,55

3 Đất rừng 279.360,55 38,33 4 Đất xây dựng 41.815,04 5,74 5 Mặt nƣớc 11.692,42 1,60 6 Đất trống 100.329,36 13,77 - Mây 73.625,26 10,10 Tổng cộng 728.842,73 100,00

Dựa vào Bảng 6.1 và Hình 6.1, rút ra một số nhận xét sau:

- Diện tích lớp thực phủ chiếm nhiều nhất là đất rừng, lúa – màu và đất trống, chiếm ít nhất là đất xây dựng, cây công nghiệp lâu năm và mặt nƣớc.

- Độ che phủ rừng trên lƣu vực khá lớn (gần 40 %), tập trung chủ yếu ở thƣợng nguồn,

- Các loại hình đất nông nghiệp bao gồm lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm phân bố rải rác trên lƣu vực, xen lẫn với các loại thực phủ khác.

- Đất xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ, nằm xen kẽ với đất lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm, tập trung thành vùng lớn ở phần trung và hạ lƣu.

- Mặt nƣớc trên lƣu vực bao gồm hồ chứa, sông suối, trong đó lớn nhất là hồ Thác Mơ.

- Sự xuất hiện của mây trên ảnh năm 2002 đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả phân loại, làm cho diện tích thực phủ tại khu vực mây che phủ không thể nhận diện.

6.1.2. Đánh giá độ chính xác

Để đánh giá độ chính xác phân loại thực phủ, 5 mẫu đánh giá (mỗi mẫu chứa 60 pixel) đƣợc lựa chọn ứng với 5 lớp thực phủ là lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm, đất rừng, đất xây dựng và mặt nƣớc dựa trên bản đồ sử dụng đất năm 2000 (xem Hình 6.2) theo phƣơng pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên. Do trên khu vực sông Bé, không tồn tại lớp đất trống nên đề tài không đánh giá độ chính xác của lớp thực phủ này.

Hình 6.2. Vị trí các điểm lấy mẫu trên bản đồ sử dụng đất lƣu vực sông Bé năm 2000 (kí hiệu bằng chấm tròn)

Độ chính xác của bản đồ phân loại thực phủ năm 2002 đƣợc thể hiện trong Bảng 6.2.

Theo đó, rút ra một số nhận xét sau:

- Độ chính xác toàn cục và chỉ số Kappa của kết quả phân loại thực phủ ở mức thấp (dƣới 50 % đối với độ chính xác toàn cục; dƣới 0,3 đối với chỉ số Kappa). Đó là vì có sự khác biệt về bản chất và khoảng thời gian của nguồn dữ liệu đánh giá sai số (bản đồ sử dụng đất) với các lớp thực phủ trên bản đồ phân loại: trong bản đồ sử dụng đất (năm 2000), loại thông tin đƣợc quan tâm là loại hình sử dụng đất, nghĩa là đất đƣợc con ngƣời sử dụng nhƣ thế nào, hơn sự che phủ về mặt vật lý (sinh học), có thể quan sát đƣợc trên bề mặt Trái Đất của lớp thực phủ (năm 2002).

- Mức độ bỏ sót thấp nhất đối với đất rừng, lúa – màu cho thấy mức độ phân loại chính xác tƣơng đối cao. Trong khi đó mức độ bỏ sót ở các lớp còn lại là khá cao (trên 75 %).

- Có sự phân loại nhầm lẫn lớn giữa các lớp lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm và đất rừng do mức độ tƣơng đồng về giá trị phổ của chúng.

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w