Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nhƣ Xuâ n-

3.1.2. Đặc điểm kinh tế

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Tổng GDP năm 2000 đạt 158,83 tỷ đồng; năm 2005 đạt 271,3 tỷ, năm 2009 tăng lên 456,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 531,8 tỷ đồng, năm 2015 ƣớc đạt 1.191,77 tỷ đồng . Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 17,51%, tăng 3,11% so với bình quân giai đoạn 2006 -2010, vƣợt 2,01% so với mục tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm 2015 đạt 16,28 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010, đạt mục tiêu đề ra.

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng bình quân 12,85%/năm, so với giai đoạn 2006-2010 tăng 4,44%, đạt và vƣợt mục tiêu 4,05%. Sản lƣợng

lƣơng thực đến năm 2015 đạt 26.000 tấn, đạt mục tiêu kết hoạch. Chăn nuôi tiếp tục ổn định về số lƣợng và phát triển theo hƣớng công nghiệp trang trại; có 02 trang trại đạt tiêu chí cấp tỉnh và 14 trang trại đạt tiêu chí cấp huyện. Đàn trân 9.500 con; đàn bò 2.500 con; đàn lợn 21.000 con; đàn dê 7.800 con. Công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có nhiều chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ tiêm phòng hằng năm đạt từ 80% - 85% tổng đàn.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 21,19%/năm, tăng 1,29% so với bình quân giai đoạn 2006-2010; đạt 91,78% mục tiêu. Một số lĩnh vực sản xuất có tốc độ tăng trƣởng khá nhƣ đá xẻ xuất khẩu, chế biến gỗ, chế biến tinh bột sắn, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc dân dụng…

Giá trị dịch vụ, thƣơng mại, vận tải tăng bình quân 20,09%/năm, đạt và vƣợt 3,99% mục tiêu đề ra. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu tăng mạnh, từ 4,04 triệu USD năm 2010 nâng lên 9,0 triệu USD năm 2015; đạt mục tiêu đề ra. Bình quân thuê bao điện thoạt cố định đến năm 2015 đạt 39 máy/100 hộ dân, tăng 1,7 lần so với năm 2010, đạt mục tiêu đề ra [20].

Thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn bình quân hằng năm tăng 14,4% so với chỉ tiêu tỉnh giao, đạt mục tiêu đề ra. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đúng Luật Ngân sách, tăng cƣờng thực hiện biện pháp thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí, vừa đảm bảo mục tiêu chi phục vụ con ngƣời, đảm bảo an sinh xã hội và ƣu tiên dành cho đầu tƣ phát triển [20].

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Đến năm 2015, Nông - lâm nghiệp chiếm 35,5%, giảm 8,0% so với năm 2010, vƣợt mục tiêu đề ra 1,5%. Sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn giữa vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, cùng với thâm canh lúa và các loại cây hoa màu nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Toàn huyện đã hình thành đƣợc vùng trồng các loại cây công nghiệp nguyên liệu nhƣ cao su, sắn, mía, phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục thực hiện Nghị quyết về “Phát triển lâm nghiệp gắn với kinh tế trang trại” mà huyện đã ban hành; công tác quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tiếp tục đƣợc coi trọng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 33,8%, tăng 4,8% so với năm 2010, đạt 91,8% mục tiêu. Nhiều cơ sở nhƣ nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến gỗ ép xuất khẩu, đá xẻ xuất khẩu, sản xuất sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ, cơ khí sửa chữa, gò hàn, chế biến nông lâm sản,… đƣợc đầu tƣ cả về số lƣợng và mở rộng quy mô sản xuất, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Dịch vụ, thƣơng mại, vận tải chiếm 30,65%, tăng 3,15% so với năm 2010. Mạng lƣới dịch vụ ở trung tâm huyện, xã và cụm xã đƣợc thành lập, đáp ứng nhu cầu cho phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.[20].

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động tích cực đến hình thành và phát triển lao động nông thôn trên địa bàn huyện và từng bƣớc khắc phục tập quán tự túc, tự cấp trong dân cƣ theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

3.1.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Tổng vốn đầu tƣ trong 5 năm qua đạt 2.332,4 tỷ đồng, đạt 47,8 mục tiêu đề ra, trong đó vốn ngân sách Nhà nƣớc là 1.078,3 tỷ đồng, chiếm 46,23%, vốn đầu tƣ cơ quan đơn vị trên địa bàn 790 tỷ đồng, chiếm 33,9%, vốn doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn 161,1 tỷ đồng, chiếm 6,91% và vốn xây dựng trong nhân dân 303 tỷ đồng, chiếm 13%. Thông qua đó, bộ mặt kết cấu

hạ tầng kinh tế trên địa bàn đã đƣợc nâng lên đáng kể, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, từng bƣớc làm thay đổi diện mạo của huyện. Nhiều công trình quan trọng về giao thông, thủy lợi, trụ sở làm việc, trƣờng học, trạm y tế đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, các trụ giao thông chính đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng theo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chƣơng trình 135 giai đoạn II, Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cơ sở vật chất trƣờng học, bệnh viện Đa khoa huyện đƣợc tăng cƣờng. Hệ thống điện lƣới quốc gia cơ bản phủ kín đến các thôn bản trong huyện, tỷ lệ hộ đƣợc dùng điện đạt 98,7%, đạt mục tiêu đề ra, tăng 1,7% so với năm 2010 [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)