Bản đồ sử dụng đất lƣu vực sông Bé năm 1993

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 96 - 99)

5.3.1.3. Dữ liệu thổ nhƣỡng

Các thông số thổ nhƣỡng cần thiết cho quá trình mô phỏng thủy văn trong SWAT đƣợc chia thành 2 nhóm, tính chất vật lý và tính chất hóa học của đất. Tính chất vật lý của đất (bao gồm nhóm thủy văn đất, thể tích lớn nhất của đất khi bị nén, thành phần cơ giới đất, dung trọng đất, khả năng giữ nƣớc của đất, tốc độ dẫn nƣớc bão hòa, suất phản chiếu đất ẩm, hệ số xói mòn đất) có ảnh hƣởng đến sự di chuyển của nƣớc và không khí trong đất cũng nhƣ tác động đáng kể đến chu trình nƣớc trong đơn vị thủy văn. Trong khi đó, tính chất hóa học của đất nhƣ hàm lƣợng carbon hữu cơ đƣợc dùng để thiết lập điều kiện ban đầu về mặt hóa học của đất (S.L. Neitsch et al., 2005).

Đối với nghiên cứu này, dữ liệu đất lƣu vực sông Bé đƣợc lấy từ bản đồ đất toàn cầu của FAO (1995) ở độ phân giải không gian 10 km, bao gồm hai lớp đất (0 - 30 cm và 30 - 100 cm) cùng với tính chất vật lý, hóa học của đất. Chi tiết dữ liệu đất của lƣu vực đƣợc mô tả trong Bảng 5.6 và Hình 5.9.

Bảng 5.6. Các loại đất trong lƣu vực sông Bé

STT Tên Việt Nam Tên theo FAO74 Kí hiệu Diện tích Diện tích

(ha) (%)

1 Đất xám feralit Ferric Acrisols Af 218.297,73 29,95

2 Đất xám glây Gleyic Acrisols Ag 16.230,12 2,23

3 Đất nâu đỏ Rhodic Ferralsols Fr 465.378,09 63,85

4 Đất phèn Thionic Fluvisols Jt 876,80 0,12

5 Đất nứt nẻ Pellic Vertisols Vp 28.024,51 3,85

Tổng số 728.806,45 100,00

5.3.1.4. Dữ liệu thời tiết

Khí hậu của lƣu vực cung cấp năng lƣợng, độ ẩm cho quá trình cân bằng nƣớc và xác định tầm quan trọng tƣơng đối của các thành phần trong chu trình thủy văn. Dữ liệu thời tiết cần thiết cho SWAT bao gồm lƣợng mƣa ngày, nhiệt độ không khí trong ngày lớn nhất, nhỏ nhất, bức xạ Mặt Trời, tốc độ gió và độ ẩm tƣơng đối. Giá trị của những thông số trên có thể đƣợc ghi nhận từ dữ liệu quan trắc hoặc đƣợc tạo ra từ quá trình mô phỏng trong SWAT (S.L. Neitsch et al., 2005).

Dựa trên đặc điểm phân bố, thời gian đo đạc và chất lƣợng dữ liệu của các trạm quan trắc khí tƣợng trên lƣu vực sông Bé và phụ cận, nghiên cứu đã lựa chọn và sử dụng dữ liệu do VQHTLMN cung cấp, tại 8 trạm đo là Bù Nho, Chơn Thành, Đắc Nông, Đồng Phú, Lộc Ninh (Sông Bé), Phƣớc Hòa, Phƣớc Long và Sở Sao trong khoảng thời gian từ năm 1979 – 2007 (Bảng 5.7), phân bố tại những vị trí nhƣ Hình 5.10.

Bảng 5.7. Đặc trƣng địa lý của các trạm quan trắc khí tƣợng

STT Trạm đo Vĩ độ Bắc (0

) Kinh độ Đông (0) Cao độ (m) Yếu tố đo đạc

1 Bù Nho 12,02 107,08 0 P,T,S,W,H,E 2 Chơn Thành 11,43 106,60 0 P,T,S,W,H,E 3 Đắc Nông 12,00 107,68 0 P,T,S,W,H,E 4 Đồng Phú 11,49 106,85 120 P,T,S,W,H,E 5 Lộc Ninh 11,70 106,54 760 P,T,S,W,H,E (Sông Bé) 6 Phƣớc Hòa 11,20 106,81 50 P,T,S,W,H,E 7 Phƣớc Long 11,84 107,02 230 P,T,S,W,H,E 8 Sở Sao 11,04 106,62 4 P,T,S,W,H,E

Ghi chú: P (Lượng mưa), T (Nhiệt độ), S (Nhật chiếu), W (Gió), H (Độ ẩm), E (Bốc hơi)

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w