Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 35 - 39)

Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả đã sƣu tầm và nghiên cứu các tài liệu nhƣ giáo trình giảng dạy tại các trƣờng đại học, sách của một số tác giả về xóa đói giảm nghèo, các công trình khoa học là các luận văn, luận án, trong đó có 5 công trình khoa học là đề tài luận văn đƣợc tác giả quan tâm nhất.

Một là, công trình "Giải pháp XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong

giai đoạn hiện nay", Thái Văn Hoạt, năm 2006.

Qua nghiên cứu công trình trên cho thấy, về mặt nội dung đã đƣa ra cơ sở lý luận về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, trên cơ sở đó đã phân tích thực trạng nghèo đói, hoạt động xóa đói giảm nghèo và những vấn đề đặt ra cho xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị thời gian tới; về phƣơng pháp nghiên cứu, sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội học nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phƣơng pháp đồ thị, mô hình, phân tổ, điều tra, tổng kết thực tiễn... để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của đề tài; về bối đề tài nghiên cứu tại tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 1996 - 2005. Đề tài nghiên cứu trong bối cảnh tỉnh Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất khu vực miền Trung. Từ 1996 - 2005 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm bình quân hàng năm trên 2 %. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn rất cao 28,48%; về kết quả nghiên cứu, đề tài đã làm rõ những đặc điểm nổi bật, yêu cầu cần phải giải quyết để đạt đƣợc mục tiêu xóa đói giảm nghèo theo ba vùng địa lý kinh tế tự nhiên: Vùng núi, vùng đồng bằng và trung du, vùng ven biển để từ đó đƣa ra những giải pháp riêng cho từng vùng.

Hai là, công trình "Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ

Qua nghiên cứu công trình trên cho thấy, về mặt nội dung đã tập trung nghiên cứu đƣợc những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo, đồng thời phân tích thực trạng tình hình thực hiện một số chính sách xóa đói giảm nghèo và đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện các chính sách này đến năm 2015; về phƣơng pháp, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích định tính, các phƣơng pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc, các phƣơng pháp suy luận logic, dẫn giải trong quá trình phân tích; kết quả nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về đói nghèo cũng nhƣ phƣơng pháp đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo; Tổng kết vai trò của Chính phủ trong tấn công đói nghèo. Chính phủ giữ vao trò quan trọng, đặc biệt trong việc đƣa ra các chính sách giải quyết tính đa chiều của đói nghèo; bên cạnh việc hệ thống hóa các chính sách xóa đói giảm nghèo qua các giai đoạn, đề tài đã đánh giá việc thực hiện một số chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu; đề xuất hƣớng hoàn thiện một số chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu đến năm 2015.

Ba là, công trình "Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình - thực trạng

và giải pháp", Trƣơng Bảo Thanh, năm 2002.

Qua nghiên cứu công trình trên cho thấy, về mặt nội dung đã tập trung nghiên cứu đƣợc những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình, đồng thời phân tích thực trạng tình hình về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình để từ đó đƣa ra một số giải pháp đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; kết quả nghiên cứu: Phân tích roc đƣợc về thực trạng nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình; Phân tích làm rõ những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói tỉnh Quảng Bình; Đƣa ra đƣợc mộ số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.

Bốn là, Công trình "Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Điện

Biên(Giai đoạn 2004-2010)", Nguyễn Thúy Hằng, năm 2010.

Qua nghiên cứu công trình trên cho thấy, về mặt nội dung đã khái quát đƣợc các chƣơng trình, chính sách đã thực hiện trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004 - 2010; về phƣơng pháp nghiên cứu, đã sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để làm rõ vấn đề; kết quả đạt đƣợc, đã hệ thống hóa đƣợc các Chƣơng trình, chính sách đƣợc sử dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004 - 2010 từ đó chỉ ra đƣợc những ƣu điểm và những hạn chế trong quá trình thực hiện các chính sách đó.

Năm là, công trình "Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói,

giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010", Hoàng Thị Ngọc Hà, năm 2012.

Qua nghiên cứu đề tài trên cho thấy, về mặt nội dung đã chỉ ra quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010; về phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣng pháp chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và sự kết hợp hai phƣơng pháp đó. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, khảo sát thực tiễn; kết quả nghiên cứu, làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng những năm 2001 - 2010.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, đề tài của tác giả đã nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy, tăng cƣờng công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa..

Bên cạnh việc kế thừa các vấn đề trên, tác giả nhận thấy "khoảng trống" trong nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo tại huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa, cụ thể nhƣ sau:

Một là, về nội dung các đề tài chƣa thể hiện đƣợc những yếu tố xuất phát từ chính đối tƣợng của công tác xóa đói giảm nghèo hƣớng tới. Một trong những nguyên nhân cốt lõi tạo lối mòn nghèo đói khiến chính quyền không thể khắc phục dứt điểm đƣợc đến từ bản thân ngƣời nghèo. Điều này dẫn đến tình trạng xóa đói giảm nghèo thiếu bền vững, dễ tái nghèo trong thời gian ngắn. Nhƣ vậy những công sức cũng nhƣ nguồn lực bỏ ra sẽ trở nên vô ích.

Mặt khác, khả năng tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế cho các hộ nghèo chƣa đƣợc coi trọng. Điều này làm cho quá trình giảm nghèo trở nên chậm chạp, không mang lại hiệu quả cao trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phƣơng.

Hai là, về phƣơng pháp các đề tài áp dụng chƣa thực sự đánh giá đƣợc tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, giƣờng nhƣ là giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang đƣợc cả thế giới quan tâm này. Trên thế giới, vấn đề đói nghèo luôn đƣợc quan tâm hàng đầu và luôn đƣợc đƣa ra thảo luận trên các diễn đàn quốc tế để có những giải pháp hiệu quả nhất nhƣng kết quả đạt đƣợc không tƣơng xứng với công sức các quốc gia bỏ ra. Tại các địa phƣơng hàng năm có các chƣơng trình nhằm xóa đói giảm nghèo đƣợc triển khai nhƣng mức độ thực hiện chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao và lâu dài.

Ba là, về bối cảnh nghiên cứu của các đề tài đƣợc hiện trong thời điểm Việt Nam tích cực phấn đấu giảm nghèo để hƣớng tới đạt mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc phát động. Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho các chƣơng trình hành đồng hầu nhƣ chỉ tập trung vào số lƣợng là chính. Với bối cảnh những địa phƣơng có số lƣợng hộ nghèo đông nhất nhì trong một khu vực địa

lý, với những chính sách giảm nghèo hƣớng tới quy mô thì khả năng tái nghèo là điều sớm muộn.

Thông qua những khoảng trống trên, tác giả hƣớng tới việc nghiên cứu theo chiều sâu của nghèo đói, với những thực trạng nghèo đói cũng nhƣ công tác thực hiện xóa đói giảm nghèocủa địa phƣơng với những chƣơng trình đã và đang triển triển khai sẽ đƣợc đánh giá một cách đúng đắn nhất. Đồng thời phát huy những mặt đạt đƣợc và khắc phục những tồn tại nhằm tăng cƣờng công tác xóa đói giảm nghèo theo hƣớng bền vững.

1.4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số địa phƣơng và những bài học rút ra cho huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 35 - 39)