Vị trí các trạm khí tƣợng, thủy văn đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 99 - 101)

cứu 5.3.1.5. Dữ liệu lƣu lƣợng dòng chảy thực đo

Dữ liệu lƣu lƣợng dòng chảy cung cấp bởi VQHTLMN tại 2 trạm quan trắc thủy văn là Phƣớc Long và Phƣớc Hòa nằm trên dòng sông chính của lƣu vực sông Bé (Hình 5.10) đƣợc sử dụng để đánh giá kết quả mô phỏng dòng chảy của mô hình SWAT. Khoảng thời gian đƣợc lựa chọn xem xét là 1979 – 1994, vì đây là thời kì mà dòng chảy trên lƣu vực sông Bé còn mang tính tự nhiên và chƣa chịu tác động sâu sắc từ các công trình thủy lợi.

Bảng 5.8. Mạng lƣới trạm quan trắc thủy văn trên lƣu vực sông Bé

STT Trạm đo Vĩ độ Bắc (0) Kinh độ Đông (0) Cao độ (m) Yếu tố đo đạc

1 Phƣớc Hòa 11,20 106,81 50 Mực nƣớc,

lƣu lƣợng dòng chảy

2 Phƣớc Long 11,84 107,02 230 Mực nƣớc,

lƣu lƣợng dòng chảy [83]

5.3.2. Tiến trình thực hiện trong SWAT

Tiến trình mô phỏng lƣu lƣợng dòng chảy trong SWAT đƣợc thực hiện dƣới sự hỗ trợ của phần mở rộng ArcSWAT trong phần mềm ArcGIS 9.3.

5.3.2.1. Phân định lƣu vực

Trong quá trình phân định lƣu vực, dữ liệu DEM của lƣu vực sông Bé đƣợc sử dụng. Dữ liệu DEM đƣợc đăng kí hệ tọa độ UTM WGS 84 múi 48 tƣơng ứng với vị trí của lƣu vực sông Bé. Sau đó, dữ liệu DEM đƣợc đƣa vào SWAT.

Dựa trên DEM, mô hình tiến hành lấp đầy những vùng thấp trũng, xác định hƣớng dòng chảy, dòng chảy tích lũy, mô phỏng mạng lƣới dòng chảy, tạo cửa xả. Mức độ chi tiết của mạng lƣới dòng chảy, kích thƣớc và số lƣợng tiểu lƣu vực đƣợc xác định dựa trên ngƣỡng diện tích tối thiểu thiết lập cho tiểu lƣu vực. Giá trị ngƣỡng càng nhỏ thì mạng lƣới dòng chảy càng đƣợc mô phỏng càng chi tiết nhƣng thời gian xử lý sẽ chậm hơn và cần bộ nhớ nhiều hơn. Trong nghiên cứu này, giá trị ngƣỡng đƣợc chọn là 3.332 ha.

Tiếp theo, dựa trên mạng lƣới dòng chảy, điểm xả nƣớc của lƣu vực đƣợc xác định tại tọa độ 11,11° vĩ độ Bắc; 106,97° kinh độ Đông, thuộc ranh giới hai tỉnh Bình Dƣơng và Đồng Nai.

Cuối cùng, các thông số địa mạo của từng tiểu lƣu vực và dòng chảy liên quan đƣợc tính toán. Kết quả phân định trên diện tích 666.360,69 ha của lƣu vực nghiên cứu, có 113 tiểu lƣu vực, đƣợc thể hiện nhƣ Hình 5.11.

5.3.2.2. Phân tích đơn vị thủy văn

Sau khi phân định lƣu vực thành công, bản đồ sử dụng đất và đất đƣợc đƣa vào SWAT. Giá trị mã số của từng loại hình sử dụng đất, đất đƣợc gán theo bảng mã của SWAT và phân chia lại. Do lƣu vực sông Bé có độ dốc nhỏ và tƣơng đối đồng nhất ở các nơi nên nghiên cứu không phân chia nhỏ lớp độ dốc mà chỉ giữ một giá trị độ dốc chung cho toàn lƣu vực. Tiếp theo, bản đồ sử dụng đất, đất và phân chia độ dốc đƣợc chồng lớp, cho ra kết quả là sự phân bố sử dụng đất, đất, độ dốc trong từng tiểu lƣu vực.

Bƣớc cuối cùng trong phân tích HRU là định nghĩa HRUs. Có hai cách xác định HRUs: hoặc là gán chỉ một HRU cho mỗi tiểu lƣu vực quan tâm đến sự kết hợp sử dụng đất/đất/độ dốc vƣợt trội, hoặc là gán nhiều HRU cho mỗi tiểu lƣu vực quan tâm đến độ nhạy của quá trình thủy văn dựa trên giá trị ngƣỡng cho sự kết hợp sử dụng đất/đất/độ dốc. Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp thứ hai đƣợc lựa chọn vì nó mô tả tốt hơn tính không đồng nhất trong lƣu vực và mô phỏng chính xác hơn những quá trình thủy văn. Giá trị ngƣỡng 0 % đƣợc thiết lập cho loại đất, sử dụng đất và độ dốc để tối đa hóa số HRU trong từng tiểu lƣu vực. Với giá trị này, số HRUs đƣợc tạo ra là 637 (Hình 5.12).

Một phần của tài liệu hoanchinh (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w