Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 56 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nhƣ Xuâ n-

3.1.3. Đặc điểm xã hội

3.1.3.1. Về dân số - lao động - việc làm

- Tổng dân số của huyện là 68.734 ngƣời. Có 4 dân tộc: Kinh, Mƣờng, Thái, Thổ, trong đó ngƣời Kinh chiếm 36,79%; các dân tộc khác chiếm 63,21% trong đó: Ngƣời Mƣờng: 8,83%, Thái: 38,63%, Thổ 15,75. Các tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

- Dân cƣ phân bố không đều; mật độ dân số trung bình toàn huyện đạt 95,5 ngƣời/km2, bằng 29,12% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (toàn tỉnh 328 ngƣời/km2). Dân số nông thôn 64.759 ngƣời chiếm 94,22%. Trình độ dân trí nhìn chung thấp, nhất là đồng bào ở vùng 6 thanh [20].

Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo các xã STT Tên xã Diện tích km2 Dân số (nghìn ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) Toàn huyện 719,9493 68.734 95,5 1 Bãi Trành 25,4012 5.493 216,2 2 Thanh Lâm 34,4712 3.056 88,7 3 Thƣợng Ninh 49,0929 7.114 144,9 4 Thanh Phong 30,3446 3.313 109,2 5 Thanh Quân 39,4613 5.194 131,6 6 Thanh Sơn 31,6741 3.313 104,6 7 Thanh Xuân 36,8301 2.637 71,6 8 Xuân Hòa 117,4695 3.012 25,6 9 Cát Tân 16,5511 2.857 172,6 10 Bình Lƣơng 72,1628 2.973 41,2 11 Yên Lễ 27,1533 4.434 163,3 12 Cát Vân 26,2351 2.796 106,4 13 Hóa Quỳ 26,2844 5.143 195,7 14 Xuân Quỳ 18,2660 2.342 128,2 15 Yên Cát 4,6825 3.975 848,9 16 Tân Bình 38,6310 2.702 69,9 17 Xuân Bình 38,6287 6.083 157,5 18 Thanh Hòa 86,6095 2.297 26,5

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Như Xuân - Thanh Hoá.

- Qua bảng 5 ta thấy, năm 2005 Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 27.960 ngƣời, chiếm 46,29% dân số, năm 2010 lao động trong độ tuổi là 40.566 ngƣời chiếm 62,4% dân số, năm 2014 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 41.026 ngƣời chiếm 59,69% tổng dân số; trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là: ngành nông-lâm-thủy sản là 25.182 ngƣời, ngành công nghiệp - xây dựng 840 ngƣời, ngành dịch vụ 12.078 ngƣời.

Lực lƣợng lao động của huyện tuy khá dồi dào nhƣng chất lƣợng lao động còn thấp, lao động phổ thông đơn thuần chƣa qua đào tạo, bồi dƣỡng còn chiếm tỷ lệ cao, lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 11.010 ngƣời (chiếm 26,84%).

- Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến tích cực tạo nhiều công ăn việc làm cho lực lƣợng lao động nông nghiệp, nông thôn.

Tỷ trọng lao động nông - lâm - thủy sản giảm từ 85,45% năm 2005 tăng lên 90,13% năm 2010 và năm 2014 giảm xuống 66,09%.Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng từ 5,72% năm 2005 giảm xuống 3,33% năm 2010; đến năm 2014 giảm xuống 1,2%.Tỷ trọng lao động thƣơng mại và dịch vụ có xu hƣớng giảm từ 8,83% năm 2005 xuống còn 6,54 năm 2010, năm 2014 tăng lên 31,71%. [20].

3.1.3.2. Về giáo dục-đào tạo

Bảng 3.4: Chuyển dịch Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế

Đơn vị: %

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014

A Dân số trung bình 60.396 65.010 68.734 B Lao động đang làm việc trong

các ngành kinh tế (ngƣời)

27.960 31.036 38.100

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 25.300 27.972 25.182

2 Công nghiệp, xây dựng 1.600 1.033 840

3 Thƣơng mại, dịch vụ 1.060 2.031 12.078

C Cơ cấu lao động (%)

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 90,49 90,13 66,09

Công nghiệp, xây dựng 5,72 3,33 2,20

Thƣơng mại, dịch vụ 3,79 6,54 31,71

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Nhƣ Xuân luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm về cơ sở vật chất và lực lƣợng giáo viên; nhiều chế độ chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh động viên khuyến khích giáo viên miền xuôi lên tham gia phát triển giáo dục cho các huyện miền núi.

Các chƣơng trình dự án 135, dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng(WB) hàng năm đã giành tỷ lệ vốn thích hợp đầu tƣ hệ thống trƣờng học các cấp; vì thế mạng lƣới trƣờng lớp đã đƣợc đầu tƣ đến các xã trong huyện, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng. Các chính sách trợ cấp giáo dục đối với con em của 10 xã trong diện đặc biệt khó khăn hàng năm vẫn đƣợc thực hiện đầy đủ, nhằm góp phần giảm bớt những khó khăn cho các em trong học tập.

Chất lƣợng giáo dục đại trà và mũi nhọn đƣợc nâng lên. Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc quy hoạch lại đảm bảo hợp lý hơn; các cuộc vận động trong ngành giáo dục hằng năm đƣợc đẩy mạnh; bƣớc đầu đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lƣợng giáo dục miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020 và Đề án xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia của huyện giai đoạn 2012 - 2015 và đến năm 2020. Toàn huyện đã đạt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp các ngành học, bậc học hàng năm đều đạt trên 99%. Học sinh đƣợc công nhận hết chƣơng trình tiểu học và công nhận tốt nghiệp bậc THCS hàng năm đạt từ 95% trở lên; tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng tăng từ 21% năm 2010 lên 25,2% năm 2015. Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy mạnh, cơ sở vật chất trƣờng lớp đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ theo hƣớng kiên cố hóa; giai đoạn 2011-2015 đã tập trung xây dựng đƣợc 07 trƣờng đạt chuẩn, nâng tổng số trƣờng học đạt chuẩn lên 19/47 trƣờng, vƣợt 1% so với mục tiêu Nghị quyết [20].

3.1.3.3.Về y tế - chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc quan tâm. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế và Đề án củng cố y tế cơ sở theo Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn 2011- 2020 và những năm tiếp theo. Cùng với các cơ sở chữa bệnh công lập, một số cơ sở khám chữa bệnh tƣ nhân đƣợc thành lập đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác quản lý nhà nƣớc về y tế đƣợc quan tâm; y đức đƣợc chấn chỉnh và từng bƣớc nâng cao, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế đƣợc phát huy. Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc khám, chữa bệnh đạt 01 lần/ngƣời/năm; 100% xã có trạm y tế kiên cố và bán kiên cố. Đến năm 2015, 18/18 số trạm y tế có bác sĩ, vƣợt 20% mục tiêu Nghị quyết. Đến hết năm 2015 có 15/18 xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010; 7/18 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2011 - 2020.

Tỷ lệ ngƣời dân dùng nƣớc hợp vệ sinh đạt 86%, vƣợt 1% mục tiêu Nghị quyết. Công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản đƣợc đẩy mạnh; hoạt động của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số tại các xã, thôn, bản đƣợc duy trì hoạt động; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,0%, đạt mục tiêu Nghị quyết. Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đƣợc quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm hàng năm 2%, còn 17,3% năm 2015, đạt mục tiêu Nghị quyết [20].

3.1.3.4. Về văn hoá thông tin-thể dục thể thao

- Văn hoá: Cùng với việc nâng cao mức sống về vật chất, đời sống tinh thần của đồng bào miền núi đƣợc nâng lên một bƣớc, thực hiện phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của nhân dân các dân tộc, các huyện luôn tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đƣợc duy trì và có sự đổi mới, hƣớng mạnh về cơ sở. Công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hóa và thông tin đƣợc tăng cƣờng. 18 trạm truyền thanh, 5 trạm thu phát lại truyền hình đƣợc duy trì, nâng cấp thƣờng xuyên để kịp thời chuyển tải thông tin đến với các tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc xem truyền hình là 98,5%, vƣợt 0,5% mục tiêu Nghị quyết. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển; trong 5 năm qua tỷ lệ gia đình, làng bản, khu phố, cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hóa năm sau cao hơn năm trƣớc.

Các thiết chế về văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc, đã tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống văn hóa ở cơ sở. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên trong các dịp đón Xuân vui Tết, Lễ kỷ niệm và đạt giải cao trong các hội thi, hội diễn cấp tỉnh, khu vực miền núi... đã góp phần giáo dục, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Di tích lịch sử văn hoá và Lễ hội Đình Thi đƣợc bảo tồn và phát triển; đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh công nhận đền Chín gian gắn với Lễ hội dâng trâu tế trời của cộng đồng dân tộc Thái huyện Nhƣ Xuân là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Công tác quản lý sách, báo, các loại ấn phẩm văn hóa thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, đã có 60% số làng, bản, khu phố có tủ sách báo. Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp, tỷ lệ ngƣời tham gia luyện tập thƣờng xuyên là 42%, tăng 6% so với năm 2010 [20].

3.2. Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Nhƣ Xuân - Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)