1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc khóa luận
3.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thử nghiệm
Để tiến hành thử nghiệm, chúng tôi chọn lớp 5A là lớp thử nghiệm và lớp 5B là lớp đối chứng. Lớp 5A gồm 32 học sinh, lớp 5B gồm 32 học sinh, trình độ học sinh lớp thử nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau, hai giáo viên dạy ở hai lớp cũng có trình độ nghiệp vụ tương đương nhau, phương pháp giảng dạy ở hai lớp này về cớ bản là như nhau chỉ khác là ở lớp thử nghiệm có đưa thêm một số nội dung dạy học tích hợp kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua giải toán có lời văn đã được chúng tôi giới thiệu ở chương 2, còn lớp đối chứng thì không được đưa vào các nội dung này.
3.3.2. Phạm vi thử nghiệm
Do giới hạn của đề tài khóa luận và thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm trên học sinh lớp 5A và lớp 5B trường Tiểu học xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
3.3.3. Thời gian thử nghiệm
Để đảm bảo tiến trình chương trình dạy học, các giờ thử nghiệm được tiến hành vào các giờ chính khóa theo thời khóa biểu của nhà trường. Ở các lớp đối chứng, các tiết dạy học Toán vẫn tiến hành bình thường theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường quy định. Thời gian thử nghiệm được tiến hành trong học kì 2 của năm học (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018).
Chúng tôi đã trao đổi với giáo viên dạy thử nghiệm về thiết kế bài học và ý đồ sư phạm của mình khi xây dựng kế hoạch bài học. Tiếp đó chúng tôi gửi các bài kế hoạch dạy học môn Toán cho giáo viên dạy thử nghiệm nghiên cứu, chuẩn bị về nội dung, đồng thời trao đổi những vấn đề giáo viên dạy thử nghiệm còn băn khoăn.
Kế hoạch bài học thử nghệm được lập theo yêu cầu của dạy học tích hợp một số kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 qua việc dạy học giải bài toán có lời văn đã được thiết kế theo các nội dung đề xuất trong đề tài khóa luận. Ở lớp thử nghiệm, chúng tôi tổ chức một nhóm dự giờ gồm 3 thành viên trong nhóm nghiên cứu, một giáo viên dạy giỏi cấp trường và một giáo viên
trưởng nhóm khối lớp 5; các thầy cô quan sát, ghi chép các hoạt động dạy học và tổ chức đánh giá thử nghiệm.
Trong các giờ dạy, chúng tôi cùng các thành viên trong nhóm trực tiếp dự giờ dạy của giáo viên, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của giáo viên và học sinh trong suốt tiết học. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều trực tiếp nghe và ghi lại những ý kiến của giáo viên về thuận lợi và khó khăn của họ trong quá trình thực hiện bài dạy thử nghiệm.