Một số biện pháp tích hợp kiến thức về Tự nhiên –Xã hội cho học

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức về tự nhiên - xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn (Trang 47 - 83)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc khóa luận

2.2. Một số biện pháp tích hợp kiến thức về Tự nhiên –Xã hội cho học

LỜI VĂN

2.2.1. Tập luyện cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của học sinh

2.2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

Qua tìm hiểu và khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc Tập luyện cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của học sinh là một việc làm thiết thực và có tầm đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán, năng lực tư duy và cung cấp những kiến thức của một số lĩnh vực tự nhiên, xã hội cho học sinh. Khi các em thành thạo trong việc tìm hiểu, xử lý những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của mình, các em sẽ dễ dàng trong việc phát hiện và giải quyết bài toán, có được những suy luận logic, lập luận chặt chẽ cho bài toán và có được những hiểu biết về một số lĩnh vực tự nhiên, xã hội, từ đó còn góp phần rèn tính cẩn thận, chu đáo và trung thực cho học sinh đồng thời giúp học sinh có được những hiểu biết liên ngành.

2.2.1.2. Mục đích sử dụng biện pháp

Tập luyện cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của học sinh sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng như: Kỹ năng tìm hiểu, xử lí thông tin, số liệu; Kỹ năng diễn tả tổng hợp các kiến thức của một số lĩnh vực tự nhiên, xã hội được tích hợp trong bài toán dưới dạng những thông tin, số liệu có tính chất toán học; Các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa các thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của học sinh,…Do vậy, giáo viên cần tập luyện cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh

vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của các em một cách thường xuyên và có kế hoạch để giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng giải toán cho học sinh đồng thời nâng dần vốn hiểu biết về một số lĩnh vực tự nhiên, xã hội cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học toán cho các em.

2.2.1.3. Thực hiện biện pháp

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng bên cạnh việc giảng dạy kiến thức của người giáo viên là giáo viên cần bồi dưỡng, giáo dục học sinh những phẩm chất tốt đẹp để dần hình thành ở các em những năng lực mới và những mặt phát triển hoàn thiện của nhân cách con người mới. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng: việc dạy các bài toán có lời văn trong chương trình Toán 5 theo định hướng tích hợp một số kiến thức về Tự nhiên – Xã hội là không khó. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức Tự nhiên – Xã hội mà mình cần dạy học tích hợp. Khi dạy học tích hợp giáo viên cần lồng ghép một cách khéo léo, không tạo ra sự gò ép với học sinh. Bên cạnh việc khai thác, sử dụng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo viên còn phải biết thiết kế bổ sung một số bài tập để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn.

Tập luyện cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của học sinh nhằm giúp các em được tìm hiểu các kiến thức về Tự nhiên - Xã hội thông qua việc tìm hiểu, phân tích các thông tin, số liệu có tính chất toán học. Từ đó, hình thành những năng lực, những hiểu biết mang tính chất tổng hợp, liên ngành cho học sinh, giúp tăng cơ hội thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, chuẩn bị cho người học những phẩm chất, năng lực và bản lĩnh cần thiết để trở thành một công dân tiến bộ trong xã hội hiện đại.

Một số vấn đề cụ thể trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5 có thể tích hợp nhằm tập luyện cho học sinh tìm hiểu những thông tin, số liệu có tính chất toán học của một số lĩnh vực Tự nhiên - Xã hội gần gũi với đời sống của học sinh:

1). Vấn đề ôn tập, hệ thống hóa nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5

- Nội dung dạy học về giải toán có lời văn được sắp xếp xen kẽ, bổ sung, ôn tập giữa kiến thức mới và kiến thức đã học theo từng chương trong toán 5.

- Trong sách giáo khoa toán 5 có riêng phần ôn tập hệ thống hóa các dạng bài toán đã học ở tiểu học (trang 170, 171, 172).

Ví dụ 2.1: Bài 2 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 170). Một mảnh đất hình

chữ nhật có chu vi 120m. Chiều dài hơn chiều rộng 10m. Tính diện tích mảnh đất đó.

Sau khi học sinh tìm được diện tích của mảnh đất hình chữ nhật, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ sau:

a) Nếu ta sử dụng mảnh đất hình chữ nhật này để trồng cây ăn quả, cứ 5m2 đất ta trồng 3 cây xoài và 1 cây vải. Tính số cây xoài và số cây vải cần để trồng vào khu vườn đó.

b) Một ngày cần 3 khối nước để tưới cho cây ăn quả, mỗi tuần tưới 3 lần. Tìm số nước tưới trong 1 tháng.

c) Một khối nước có giá 8 000đ, tìm số tiền nước cần để trả cho việc tưới cây trong 1 năm.

Học sinh được làm quen với việc tính toán các số liệu quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em như tính số nước cần dùng, số tiền nước cần phải trả,... Do đó, khi các em gặp phải các tình huống này trong cuộc sống các em có thể xử lí một cách dễ dàng.

Ví dụ 2.2: Bài 2 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 171). Lớp 5A có 35 học

sinh. Số học sinh nam bằng 3

4 số học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ hơn số học sinh nam là bao nhiêu em?

Sau khi học sinh tìm ra được đáp số của bài toán, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ với thực tế về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt nam hiện nay. Trên thực thế tỉ lệ bé trai sinh ra cao hơn nhiều so với số bé gái, có khi tới

148,4 bé trai/100 bé gái. Nếu cứ giữ tình trạng mất cân bằng giới tính như vậy thì khi có 2150 bé gái chào đời thì sẽ có khoảng bao nhiêu bé trai chào đời? Bằng những hiểu biết của mình, em hãy nói về những hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Học sinh được làm quen và tìm hiểu với những vấn đề về dân số ngay từ nhỏ, các em hiểu được hậu quả nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính. Từ đó, nhằm giúp hình thành ở học sinh những nhận thức đầy đủ, đúng đắn các vấn đề về dân số ngay từ nhỏ.

2). Dạy học các bài toán về quan hệ tỉ lệ

- Các bài toán về “quan hệ tỉ lệ” được xây dựng từ các bài toán liên quan đến “tỉ số” mà cách giải chủ yếu dựa vào phương pháp “rút về đơn vị” (học ở lớp 3) và phương pháp “tìm tỉ số” (học ở lớp 4).

- Toán 5 có xây dựng về hai dạng quan hệ tỉ lệ của hai đại lượng. Ý nghĩa thực tiễn của mỗi dạng quan hệ tỉ lệ đó và cách giải bài toán liên quan được hình thành thông qua các ví dụ cụ thể.

- Sách giáo khoa Toán 5 có đưa ra đồng thời hai cách giải “rút về đơn vị”, “tìm tỉ số”. Khi làm bài, học sinh có thể giải bài toán bằng một trong hai cách, việc chọn một trong hai cách giải phụ thuộc “tình huống” của bài toán đặt ra.

Ví dụ 2.3: Bài 3 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 171). Một ô tô cứ đi được

100km thì tiêu thụ 12l xăng. Ô tô đó đã đi được quãng đường 75km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?

Sau khi học sinh giải xong bài toán này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tính thêm số tiền xăng mà ô tô đã tiêu thụ biết rằng 1 lít xăng có giá khoảng 19 700 đồng. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh liên hệ với thực thế nói về tình trạng giao thông của nước ta hiện nay.

Ví dụ 2.4: Bài 2 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 21). Một gia đình gồm 3

người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hằng tháng là 800 000 đồng mỗi người. Nếu gia đình có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mội người bị giảm đi bao nhiêu.

Sau khi học sinh giải xong bài toán, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh liên hệ với thực thế. Trên thực tế, với mức bình quân thu nhập trên đầu người như trên có đủ để gia đình đó chi tiêu ở thành phố (nông thôn) hay không? Chúng ta cần chi tiêu như thế nào cho hợp lý? Nếu bình quân thu nhập trên đầu người tăng thêm 600 000 đồng thì tổng thu nhập của gia đình đó trong một tháng là bao nhiêu?

3). Dạy học các bài toán về tỉ số phần trăm

Các bài toán về “tỉ số phần trăm” thực chất là các bài toán về “tỉ số”. Do đó trong toán 5, các bài toán về tỉ số phần trăm được xây dựng theo ba bài toán cơ bản về tỉ số:

- Bài toán 1: Cho a và b. Tìm tỉ số phần trăm của a và b. - Bài toán 2: Cho b và tỉ số phần trăm của a. Tìm b. - Bài toán 3: Cho a và tỉ số phần trăm của a và b. Tìm b.

Ví dụ 2.5: Bài 2 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 76). Theo kế hoạch, năm

vừa qua thôn Hòa An phải trồng 20ha ngô. Đến hết tháng 9 thôn Hòa An trồng được 18ha và hết năm trồng được 23,5ha ngô. Hỏi:

a) Đến hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch cả năm?

b) Hết năm thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm và vượt mức kế hoạch cả năm bao nhiêu phần trăm?

Sau khi học sinh giải xong bài toán này, giáo viên tổ chức cho liên hệ thực tế bằng cách yêu cầu học sinh giải quyết thêm một số nhiệm vụ sau:

c) Cứ 1ha ngô trồng thu được khoảng 1,5 tấn ngô hạt. Tìm số ngô hạt mà thôn Hòa An đã thu được.

d) Giá bán 1 tấn ngô hạt là 6 500 000 đồng. Tính số tiền thu được sau khi bán số ngô trên.

Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nói lên những hiểu biết của bản thân về cây ngô (quy tình trồng, chăm sóc cây ngô, vai trò của ngô,…)

4). Dạy học các bài toán về chuyển động đều

- Ba bài toán cơ bản về chuyển động đều của một vật chuyển động:

+ Bài toán 1: Biết quãng đường (S) và thời gian (t). Tìm vận tốc (v). + Bài toán 2: Biết vận tốc (v) và thời gian (t). Tìm quãng đường (S). + Bài toán 3: Biết vận tốc (v) và quãng đường (S). tìm thời gian (t). - Các bài toán về chuyển động “ngược chiều”, chuyển động “cùng chiều”.

Toán 5 giới thiệu hai bài toán về chuyển động đều của hai vật chuyển động (hay của hai động tử) đó là:

+ Hai vật chuyển động ngược chiều (thời gian gặp nhau bằng tổng vận tốc của hai vật).

+ Hai vật chuyển động cùng chiều (thời gian gặp nhau bằng hiệu vận tốc của hai vật với vận tốc lớn hơn trừ đi vận tốc nhỏ hơn).

Ví dụ 2.6: Bài 1 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 139). Một người đi xe

máy đi trong 3 giờ được 105km. Tính vận tốc của người đi xe máy.

Sau khi học sinh giải xong bài toán, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện thêm một số nhiệm vụ sau:

a) Nếu người đó đi với vận tốc 40km/giờ và bắt đầu xuất phát từ lúc 7 giờ sáng thì người đó sẽ đi hết quãng đường trên vào lúc mấy giờ?

b) Nếu 1 lít xăng có giá 19 000 đồng đi được 35km thì số lít xăng cần thiết và số tiền phải trả mua xăng để đi hết quãng đường 105km là bao nhiêu?

Học sinh được làm quen với việc tính khoảng thời gian cần thiết đủ để đi tới một địa điểm với một vận tốc phù hợp như vậy sẽ giúp các em lên có kế hoạch thực hiện công việc sao cho hợp lý, tránh tình trạng đi muộn, đến muộn. Rèn tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, nguyên tắc cho học sinh.

Ví dụ 2.7: Bài 3 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 140). Quãng đường AB

dài 25km. Trên đường đi từ A đến B, một người đi bộ 5km rồi tiếp tục đi ô tô trong nửa giờ thì đến B. Tính vận tốc của ô tô.

Sau khi giải xong bài toán, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh giải quyết một số nhiệm vụ học tập sau:

a) Nếu khi đi ô tô người đó phải dừng chờ đèn đỏ mất 5 phút thì thời gian người đó cần để đi hết quãng đường AB là bao nhiêu?

b) Nếu người đó đi bộ cả quãng đường AB thì thời gian đi là bao nhiêu? c) Nếu người đó đi ô tô cả quãng đường AB thì thời gian đi là bao nhiêu?

5). Dạy học giải các bài toán có nội dung hình học

Trong toán 5, các bài toán có nội dung hình học thường là: - Tính chu vi hình tròn.

- Tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.

- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Ví dụ 2.8: Bài 2 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 94). Một thửa ruộng hình

thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng 23 đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5kg thóc. Tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.

Sau khi học sinh giải xong bài toán, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) 1kg thóc bán được 12 500 đồng, tính số tiền thóc thu được khi bán số thóc của thửa ruộng hình thang trên.

b) Nếu 1kg thóc sau khi xay xát thu được 0,8kg gạo. Tính số gạo thu được trên thửa ruộng đó.

Ngoài việc rèn luyện cho học sinh cách tính diện tích của một thửa ruộng, học sinh còn được làm quen với việc tính sản lượng lúa gạo thu được trên thửa ruộng và tính số tiền thu được từ việc bán lúa gạo trên thửa ruộng đó.

Ví dụ 2.9: Bài 3 (Sách giáo khoa Toán 5, trang 95). Trên một mảnh vườn

diện tích để trồng đu đủ và 25% diện tích để trồng chuối.

a) Hỏi có thể trồng được bao nhiêu cây đu đủ, biết rằng trồng mỗi cây đu đủ cần 1,5m2 đất?

b) Hỏi số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ bao nhiêu cây, biết rằng trồng mỗi cây chuối cần 1m2 đất?

Sau khi học sinh giải xong bài toán, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh giải quyết một số nhiệm vụ sau:

c) Trung bình mỗi cây đu đủ cho khoảng 25kg quả, 1kg đu đủ bán với giá 18 000 đồng. Tính số tiền thu được từ việc bán đu đủ trên mảnh vườn đó.

d) Trung bình mỗi buồng chuối bán được 160 000 đồng. Tính số tiền thu được từ việc bán chuối.

Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nói những hiểu biết của mình về lợi ích của hai loại quả này.

Để giải quyết được các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện sau mỗi bài toán đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về tự nhiên, xã hội. Đồng thời, sau khi giải quyết được các nhiệm vụ ấy, học sinh sẽ được mở rộng hiểu biết hơn về một số kiến thức tự nhiên, xã hội.

Bên cạnh việc khai thác, sử dụng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa,

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức về tự nhiên - xã hội cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải toán có lời văn (Trang 47 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)