Phƣơng hƣớng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 78 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện

4.1.1. Quan điểm cơ bản về xoá đói giảm nghèo

Quát triệt 6 quan điểm của Đảng về công tác xóa đói giảm nghèo vận dụng trong điều kiện cụ thể của địa phƣơng, Đảng bộ huyện Nhƣ Xuân đề ra:

- Khẳng định đói nghèo là chƣơng trình lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của Đảng bộ huyện Nhƣ Xuân và nhân dân các dân tộc.

- Xóa đói giảm nghèo có tính liên ngành, đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình kinh tế nói chung. Nhằm đảm bảo tăng cƣờng đoàn kết dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, kinh tế trên địa bàn huyện Nhƣ Xuân, xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện phƣơng châm nhà nƣớc giúp dân, cộng đồng giúp dân, ngƣời nghèo vƣợt lên chính mình, vƣơn lên khỏi đói nghèo.

- Quỹ xóa đói giảm nghèo thông qua tài trợ của chính phủ, của các tổ chức quốc tế, của các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, các nhà hảo tâm khai thác nguồn nội lực của địa phƣơng là trọng tâm.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo, kết hợp chính sách kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho ngƣời nghèo hòa nhập cùng với cộng đồng, phát triển đầu tƣ kiến trúc hạ tầng cơ sở có trọng tâm trọng điểm mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động.

4.1.2. Phương hướng xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hoá đến năm 2020

- Xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm:

+ Tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho ngƣời nghèo: trợ giúp về phát triển hạ tầng, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở; phổ biến các mô hình tiên tiến, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tự chủ trong quá trình sản xuất, nhằm giảm nhanh số hộ đói nghèo trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lƣợng xoá đói giảm nghèo, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách chênh lệch tỷ lệ số hộ đói nghèo giữa các địa phƣơng. Khuyến khích mô hình tín dụng - tiết kiệm nhằm đối phó với rủi ro, đảm bảo quá trình thoát nghèo một cách bền vững.

+ Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo. Giảm “ bao cấp về chính sách “ trong xoá đói giảm nghèo, cần đầu tƣ có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm.

+ Ƣu tiên nguồn lực (đồng bộ cả vật lực, nhân lực, trí lực) cho những xã có tỷ lệ nghèo cao. Tập trung công tác đào tạo, nâng cao dân trí, đổi mới phƣơng thức làm ăn cho lao động nghèo, đào tạo nghề cho nông dân. Thực hiện các giải pháp xoá đói giảm nghèo trên cơ sở thực hiện đúng và đủ các chính sách của Trung ƣơng, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với địa phƣơng, nâng cao trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các chính sách trợ giúp.

+ Tập trung phát triển mạnh hệ thống dịch vụ xã hội. Tăng cƣờng phân cấp cho huyện, xã trên cơ sở nâng cao năng lực cán bộ. Quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc dân biết, dân cần, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng lợi.

- Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm mới. Phát triển mạng lƣới dạy nghề cho ngƣời lao động, nâng cao tỷ lệ ngƣời lao động qua đào tạo và đào tạo nghề nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của tất cả các ngành kinh tế, các khu vực; Chú trọng đào tạo lao động việc làm tại các khu công nghiệp, khu thƣơng mại, khu vực nông nghệp, nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng tích cực cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4.1.3. Mục tiêu cụ thể của xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hoá đến năm 2020 Như Xuân - Thanh Hoá đến năm 2020

- Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm bình quân hàng năm 5,5%. - Đảm bảo 100% số xã đặc biệt khó khăn có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định.

- 100% số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đƣợc vay vốn ƣu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội.

- 85% hộ nghèo đƣợc khuyến nông - khuyến lâm chuyển giao kỹ thuật, hƣớng dẫn cụ thể cách thức chăm sóc nuôi trồng.

- 90% hộ nghèo đƣợc xóa nhà tranh tre tạm bợ, chuyển đến vùng an toàn. - 100% ngƣời nghèo đƣợc miễn, giảm học phi học nghề theo quy định. - 100% học sinh hộ ngheoè đƣợc miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác theo quy định.

- 100% cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo đƣợc tập huấn nâng cao năng lực làm việc.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nhƣ Xuân - tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)