Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức về tự nhiên - xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn (Trang 44 - 47)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc khóa luận

2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Ở Tiểu học trong các tiết học trên lớp, học sinh được học các bài toán có lời văn tích hợp với kiến thức tự nhiên, xã hội thông qua các bài toán cụ thể không được nêu thành hệ thống; chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách tích hợp các nội dung giáo dục trong các bài toán và cũng chưa có lớp bồi dưỡng, đào tạo cụ thể cách dạy tích hợp vào môn toán. Việc tích hợp kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán.

Điều đó yêu cầu khi tích hợp kiến thức về Tự nhiên – Xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn cần phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tác cụ thể sau đây:

2.1.1. Đảm bảo cho sự tiến hành trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học và đa dạng về hình thức tổ chức dạy học

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định những năng lực toán học như sau: năng lực tính toán, năng lực tư duy toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học (nói, viết và biểu diễn toán học), năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (đặc biệt là công cụ công nghệ thông tin và truyền thông); giúp học sinh nhận biết toán học như là một phương tiện mô tả và nghiên cứu thế giới hiện thực, là công cụ thực hành ứng dụng trong học tập các môn học khác. Chúng ta có thể nhận thấy rằng các năng lực này không chỉ cần thiết trong môn Toán mà còn trong các môn học khác, và sau đó trở thành những năng lực cần có cho một công dân hiện đại. Do đó, phát triển các năng lực toán học

không nên chỉ dừng lại trong việc dạy – học môn Toán mà phải gắn chúng với các môn học khác cũng như đưa chúng vào trong các hoạt động gắn với thực tiễn. Hệ thống năng lực toán này dẫn đến yêu cầu cấp thiết cần dạy học tích hợp trong các môn học, trong đó có môn Toán.

2.1.2. Đảm bảo sự kết hợp thực hiện qua khai thác nội dung các bài toán có gắn với các lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội

Hiện nay toán học trong trường phổ thông chỉ dừng chủ yếu ở mức cung cấp kiến thức và rèn kỹ năng giải toán. Chẳng hạn học sinh vẽ được biểu đồ và dùng nó để biểu diễn các số liệu ứng với kiến thức được học trong môn học. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần dạy cho học sinh là hiểu được những biểu đồ xuất hiện trong tình huống thực tế hằng ngày (khi đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp, liên ngành); ví dụ biểu đồ xuất hiện trên báo hoặc tivi trong một phân tích dự báo về thời tiết (kiến thức toán kết hợp với kiến thức về tự nhiên), dự báo về giá cả (tích hợp giữa hiểu biết về toán với hiểu biết về kinh tế. Cần thiết hơn là dạy học sinh sử dụng biểu đồ như là một công cụ để phân tích dữ liệu thu được qua một hoạt động hoặc nhiệm vụ học tập để rút ra được những kết luận nào đó.

2.1.3. Đảm bảo lí luận về dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hằng ngày, tiến hành trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hòa nhập thế giới học đường với cuộc sống. Dạy học tích hợp quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng cho học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này. Ngoài ra, dạy học tích hợp còn giúp người học xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học và biểu đạt mối liên hệ giữa các khái niệm đó trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học với nhau. Có như vậy thì các em mới

thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.

2.1.4. Đảm bảo kích thích hứng thú, sự tích cực hoạt động của học sinh

Hứng thú, sự tích cực hoạt động của học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một giờ học hiệu quả. Để tạo hứng thú, tăng tính tích cực hoạt động học tập cho các em, mỗi giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học.

Ngoài việc khai thác sự hứng thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú và sự tích cực hoạt động của các em còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới nhiều hình thức đa dạng như: Trò chơi toán học, tổ chức các cuộc thi giải toán, tổ chức hoạt động đóng vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học, tổ chức dạy học tích hợp nhằm cung cấp cho học sinh sự hứng thú tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng mang tính tổng hợp, đa ngành,…

2.1.5. Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện dạy học hiện nay

Dạy học tích hợp là một xu hướng tất yếu trong dạy học hiện đại và được áp dụng từ nhiều năm trước ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam xu hướng này còn khá mới mẻ. Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ TỰ NHIÊN – XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức về tự nhiên - xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)