1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc khóa luận
3.4. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thử nghiệm
3.4.1. Đánh giá định tính
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày bình luận vắn tắt về tiết dạy và trình bày những ý kiến nhận xét đánh giá thông qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy thử nghiệm, các thầy cô giáo tham gia dự giờ, đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường được dạy thử nghiệm và học sinh nhóm thử nghiệm. Ngoài ra, chúng tôi quan sát những biểu hiện và tốc độ thực hiện các yêu cầu tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội vào bài toán có lời văn của học sinh trong học tập.
3.4.2. Đánh giá định lượng kết quả thử nghiệm
Các số liệu về điểm kiểm tra được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỉ lệ các thang điểm và mức độ hoàn thành mục tiêu bài học.
Tiêu chí đánh giá:
Sau khi đưa vào tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn, học sinh phát triển được năng lực giải toán, kỹ năng thực hành của các em được nâng cao, từ đó việc giải toán của các em trở nên dễ dàng hơn, năng lực giải toán của các em được phát triển và tiến bộ rõ rệt, đồng thời các em còn được mở rộng kiến thức về Tự nhiên – Xã hội, các em được làm quen và vận dụng các kiến thức toán học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống liên quan đến tự nhiên xã hội như con người,
môi trường, thiên nhiên, dân số,… Từ đó các em có ý thức, trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội ; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người cho học sinh, góp phần giúp các em trở thành những công dân tốt cho đất nước và xã hội.
Chúng tôi đã xây dựng các mức độ đánh giá như sau:
Hoàn thành tốt : Thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn toán, giải tốt các bài toán có chứa nội dung tích hợp kiến thức về tự nhiên, xã hội, đồng thời biết liên hệ vào cuộc sông thực tế.
Hoàn thành : Thực hiện được các yêu cầu học tập của môn toán, giải được các bài toán có chứa nội dung tích hợp kiến thức về tự nhiên, xã hội.
Chưa hoàn thành : Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn toán, chưa giải được một số bài toán có nội dung tích hợp kiến thức về tự nhiên, xã hội.