1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc khóa luận
3.2. Nội dung thử nghiệm
- Cung cấp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội có thể tích hợp vào bài toán có lời văn cho học sinh lớp 5.
- Trang bị cho giáo viên một số biện pháp tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội vào dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán, phát triển tư duy, óc sáng tạo và trí thông minh của mình, đồng thời giúp học sinh có kiến thức tổng hợp, hiểu biết toàn diện hơn.
- Để kiểm tra đầu vào chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra số 1, nội dung kiểm tra (phụ lục) gồm những câu hỏi về kiến thức môi trường mà chúng tôi định tích hợp trong tiết học nhằm kiểm tra hiểu biết của các em về môi trường tự nhiên.
Nội dung thử nghiệm gồm 2 tiết: (phụ lục)
Chúng tôi lấy 2 bài: “Luyện tập (trang 162)” và Luyện tập (trang 165) với những nội dung giáo dục được tích hợp như sau :
- Bài: “Luyện tập (trang 165)” được tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bao gồm :
+ Tác dụng của việc trồng cây cao su và cây cà phê với môi trường của chúng ta. + Tác dụng của việc trồng cây xanh đối với môi trường của chúng ta.
- Bài : “ Luyện tập (trang 162)” được tích hợp nội dung giáo dục dân số, bao gồm : + Gia tăng dân số là gì ?
+ Ảnh hưởng của việc gia tăng dân số nhanh tới môi trường và cuộc sống của con người.
+ Biện pháp hạn chế tình trạng gia tăng dân số.
- Sau tiết học, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 để kiểm tra kết quả thử nghiệm. Nội dung bài kiểm tra (phụ lục) bao gồm cả kiến thức toán học và kiến thức môi trường, kiến thức dân số mà chúng tôi đã tích hợp trong tiết dạy.
Sau thời gian thử nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả hai lớp thử nghiệm và lớp đối chứng với cùng một yêu cầu. Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.