1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc khóa luận
1.4. Thực trạng việc tích hợp kiến thức Tự nhiên –Xã hội cho học sinh
LỜI VĂN
Để tìm hiểu việc tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên quy mô nhỏ đối với các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Số lượng giáo viên được điều tra: 15 (trong đó 12 người có trình độ đại học, 3 người có trình độ Cao đẳng), tất cả mọi giáo viên đều có kinh nghiệm công tác dạy học ở tiểu học trên 7 năm.
Việc điều tra tập trung vào các vấn đề chính:
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội vào bài toán có lời văn cho học sinh.
- Tìm hiểu thực trạng việc tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn.
- Xác định những khó khăn của giáo viên Tiểu học khi tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn.
1.4.2. kết quả điều tra
a) Về nhận thức của giáo viên về kỹ năng giải toán, vai trò, tầm quan
trọng của việc tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội vào dạy học giải toán có lời văn cho học sinh:
Qua thăm dò từ phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi thu được kết quả sau:
- 100 % (15/15) giáo viên được khảo sát có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội vào dạy học giải toán có lời văn cho học sinh.
- 80% (12/15) giáo viên có hứng thú với việc đưa ra một số biện pháp tích hợp kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn.
- 67% (10/15) giáo viên được khảo sát hiểu đúng, đủ các hình thức dạy học tích hợp thường được sử dụng trong dạy học ở Tiểu học.
- 33% (5/15) giáo viên còn e ngại trong việc tìm ra biện pháp tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn. Qua tìm hiểu chúng tôi đã biết được nguyên nhân của sự e ngại đó là do chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc nghiên cứu tích hợp kiến thức Tự nhiên –Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn.
b) Về thực trạng việc tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp5 thông qua dạy học giải toán có lời văn.
Qua thực tiễn khảo sát, chúng tôi thấy trong quá trình dạy học tích hợp các kiến thức về Tự nhiên – Xã hội vào bài toán có lời văn cho học sinh lớp 5, giáo viên thường sử dụng các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tích hợp kiến thức toán vào việc xây dựng hoạt động thực
hành, quan sát thực tế và giao nhiệm vụ học tập Ở cấp tiểu học.
Để khắc sâu kiến thức giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế, ví dụ đo đạc, tính toán chu vi, diện tích của một bồn hoa hay vườn rau, đề xuất mật độ trồng rau, hoa hợp lí, tiến hành thử nghiệm trồng cây.
Biện pháp này giúp học sinh vận dụng các kiến thức toán học mà các em đã được học vào giải quyết nhiệm vụ trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, mức độ tích hợp chưa sâu, yêu cầu của giáo viên còn ít, chưa khai thác được hết những kiến thức có thể cung cấp cho học sinh có thể sẽ hình thành cho một số em thói quen học thuộc lòng mà không hiểu các bước giải khiến cho một số em không biết cách giải hoặc giải sai bài toán. Chẳng hạn, cùng là bài toán trên, giáo viên tổ chức thêm cho học sinh tìm hiểu thêm về đặc điểm của đất trong bồn hoa (vườn rau) đó, cho học sinh tìm hiểu loại hoa (rau) phù hợp để trồng trên nền đất đó, tìm hiểu về quy trình trồng, mật độ trồng phù hợp, quy trình chăm sóc (lượng phân bón, nước tưới cần thiết), thời gian thu hoạch, năng suất có thể đạt được, vai trò của loại hoa (rau) đó đối với cuộc sống chúng ta,…
Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có liên quan
đến một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của học sinh.
Thông qua các bài toán mà giáo viên đưa ra có chứa một số thông tin liên quan đến vấn đề Tự nhiên – Xã hội, học sinh sẽ tiến hành xử lý, giải bài toán, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến các vấn đề tự nhiên, xã hội đó.
Biện pháp này đôi khi sẽ hình thành cho học sinh một số kiến thức, thông tin không sát với thực tế vì các vấn đề về tự nhiên và xã hội vẫn đang và sẽ thay đổi. Nếu giáo viên không thường xuyên cập nhật thì sẽ có thể cung cấp những kiến thức ảnh hưởng đến nhận thức của các em học sinh về các vấn đề tự nhiên và xã hội.
Qua các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng cho thấy thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về dạy học tích hợp và tiềm năng tích hợp các kiến thức Tự nhiên – Xã hội còn hạn chế. Trong khi dạy học sinh giải các bài toán có lời văn, phần lớn các giáo viên đều chú trọng vào việc làm sao hướng dẫn học sinh xác định được dạng toán và giải được bài toán đó mà ít khi khai thác các nội dung giáo dục được tích hợp trong các bài toán đó. Số lượng giáo viên thường xuyên khai thác các nội dung giáo dục khi dạy học Toán 5 là tương đối ít. Đặc biệt còn có một bộ phận các giáo viên chưa chú ý khai thác các nội dung giáo dục khi dạy học Toán 5. Cần chú ý rằng việc khai thác các nội dung giáo dục trong quá trình giảng dạy của giáo viên là điều kiện tốt nhất để hình thành ở học sinh những tình cảm đạo đức đẹp đẽ, những hiểu biết thực tế sinh động. Nếu tách rời toán học với thực tiễn, tách rời các mối quan hệ số lượng toán học và ý nghĩa liên hệ thực tiễn thì học sinh không bao giờ nhận thức được, cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của vấn đề xung quanh việc học tập.
c) Những khó khăn của giáo viên Tiểu học khi tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn.
Qua khảo sát, chúng tôi xác định được những khó khăn của giáo viên trong việc tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn như sau:
- Khó khăn trong việc lựa chọn nội dung kiến thức Tự nhiên – Xã hội tích hợp phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của bài toán có lời văn:
Một số giáo viên không hoặc hạn chế đưa nội dung tự nhiên, xã hội tích hợp vào bài toán có lời văn hoặc có đưa nội dung kiến thức tự nhiên , xã hội vào bài toán nhưng không hiệu quả . Đôi khi tích hợp kiến thức vào bài toán có lời văn chưa nhịp nhàng, chưa linh hoạt, nội dung tích hợp chưa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của bài toán và chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng đối tượng học sinh. Hình thức tổ chức dạy học chưa gây được hứng thú cho học sinh. Một số giáo viên còn hạn chế và ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thông tin để tìm tòi thêm tư liệu giảng dạy nên chưa tìm ra được biện pháp phù hợp giúp các em khai thác tốt các nội dung tích hợp trong bài toán mà vẫn đảm bảo chất lượng của tiết học toán. Môn toán đòi hỏi dạy tính toán chính xác, kỹ năng nhanh, tư duy tốt. Nếu đưa dạy học theo định hướng tích hợp các nội dung Tự nhiên – Xã hội vào bài toán có lời văn giáo viên cần chú trọng đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp tích hợp sao cho phù hợp để vừa đảm bảo cho học sinh mở rộng kiến thức tự nhiên, xã hội mà lại không khiến cho tiết học không đúng trọng tâm, gây mất hiệu quả của tiết dạy.
- Khó khăn trong việc sắp xếp, phân bố thời gian hợp lí cho một tiết dạy học tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội vào bài toán có lời văn cho học sinh lớp 5:
Môn Toán chủ yếu cung cấp kiến thức toán học (các con số, hình học) nên việc tích hợp khó khăn, chỉ chủ yếu thông qua các bài toán có lời văn. Thời gian tiết học có hạn, nội dung Toán 5 nhiều nên nếu giáo viên không sắp xếp, phân bố thời gian hợp lí thì khi đưa nội dung tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội vào tiết dậy sẽ làm mất thời gian, tiết học không hiệu quả.
- Khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết các vấn đề Tự nhiên – Xã hội trong thực tế cuộc sống:
Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn, chưa biết vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn hoặc vận dụng nhưng chưa hiệu quả. Chưa biết cách xây dựng những bài tập gắn liền với thực tiễn để đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh. Chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách tích hợp các nội dung giáo dục trong các bài toán, chưa có lớp bồi dưỡng, đào tạo cụ thể cách dạy tích hợp vào môn toán.Số lượng các bài toán có lời văn lớp 5 tích hợp các nội dung giáo dục còn ít.
- Khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh khai thác sâu bài toán có chứa nội dung tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội theo nhiều hướng khác nhau: Do trình độ của học sinh trong một lớp là khác nhau, thời gian giảng dạy lại hạn chế. Vì thế nếu giáo viên không có biện pháp thích hợp sẽ rất khó trong việc giảng dạy cho từng đối tượng học sinh. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh khá giỏi khai thác sâu bài toán theo nhiều hướng thì có thể những học sinh kém hơn sẽ không hiểu gì. Ngược lại, nếu giáo viên chỉ quan tâm hướng dẫn học sinh hạn chế về năng lực giải toán thì lại không phát triển tốt cho các em học sinh khá, giỏi. Khả năng nắm bắt nội dung qua ngôn ngữ và trình bày tư duy qua ngôn ngữ của học sinh còn hạn chế nhiều nên tương đối khó khăn khi kết hợp giảng dạy. Do đó, đây cũng là một khó khăn mà nhiều giáo viên gặp phải trong quá trình giảng dạy. Song có thể thực hiện được nếu các em có tâm thế tham gia và giáo viên biết sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, ngắn gọn.
- Khó khăn trong việc nâng cao dần khả năng suy luận, từng bước phát triển tư duy linh hoạt, độc lập và nâng cao hứng thú tìm hiểu các cách giải khác nhau cho bài toán có lời văn tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh.
Đối với từng nội dung tích hợp khác nhau và từng đối tượng khác nhau mà giáo viên cần phải có những biện pháp dạy học, cách phân loại bài tập, dạng
bài tập, mức độ khó dễ phù hợp, kèm theo đó là sự ân cần động viên, khuyến khích để giúp các em học tập và phát triển. Giáo viên cần không ngừng rèn luyện nâng cao kiến thức, hiểu biết, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân để có khả năng khai thác, lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp nhằm phát triển năng lực, tư duy linh hoạt, độc lập và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Đây cũng là một khó khăn đối với nhiều giáo viên.
Những sai sót mà học sinh thường gặp khi giải toán có lời văn có tích hợp các kiến thức Tự nhiên – Xã hội:
Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng việc giải toán có lời văn tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội của các em học sinh lớp 5 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tôi thấy những sai sót trong giải toán có nội dung tích hợp của các em thường gặp là:
- Không đọc kĩ đề, không phân tích đề nên không xác định đúng những yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. Chưa hiểu rõ ràng, chính xác một số nội dung được tích hợp trong bài toán.
- Do kiến thức về Tự nhiên – Xã hội của học sinh còn hạn chế nên các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải các bài toán có chứa nội dung tích hợp kiến thức tự nhiên, xã hội và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
* Nguyên nhân của các khó khăn:
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, các hạn chế, khó khăn của giáo viên trong việc tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn có thể do những nguyên nhân sau:
- Do chưa có lớp bồi dưỡng, đào tạo cụ thể cách dạy tích hợp vào môn toán nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức cho học sinh xây dựng các bài toán có nội dung thực tiễn phản ánh chân thực một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội
- Do thời gian của một tiết học có hạn nên giáo viên còn gặp nhiều khó
khăn trong việc tổ chức cho học sinh tập luyện xác định các hướng mở cho các bài toán có lời văn theo yêu cầu của giáo viên
- Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Nhưng có những bài toán có lời văn lại cần nhiều đến tư duy trừu tượng nên học sinh lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các dạng toán điển hình.
- Một số học sinh yếu về phần tiếng Việt, mà dạng toán này lại có lời văn nên học sinh rất khó xác định thông tin chính trong bài toán, bài toán có tích hợp kiến thức Tự nhiên, xã hội lại rất cần khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh.
- Một số học sinh chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào bài học nên chưa hiểu bài dẫn đến tiết học không được hiệu quả.
- Do việc kiểm tra, đánh giá học sinh không chú trọng vấn đề kiểm tra hiểu biết liên nội dung tích hợp trong một bài học.
- Do chưa có tài liệu cụ thể nào hướng dẫn giáo viên về nội dung tích
hợp, phương pháp tích hợp nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung tích hợp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp, gặp khó khăn trong quá trình tổ chức tập luyện cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của các em.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tích hợp kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về dạy học tích hợp và tiềm năng tích hợp các kiến thức Tự nhiên – Xã hội còn hạn chế. Trong khi dạy học sinh giải các bài toán có lời văn, phần lớn các giáo viên đều chú trọng vào việc làm sao hướng dẫn học sinh xác định được dạng toán và giải được bài toán đó mà ít khi khai thác các nội dung giáo dục được tích hợp trong các bài toán đó, một số giáo viên vẫn còn e ngại trong việc tích hợp các kiến thức về tự nhiên, xã hội vào bài toán có lời văn do thời lượng 1 tiết học còn hạn chế mà nội dung chương trình Toán 5