Bản đồ bản đồ thực phủ lƣu vực sông Bé năm 2002

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 115 - 118)

6.1.2. Đánh giá độ chính xác

Để đánh giá độ chính xác phân loại thực phủ, 5 mẫu đánh giá (mỗi mẫu chứa 60 pixel) đƣợc lựa chọn ứng với 5 lớp thực phủ là lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm, đất rừng, đất xây dựng và mặt nƣớc dựa trên bản đồ sử dụng đất năm 2000 (xem Hình 6.2) theo phƣơng pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên. Do trên khu vực sông Bé, không tồn tại lớp đất trống nên đề tài không đánh giá độ chính xác của lớp thực phủ này.

Hình 6.2. Vị trí các điểm lấy mẫu trên bản đồ sử dụng đất lƣu vực sông Bé năm 2000 (kí hiệu bằng chấm tròn)

Độ chính xác của bản đồ phân loại thực phủ năm 2002 đƣợc thể hiện trong Bảng 6.2.

Theo đó, rút ra một số nhận xét sau:

- Độ chính xác toàn cục và chỉ số Kappa của kết quả phân loại thực phủ ở mức thấp (dƣới 50 % đối với độ chính xác toàn cục; dƣới 0,3 đối với chỉ số Kappa). Đó là vì có sự khác biệt về bản chất và khoảng thời gian của nguồn dữ liệu đánh giá sai số (bản đồ sử dụng đất) với các lớp thực phủ trên bản đồ phân loại: trong bản đồ sử dụng đất (năm 2000), loại thông tin đƣợc quan tâm là loại hình sử dụng đất, nghĩa là đất đƣợc con ngƣời sử dụng nhƣ thế nào, hơn sự che phủ về mặt vật lý (sinh học), có thể quan sát đƣợc trên bề mặt Trái Đất của lớp thực phủ (năm 2002).

- Mức độ bỏ sót thấp nhất đối với đất rừng, lúa – màu cho thấy mức độ phân loại chính xác tƣơng đối cao. Trong khi đó mức độ bỏ sót ở các lớp còn lại là khá cao (trên 75 %).

- Có sự phân loại nhầm lẫn lớn giữa các lớp lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm và đất rừng do mức độ tƣơng đồng về giá trị phổ của chúng.

Bảng 6.2. Ma trận sai số của bản đồ phân loại thực phủ năm 2002

Loại thực Lúa, Cây công Đất Đất Mặt Tổng Sai số thêm vào

nghiệp xây

màu rừng nƣớc hàng (%)

Loại giải đoán lâu năm dựng

Lúa, màu 20 19 6 21 21 87 77,01

Cây công nghiệp 4 4 2 4 7 21 80,95

lâu năm Đất rừng 8 12 46 0 7 73 36,99 Đất xây dựng 6 6 2 9 2 25 64,00 Mặt nƣớc 0 1 1 0 8 10 20,00 Tổng cột 38 42 57 34 45 216 - Độ chính xác Sai số bỏ sót 47,37 90,48 19,30 73,53 82,22 - toàn cục: 40,28 % (%) Chỉ số Kappa: 0,25 [101]

6.2. Kết quả mô phỏng dòng chảy lƣu vực6.2.1. Đánh giá mô hình 6.2.1. Đánh giá mô hình

Để đánh giá kết quả mô phỏng lƣu lƣợng dòng chảy trong SWAT, nghiên cứu sử dụng số liệu quan trắc hàng tháng tại hai trạm thủy văn là Phƣớc Long và Phƣớc Hòa. Mỗi trạm quan trắc đƣợc xem xét nhƣ là cửa xả của một tiểu lƣu vực tƣơng ứng. Theo đó, tiểu lƣu vực Phƣớc Long nằm ở vùng thƣợng lƣu sông Bé, chiếm diện tích 224.894,74 ha; tiểu lƣu vực Phƣớc Hòa nằm ở vùng trung và hạ lƣu sông Bé, nhận nƣớc từ tiểu lƣu vực Phƣớc Long đổ vào, có diện tích là 271.478,38 ha. Nhƣ vậy, tổng diện tích chung của hai tiểu lƣu vực này xấp xỉ 496.373,12 ha, chiếm 74,49 % diện tích lƣu vực sông Bé (Hình 6.3).

Khoảng thời gian đƣợc lựa chọn đánh giá kéo dài từ năm 1979 – 1994, vì đây là thời kì mà dòng chảy trên lƣu vực sông Bé còn mang tính tự nhiên và chƣa chịu tác động từ hồ Thác Mơ (hoàn thành vào năm 1995).

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w