Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing mix của dịch vụ viễn thông di động tại chi nhánh viettel đà nẵng tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nguồn thông tin thứ cấp.

2.2.1. Ngồn dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu bao gồm các thông tin, quan điểm, hệ thống lý thuyết và dữ liệu liên quan đến viễn thông di động. Thông tin về thị trường liên quan.

Nguồn dữ liệu: Thu thâp từ những số liệu chính xác từ Các báo cáo, tổng hợp của các phòng ban chức năng thuộc Chi nhánh Viettel đà Nẵng, của Sở thông tin và truyền thông và cục thống kê, báo cáo tổng kết năm 2011, năm 2012 , năm 2013 và năm 2014 của Chi nhánh Viettel Đà Nẵng, các tạp chí, các bài nghiên cứu.

2.2.2. Phỏng vấn sâu - nghiên cứu định tính

Mục đích: Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu nhằm hai mục đích. Thứ nhất để kiểm tra, sàng lọc lại các thông tin, thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Thứ hai nhằm củng cố cho việc phân tích định hướng chiến lược Marketing hỗn hợp dịch vụ viễn thông di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng

Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu, gồm 3 nhóm đối tượng chính

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông (Cán bộ thuộc sở thông tin truyền thông Thành phố Đà Nẵng)

- Các lãnh đạo của Chi nhánh Viettel Đà Nẵng, phỏng vấn 1 Phó giám đốc kinh doanh, 1 PGĐ kỹ thuật

Các nội dung trao đổi trong quá trình phỏng vấn

Để đảm bảo mục đích phỏng vấn, tác giả gặp và tiến hành phỏng vấn trao đổi với từng đối tượng tham gia phỏng vấn, tại phòng làm việc của đối tượng thạm gia phỏng vấn, các cuộc phỏng vấn gồm những nội dung tuần tự như sau:

- Giới thiệu về nghiên cứu

- Đánh giá những mặt được trong hoạt động xây dựng và phát triển thị trường, những băn khoăncủa lãnh đạo Chi nhánh.

- Xu thế của dịch vụ di động trong 5 năm tới

- Cơ quan nhà nước có chính sách gì trong định hướng ngành công nghệ thông tin – viễn thông nói chung và doanh nghiệp viễn thông di động nói riêng. 2.2.3. Phương pháp quan sát thực tế:

Do được làm việc tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng nên tác giả có điều kiện để quan sát các hoạt động triển khai các hoạt động marketing mix tại Chi nhánh, có cơ hội tiếp xúc thực tế với cách thức triển khai, nắm được các chương trình triển khai marketing, phần nào đánh giá được hiệu quả sơ bộ mang lại từ các chương trình. Thông qua đó đưa ra những đánh giá khách quan, chủ quan của mình. Phương pháp quan sát thực tế cũng yêu cầu vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được học, khả năng nắm bắt vấn đề thực tế và óc quan sát nhạy bén để rút ra những đánh giá bản thân về thực trạng, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Viettel Đà Nẵng.

2.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu thứ cấp

Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng, thông qua tài liệu, tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu đi trước.

Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu thứ cấp, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu, cũng được sử dụng để phân tích hiện trạng hoạt động Marketing Mix của dịch vụ viễn thông di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng. Các dữ liệu chủ yếu là thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh, bao cáo của các phòng ban chức năng thuộc Chi nhánh Viettel Đà Nẵng, các báo cáo của doanh nghiệp viễn thông di động cho Bộ thông tin và Truyền thông. Sử dụng phương pháp SWOT, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đe dọa để tìm phương hướng cho dịch vụ di động tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing mix của dịch vụ viễn thông di động tại chi nhánh viettel đà nẵng tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)