Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 92 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.4. Nhóm giải pháp khác

4.2.4.1. Xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội, nhằm từng bƣớc nâng cao mức hƣởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân. Yêu cầu chung của xã hội hoá là phải đa dạng hoá đƣợc các hình thức hoạt động để khai thác tiềm năng và nguồn lực trong xã hội; thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội, cũng là một trong những giải pháp để thực hiện chính sách công bằng xã hội, tạo điều kiện cho toàn xã hội, đặc biệt là các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo đƣợc hƣởng thụ tốt hơn thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao...ở mức độ ngày càng cao hơn.

- Về giáo dục - đào tạo: Thực hiện xã hội hoá đi đôi với nâng cao quản lý

Nhà nƣớc. Huy động tổng hợp các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Ngân sách Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ những nhiệm vụ trọng điểm, vùng khó khăn...Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Xây dựng quy chế, quy định về huy động, sử dụng các nguồn đóng góp của nhân dân, của cộng đồng để xây dựng trƣờng học và các mục tiêu khác cho phát triển giáo dục - đào tạo.. Nâng cao chất lƣợng các cơ sở giáo dục từ xa, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Đặc biệt huyện quan tâm hơn nữa đến tình trạng học sinh bỏ học bằng các giải pháp thiết thực:

- Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, sớm phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học, xác định nguyên nhân để theo dõi, giúp đỡ kịp thời bằng nhiều biện pháp từ phía đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và bạn bè trong lớp.

- Động viên, hƣớng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em bằng nhiều hình thức nhƣ: tình hình học tập, đạo đức của con em mình để phối hợp giáo dục.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, chƣơng trình XĐGN, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất, giúp ngƣời dân ổn định, nâng cao cuộc sống, gắn nghĩa vụ học tập với quyền lợi của ngƣời dân.

- Thực hiện phƣơng châm phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học là chính. Cần theo dõi chặt chẽ học sinh có nguy cơ bỏ học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh đƣợc tiếp tục đi học.

- Về y tế: Nhà nƣớc phải tiếp tục tăng đầu tƣ ngân sách cho y tế; trong

đó ƣu tiên bảo đảm kinh phí hoạt động cho y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo và trẻ em dƣới 6 tuổi. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế cơ sở và vùng biên giới. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia hoạt động từ thiện, hỗ trợ trang thiết bị y tế và khám chữa bệnh cho ngƣời dân trên địa bàn. Củng cố và mở rộng hoạt động bảo hiểm y tế theo hƣớng đa dạng các loại hình bảo hiểm. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo, vùng có nhiều khó khăn. Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động y tế nhất là các cơ sở y tế tƣ nhân, kinh doanh thuốc, dƣợc liệu...

- Nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ cơ sở: Đây là nhân tố quan

và những ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc đến tận ngƣời dân, tránh đƣợc tình trạng hiểu sai, gây thắc mắc, khiếu kiện hoặc thực hiện sai. Mặt khác cán bộ cơ sở là những ngƣời trực tiếp theo dõi, tổ chức quản lý và thực hiện các kế hoạch, dự án ở cơ sở. Mục tiêu của kế hoạch, dự án đƣợc thực hiện thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực của chính đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện. Kinh nghiệm nhiều nơi cho thấy, việc nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ cơ sở sẽ thu đƣợc kết quả tốt hơn khi triển khai thực hiện các kế hoạch và dự án XĐGN ở cơ sở.

Khẩn trƣơng hoàn thiện và tổ chức thực hiện đề án tăng cƣờng cán bộ cho các xã nghèo. Trƣớc mắt chọn một số cán bộ có trình độ, năng lực, có lòng nhiệt tình bố trí tăng cƣờng cho các xã thuộc chƣơng trình 135. Có chính sách khuyến khích để cán bộ, công chức tích cực tự học tập, nâng cao trình độ năng lực làm việc, ƣu tiên tuyển dụng đối với các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tại các trƣờng đại học, cao đẳng về nhận công tác tại huyện; chính sách hỗ trợ cán bộ công tác ở vùng khó khăn.

- Phòng chống tệ nạn xã hội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

pháp luật Nhà nƣớc về phòng chống các tệ nạn xã hội ở cộng đồng, đƣa các nội dung giáo dục phòng chống mại dâm, ma túy vào các chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa trong nhà trƣờng nhằm nâng cao nhận thức trong học sinh.

Tăng cƣờng quản lý địa bàn, không để vụ việc phát sinh, không để gia tăng đối tƣợng mới, tổ chức ký cam kết, xây dựng hƣơng ƣớc, quản lý chặt chẽ tạm trú, tạm vắng; đẩy mạnh công tác kiểm tra ngăn chặn kịp thời tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm.

Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích mại dâm tại gia đình, cộng đồng dân cƣ, cơ quan, tổ chức. Kết hợp truy quét, triệt phá, xử lý nghiêm đƣờng dây hoạt động mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em.

Kết luận chƣơng 4

Đói nghèo trƣớc hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội nhức nhối, nó tác động sâu sắc đến các quan hệ xã hội; làm phát sinh và lây lan các tệ nạn, làm mất ổn định xã hội và có thể mất ổn định về chính trị.

Thực hiện chƣơng trình XĐGN sẽ tạo điều kiện để ổn định dân cƣ, hạn chế đƣợc hiện tƣợng truyền đạo trái phép, chiến tranh "diễn biến hoà bình" của kẻ địch, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự xã hội. XĐGN là sự nghiệp toàn Đảng, toàn dân; các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện XĐGN.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm tạo cơ hội cho ngƣời nghèo thoát khỏi cảnh nghèo khó, hòa nhập cộng đồng, cùng cộng đồng tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc xây dựng và triển khai chƣơng trình XĐGN với nhiều biện pháp sáng tạo nhằm giúp đỡ những hộ nghèo, xã nghèo thoát khỏi khó khăn nhƣ: cho các hộ nghèo vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội, tập huấn bổ sung kiến thức, hƣớng dẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo, miễn giảm học phí cho con hộ nghèo.

XĐGN là mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với XĐGN, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nhƣ Xuân đến cuối năm 2020 xuống dƣới 17%. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã nỗ lực với nhiều giải pháp, triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình lồng ghép về phát triển kinh tế - xã hội với chƣơng trình XĐGN của huyện góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện Nhƣ Xuân giai đoạn 2016 -2020 đƣợc thiết kế với một hệ thống giải pháp, cơ chế, chính sách đồng bộ, nhằm nâng cao năng lực, cũng nhƣ khả năng tiếp cận của ngƣời nghèo về các dịch vụ phát triển sản xuất, dịch vụ xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội thuận lợi để ngƣời nghèo tự lực thoát nghèo bền vững, vƣơn lên khá, giàu, từng bƣớc nâng cao và cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Nội dung của Chƣơng trình đã thể hiện đƣợc định hƣớng chung về giảm nghèo là toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và hội nhập. Đồng thời thể hiện tính khả thi và quyết tâm cao của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân về XĐGN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục thống kê huyện Nhƣ Xuân, 2014. Báo cáo thống kê tình hình kinh

tế xã hội huyện Như Xuân năm 2014. Thanh Hóa, tháng 3 năm 2014.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -

2020, Đại hội lần thứ XI của Đảng. Hà Nội, tháng 3 năm 2011.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

4. Đàm Hữu Đức, 2008. Phát huy thành quả, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Quốc hội về giảm nghèo năm 2008. Tạp chí Cộng sản, số 785.

5. Hoàng Thị Ngọc Hà, 2012. Công trình "Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010". Cao Bằng, tháng 9

năm 2012.

6. Nguyễn Thúy Hằng, 2010. Công trình "Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh

Điện Biên(Giai đoạn 2004-2010)".

7. Nguyễn Thị Hoa, 2009. Công trình "Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm

nghèo chủ yếu của Việt nam đến năm 2015".

8. Thái Văn Hoạt, 2006. Giải pháp XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. Quảng Trị, tháng 5 năm 2006.

9. Bùi Đức Huy, 2007. Giải pháp góp phần Xóa đói giảm nghèo. Tạp chí Cộng

sản, số 7.

10. Phạm Gia Khiêm, 2005. Định hƣớng chung cho giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 là toàn diện, công bằng, bền vững và từng bƣớc hội nhập. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 267.

11. Trƣơng Bảo Thanh, 2002. Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp. Quảng Bình, tháng 2 năm 2002.

12. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP Chính phủ Quy

phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015”. Hà Nội, tháng 5 năm 2010.

13. Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Nghị định số 74/2014 bổ sung sửa đổi một số điều của Nghị định 49 của Chính phủ. Hà Nội, tháng 9 năm 2010.

14. Thủ tƣớng Chính phủ, 2013. Quyết định số 22/2013QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng”. Hà Nội, tháng 4 năm 2013.

15. Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lũ”. Hà Nội, tháng 8 năm 2014.

16. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg “Phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động”. Hà Nội, tháng 4

năm 2009.

17. UBND huyện Ba Bể, 2015. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể giai đoạn 2011 - 2015. Ba Bể, tháng 7

năm 2015.

18. UBND huyện Lục Ngạn, 2015. Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án hỗ trợ giảm nghèo đối với 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% huyện Lục Ngạn - Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2015. Lục Ngạn, tháng 3 năm 2015.

19. UBND huyện Nhƣ Xuân, 2015. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

bền vững trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2011 - 2015. Nhƣ Xuân, tháng

4 năm 2015.

20. UBND huyện Nhƣ Xuân, 2015. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện

Như Xuân giai đoạn 2011 - 2015. Nhƣ Xuân, tháng 7 năm 2015.

21. Uỷ ban giảm nghèo khổ ESCAP, 1995. Báo cáo tại Đại hội lần thứ II.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Như Xuân - Thanh Hóa (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)