1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc khóa luận
3.5. Tiến hành thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm dạy 3 tiết và 2 bài kiểm tra. Thời gian kéo dài trong hai tuần vào các buổi chiều. Trước khi tiến hành thử nghiệm chúng tôi đã trao đổi kỹ với giáo viên chủ nhiệm hai lớp 5A và 5B về mục đích, cách thức và kế hoạch cụ thể cho cả đợt thử nghiệm. Chúng tôi đã nhận được sự tạo điều kiện thuận lợi của các thầy giáo và cô giáo. Để chuẩn bị cho mỗi tiết dạy chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo giáo án, nội dung, phương pháp và nghiên cứu kỹ giáo án, cách giải của từng bài tập.
Đối với lớp đối chứng, giáo viên vẫn dạy những giờ dạy bình thường theo chương trình. Chúng tôi đã chuẩn bị đề kiểm tra và cho học sinh làm bài kiểm tra sau tiết học trong thời gian 35 phút.
3.6.1. Kết quả trước khi thử nghiệm
BẢNG 3.1: TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC THỬ NGHIỆM
Đối tượng Điểm
Lớp thử nghiệm (5A) Lớp đối chứng (5B)
Số lượng % Số lượng % Hoàn thành tốt 10 31,25 12 37,5 Hoàn thành 20 62,5 18 56,25 Chưa hoàn thành 2 6,25 2 6,25 Tổng 32 100 32 100 0 10 20 30 40 50 60 70 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp 5A Lớp 5B
HÌNH 3.2: BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH HAI LỚP 5A VÀ 5B TRƯỚC THỬ NGHIỆM
3.6.2. Kết quả sau khi thử nghiệm
BẢNG 3.3: TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA SAU THỬ NGHIỆM
Đối tượng Điểm
Lớp thử nghiệm (5A) Lớp đối chứng (5B)
Số lượng % Số lượng % Hoàn thành tốt 14 43,75 12 37,5 Hoàn thành 18 56,25 18 56,25 Chưa hoàn thành 0 0 2 6,25 Tổng 32 100 32 100 0 10 20 30 40 50 60 Hoàn thành tốt
Hoàn thành Chưa hoàn thành
Lớp 5A Lớp 5B
HÌNH 3.4: BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH HAI LỚP 5A VÀ 5B SAU THỬ NGHIỆM
Những kết luận rút ra với mức độ yêu cầu có nâng cao hơn so với lần đầu điều tra, học sinh ở lớp thử nghiệm có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng, hầu hết học sinh biết cách làm bài toán, biết phân loại bài toán có lời văn thành những dạng toán nhỏ, biết cách vẽ sơ đồ và trình bày giải toán tốt; giải tốt các bài toán có lời văn có nội dung tích hợp, biết liên hệ kiến thức với thực tế và biết phân tích tốt các kiến thức tự nhiên và xã hội có trong các bài toán, thể hiện:
Lớp thử nghiệm (5A):
- Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt đã tăng rõ rệt. Kết quả kiểm tra đầu vào (trước khi tiến hành thử nghiệm) số lượng học sinh hoàn thành tốt đạt 10/32, kết quả kiểm tra đầu ra (sau khi tiến hành thử nghiệm) số lượng học sinh hoàn thành tốt đạt 14/32 điểm, tăng từ 31,25% lên 43,75% tức là đã tăng 12,5%.
- Tỉ lệ học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành đã giảm rõ rệt. Cụ thể: + Tỉ lệ học sinh hoàn thành giảm từ 62,5% xuống 56,25% tức là giảm 6,25%. + Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm từ 6,25% xuống 0% tức là giảm 6,25%.
Lớp đối chứng (5B):
- Kết quả thu được không có gì thay đổi, cụ thể là số lượng học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành trước khi tiến hành thử nghiệm đạt 30/32 điểm, chiếm 93,75%; sau khi tiến hành thử nghiệm đạt 30/32 điểm,chiếm 93,75%, tăng 0%.
- Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành vẫn còn cao chiếm 6,25%.
Đánh giá định tính:
Qua quá trình quan sát những biểu hiện của học sinh và tốc độ thực hiện các yêu cầu giải toán của học sinh trong học tập các giờ thử nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng: Học sinh lớp thử nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy thử nghiệm các em đã có hứng thú hơn với việc giải các bài toán có lời văn tích hợp một số kiến thức tự nhiên và xã hội , biểu hiện là các em học tập sôi nổi hơn, tích cực hơn trong tiết học thử nghiệm, các em chăm chú nghe giáo viên
hướng dẫn cách giải các bài toán có nội dung tích hợp, tích cực tham gia vào việc tìm hiểu các kiến thức về tự nhiên và xã hội được lồng ghép trong các bài toán, tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề về cuộc sống nói chung, giải quyết các vấn đề về tự nhiên và xã hội nói riêng. Các em đã dần hình thành được một số kỹ năng giải toán như: kỹ năng nhận dạng để xác định và đưa các bài toán có lời văn về các dạng bài toán điển hình hay không điển hình mà đã biết cách giải; kỹ năng diễn tả tổng hợp bài toán dưới dạng tóm tắt và khi cần thiết minh hoạ bằng sơ đồ đoạn thẳng hay dạng hình vẽ; Kỹ năng thực hiện thành thói quen các bước trong quy trình giải từng dạng bài toán; Kỹ năng vận dụng linh hoạt các phép tính, biết phân tích, tổng hợp trong quy trình tìm, xây dựng kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải toán theo mức độ khó tăng dần; Kỹ năng tự xây dựng, giải các bài toán có lời văn gần gũi với đời sống thực tiễn đối với các dạng bài toán đã biết; Kỹ năng tự điều chỉnh giả thiết, kết luận của bài toán để khai thác sâu bài toán theo các hướng khác nhau; Kỹ năng tìm tòi bài toán theo nhiều cách hoặc xem xét vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau;… Các em đã nâng cao dần khả năng suy luận, từng bước phát triển tư duy linh hoạt, độc lập và nâng cao hứng thú tìm hiểu các cách giải khác nhau cho bài toán có chứa nội dung tích hợp kiến thức tự nhiên và xã hội, các em tích cực và hứng thú hơn với việc tìm hiểu các kiến thức về tự nhiên và xã hội có trong các bài toán. So với lớp đối chứng thì lớp thử nghiệm nhanh nhẹn, linh hoạt và hứng thú hơn trong khi giải toán, quá trình thực hiện các hoạt động giải toán của lớp thử nghiệm cũng nhuần nhuyễn hơn lớp học sinh đối chứng.
Nhận xét:
Qua quá trình thử nghiệm chúng tôi đánh giá một số đặc điểm cơ bản sau: - So với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thử nghiệm, chất lượng dạy học bài thử nghiệm đã có những tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra ở hệ thống thử nghiệm cao hơn, còn tỉ lệ chưa hoàn thành giảm hơn so với hệ thống đối chứng.
- Trong bảng so sánh kết quả lớp thử nghiệm và lớp đối chứng, chất lượng dạy học một số bài thử nghiệm môn Toán lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thử nghiệm cao. Nếu giáo viên áp dụng việc tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội vào bài toán có lời văn cho học sinh lớp 5 được đề xuất trong quá trình dạy học thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn như đã đề xuất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm tại lớp 5A của trường Tiểu học Phú Khê trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018. Quá trình thử nghiệm cho thấy:
Học sinh đã có hứng thú hơn với việc giải các bài toán có lời văn nói chung và các bài toán có tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội nói riêng. Các em đã biết cách giải các bài toán có tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội một cách nhanh, đúng và hứng thú hơn trước. Việc tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn đã góp phần vào việc gây hứng thú học tập cho học sinh, kích thích sự tự giác, tính tích cực học tập và nâng cao khả năng giải toán ở học sinh. Nhờ có kỹ năng giải toán, và việc tích hợp kiến thức tự nhiên và xã hội vào bài toán, học sinh sẽ không ngại khó khi gặp những bài toán có nội dung phức tạp, từ đó nâng cao chất lượng giải toán cho các em.
- Về mặt định tính: học sinh hồ hởi, phấn khích, hứng thú khi tham gia vào các bài toán có tích hợp kiến thức Tự nhiên – Xã hội một cách tích cực, chủ động, sáng tạo; Các em phối hợp, liên kết cùng giúp đỡ nhau; học sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản mà còn phát triển kỹ năng như khả năng phân tích, khả năng tổng hợp, khả năng so sánh, đối chiếu và mở rộng kiến thức về tự nhiên và xã hội..., đó chính là sự chuẩn bị hành trang trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.
- Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng dạy học một số bài thử nghiệm môn Toán lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thử nghiệm cao. Từ kết quả thử nghiệm chúng tôi có thể khẳng định:
+ Các biện pháp đã thiết kế trong đề tài khóa luận đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 5, phù hợp với việc rèn luyện kỹ năng giải toán, phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của học sinh.
+ Các biện pháp đã thiết kế trong đề tài khóa luận có thể thực hiện được trong quá trình dạy học môn Toán lớp 5. Thực hiện các biện pháp đã thiết kế đã giúp nâng cao kết quả học tập cho học sinh nói chung và nâng cao kết quả học tập môn Toán có lời văn cho học sinh lớp 5 nói riêng.
Vận dụng một số biện pháp tích hợp kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn có tính khả thi và được giáo viên tiểu học nói chung đặc biệt là giáo viên và ban giám hiệu nhà trường dạy thử nghiệm rất ủng hộ. Nếu giáo viên áp dụng một số biện pháp tích hợp kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn trong quá trình dạy học thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Việc tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội vào giải toán có lời văn lớp 5 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn toán nói chung, chất lượng dạy và học giải bài toán có lời văn nói riêng.
Nếu giáo viên có kiến thức toán học chắc chắn, có những biện pháp tích cực trong việc tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội vào giải toán có lời văn cho học sinh nói chung và cho học sinh lớp 5 nói riêng thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán và bồi dưỡng đội tuyển. Nếu học sinh nắm chắc được các dạng toán và có kỹ năng khai thác tốt các bài toán thì các em sẽ dễ dàng trong việc tìm ra cách giải và các em sẽ giải tốt các bài toán có chứa nội dung tích hợp, biết liên hệ, mở rộng với thực tế cuộc sống. Từ đó kích thích tư duy sáng tạo của các em, các em yêu thích học toán và có hứng thú học toán hơn.
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học chúng tôi đề cập tới một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận việc tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn.
- Bước đầu xây dựng và sử dụng một số biện pháp tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn trong chương trình toán lớp 5.
2. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh nói chung và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn tích hợp với một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội nói riêng, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Tăng thời gian học ngoại khóa cho học sinh, cung cấp nhiều dạng bài toán khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho các em, tích cực đưa một số nội dung kiến thức về Tự nhiên – Xã hội vào bài toán có lời văn nhằm giúp học sinh có kiến thức tổng hợp.
- Nhà trường cần mở nhiều hơn những buổi hội đàm, sinh hoạt chuyên môn để giúp giáo viên có khả năng tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung và có thể vận dụng những biện pháp tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn vào quá trình dạy và học, giúp học sinh có điều kiện thuận lợi trong quá trình rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, biến tri thức nhân loại thành tri thức của mình.
- Để có thể tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 vào dạy học giải toán có lời văn cũng cần phải có sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục.
- Bản thân học sinh cũng cần ý thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc học và rèn luyện kỹ năng giải toán. Không chỉ học tập trên lớp, các em cần tích cực, tự giác học tập và rèn luyện ở nhà để nâng cao năng lực của bản thân.
- Ngoài ra, cha mẹ các em học sinh có thể đưa ra cho các em những bài tập trong các sách tham khảo, sách nâng cao,…tạo điều kiện để các em học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng của mình.
Giáo dục là một quá trình lâu dài, vì vậy để công tác giáo dục của nước ta phát triển hơn nữa trong tương lai, việc đào tạo đội ngũ giáo viên cần được coi trọng. Những sinh viên Sư phạm nói chung và sinh viên ngành Sư phạm Tiểu học nói riêng cần hiểu rõ trách nhiệm của mình, không ngừng trau dồi tri thức, kỹ năng để có đủ khả năng và trình độ nhằm đào tạo những thế hệ trẻ trong tương lai, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển và văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – những vấn đề đặt ra và giải pháp.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường Tiểu học.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Định hướng dạy học theo chương trình giáo dục sau năm 2015.
[4]. Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương (2015), Dạy học tích hợp – Phương
thức phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
[5]. Vũ Quốc Chung (chủ biên ) (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6]. Giáo dục môi trường trong trường Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[7]. Trần Diên Hiển (2005), Thực hành giải Toán Tiểu học, Tập 1,2, Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[8]. Trần Diên Hiển (2010), Phát triển kỹ năng giải Toán Tiểu học, Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[9]. Trần Diên Hiển (2008), Giáo trình rèn kĩ năng giải Toán Tiểu học, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[10]. Đỗ Trung Hiệu,(2001), Các phương pháp giải Toán ở Tiểu học, Tập 1,
Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
[11]. Đỗ Đình Hoan (2005), Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục.
[12]. Đỗ Đình Hoan (2005), Sách giáo viên Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục. [13]. Đỗ Đình Hoan (2005), Thiết kế bài giảng Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục. [14]. Trần Ngọc Lan, (2005), Giáo trình thực hành giải Toán ở Tiểu học, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm.
[15]. Nguyễn Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học toán bậc tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[16]. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về giáo dục dân số, Nhà xuất bản Giáo dục. [17]. The Usborne (2014), Bách khoa tri thức dành cho trẻ em, Nhà xuất bản
Thời Đại
[18]. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lí học đại cương, Nhà xuất bản Đại học