Dự kiến diện tích, sản lượng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 46 - 66)

STT Huyện, xã

Hiện trạng Quy hoạch đến 2020

Tổng diện tích (ha) Sản lượng (ha) Tổng diện tích (ha) Trong đó chè an toàn (ha) Sản lượng chè an toàn (ha) 1 Huyện Thuận Châu 379,0 2556,0 1100,0 1057,0 8244,6 2 Huyện Mộc Châu 2945,1 20200,0 5300,0 5151,4 41211,2

3 Huyện Bắc Yên 83,2 41,0 300,0 239,4 1316,8

4 Huyện Mai Sơn 217,0 552,0 1300,0 1300,0 8840,0 5 Huyên Yên Châu 279,0 1428,0 1000,0 1000,0 6800,0

6 Huyện Phù Yên 233,0 938,0 1000,0 986,5 6609,4

Toàn tỉnh 4136,3 25715,0 10000,0 9734,3 73022,0

Đồng thời quy hoạch cũng xác định vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chè an toàn, các doanh nghiệp căn cứ vào quy mô diện tích vùng nguyên liệu đã quy hoạch tiến hành đầu tư, sản xuất, xây dựng và nâng cấp cơ sở chế biến đáp ứng các yêu cầu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè an toàn theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Quy hoạch xây dựng dự án xây dựng các mô hình VietGAP, dự án cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chè an toàn tập chung với số vốn dự kiến 831,5 tỷ đồng; dự án nâng cấp các cơ sở chế biến đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm chè với số vốn 1.125 tỷ đồng và dự án phát triển thương hiệu chè Sơn La với số vốn đầu tư 20 tỷ đồng trong đó ngân sách Nhà nước 12,7 tỷ đồng, từ các nguồn khác 7,3 tỷ đồng.

Tại tỉnh Sơn La, sản xuất và chế biến chè được xếp trong danh mục ưu tiên đầu tư, bao gồm sản xuất giống chè, công nghiệp chế biến, trồng mới và ưu tiên đầu tư phát triển chè được duyệt. Hiện nay, cây chè đã được trồng ở 8 trên 12 huyện thành phố của tỉnh Sơn La, đã hình thành các vùng nguyên liệu và chế biến tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa, đóng góp 3,8% giá trị sản phẩm trong cơ cấu trồng trọt và 3% giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo báo cáo số 183 của UBND Tỉnh Sơn La (2015), diện tích trồng chè tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,48%/năm. Giống chè được trồng phổ biến tại tỉnh Sơn La gồm chè San Tuyết và chè Kim Tuyên.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Sơn La, diện tích trồng chè của tỉnh trong giai đoạn 2010-2015 cụ thể như sau:

Tổng diện tích trồng chè của tỉnh Sơn La tăng lên trong giai đoạn từ 2010 - 2015. Hiện nay các vùng trồng chè chính của tỉnh tập trung ở 5 huyện là huyện Thuận Châu, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu và Vân Hồ. Mặc dù, diện tích trồng chè của huyện Mộc Châu đã bị thu hẹp gần 1.000 ha nguyên nhân là do theo Nghị quyết số 72/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ tách một

phần diện tích và dân số của huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân Hồ, nhưng đây vẫn là vùng nguyên liệu chè lớn nhất của tỉnh. Hiện nay, huyện Vân Hồ là huyện có vùng chè nguyên liệu lớn thứ hai của tỉnh.

Đồ thị 1.1. Diện tích trồng chè của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015

Theo số liệu thống kê của tỉnh Sơn La (2015), diện tích chè thu hoạch trong giai đoạn 2010-2015 khá ổn định dao động trong khoảng 3.400 ha - 3.500 ha mỗi năm.

Theo thống kê của tính Sơn La (2015), sản lượng chè búp tươi của tỉnh trong giai đoạn 2010-2015 tăng lên đáng kể từ 24.000 tấn/năm lên 33.000 tấn/năm với sản lượng chè búp tươi tăng bình quân là 2,78%/năm (Báo cáo số 183 của UBND Tỉnh Sơn La, 2015). Huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ vẫn là hai vùng chè nguyên liệu mang lại sản lượng chè búp tươi lớn nhất cho tỉnh trong giai đoạn này.

Đồ thị 1.2. Sản lượng chè búp tươi của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015

Năng suất chè búp tươi trung bình của tỉnh trong giai đoạn 2010-2015 tăng lên đáng kể từ 6,97 tấn/ha đến 9,43 tấn/ha với tốc độ tăng bình quân là 0,94%/năm (Báo cáo số 183 của UBND Tỉnh Sơn La, 2015). Tuy nhiên, mức năng suất này chưa đồng đều giữa các huyện trồng chè trong tỉnh. Cụ thể, huyện Mộc Châu, Thuận Châu và Vân Hồ có năng suất chè búp tươi cao nhất dao động trong khoản từ 9,2 tấn/ha đến 11,5 tấn/ha. Theo sau đó là huyện Phù Yên, Yên Châu có năng suất chè búp tươi đạt mức trung bình khoảng 4,5 tấn/ha đến 6 tấn/ha. Hai huyện còn lại (huyện Bắc Yên và Mai Sơn) có năng suất chè búp tươi thấp nhất.

Theo báo cáo của tỉnh Sơn La (2015), toàn tỉnh có 4 điểm công nghiệp chế biến chè, gồm: Công ty chè Mộc Châu, Nông trường Tô Hiệu (Mai Sơn), Nông trường Chiền Ve (Mộc Châu) và Xí nghiệp chè Yên Châu (huyện Yên Châu) với 9 dây chuyền chế biến với tổng công suất đạt 104 tấn búp tươi/ngày, trong đó: bốn dây chuyền sản xuất chè đen, tổng công suất 66 tấn/ngày; năm dây chuyển sản xuất chè xanh, tổng công suất 38 tấn/ngày.

Đến năm 2015 toàn tỉnh Sơn La có 16 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến chè và hàng trăm lò mi ni, tổng công suất chế biến khoảng 160 tấn búp tươi/ngày. Trong đó có một số mô hình sản xuất, chế biến chè đạt hiệu quả cao, gồm: Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè hiện đại với công suất 10-15 tấn chè búp tươi/ngày (chè Shan), 7 tấn/ngày (chè Olong), 7 tấn/ngày (chè Nhật); Công ty cổ phần chè Chiềng Ve có một xưởng chế biến có với dây chuyền chế biến chè xanh công suất 13,5 tấn búp tươi/ngày (chè Shan); Chi nhánh chè Mộc Châu thuộc Tổng Công ty chè Việt Nam được đầu tư nhà máy chế biến hoàn chỉnh với dây chuyền hiện đại, đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến nguyên liệu trong vùng quản lý (MARD, 2013).

Đồng thời, theo báo cáo của Chi Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Sơn La về việc kiểm tra, đánh giá, phân loại 20 cơ sở sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh, kết quả chỉ ra có: 07/20 cơ sở xếp loại A, chiếm 35 %; 06/ 20 cơ sở xếp loại B, chiếm 30 %; 03/20 cơ sở xếp loại xếp loại C, chiếm 20 %; 04/ 20 cơ sở ngừng hoạt động, chiếm 20%. (Báo cáo của Chi Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Sơn La).

1.2.4. Bài học kinh nghiệm

Cần có các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có ngành chè.

Cần cải tiến, tăng diện tích trồng chè theo quy mô hàng hóa có năng suất chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho chế biến.

Ap dụng nhiều hơn nữa các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là về cơ cấu giống mới, thu hái, sơ chế bảo đảm chất lượng, các doanh nghiệp sản xuất chè phải tăng cường sản xuất, đảm bảo về mặt chất lượng, tiến tới đầu tư để sản xuất ra những loại chè đạt tiêu chuẩn “an toàn thực phẩm”.

Cần có sự liên kết giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp trong việc quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. tích cực tìm thị trường trong và ngoài nước để có chiến lược phát triển phù hợp đáp ứng thị trường nước bạn.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, dọc theo Quốc lộ 6 cách Thành phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc, nằm trong tọa độ địa lý:

21012' - 21041' Vĩ độ Bắc.

103020' - 103059' Kinh độ đông.

Phía Đông giáp thành phố Sơn La; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên); phía Nam giáp huyện Sông Mã, thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn; Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, huyện Mường La (tỉnh Sơn La).

Là huyện nằm cuối tỉnh Sơn La có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và có 45% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà. Tuyến đường Quốc lộ 6 được nâng cấp cùng với các tuyến đường khác đã tạo thuận lợi cho huyện Thuận Châu những cơ hội giao lưu, trao đổi hàng hóa với các huyện, thị khác trong tỉnh và vùng Tây Bắc.

2.1.1.2. Địa hình

Nhìn chung địa hình huyện Thuận Châu khá phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình cao và dốc, tạo ra tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển nghề rừng, phát triển kinh tế hàng hóa, chia thành 3 tiểu vùng kinh tế chính.

Tiểu vùng 1: Gồm 11 xã, vùng này thuộc phái Tây lưu vực Sông Mã địa hình cao và dốc với độ cao trung bình trên 800 m so với mực nước biển với dãy núi cao nhất là dãy Copia, đỉnh cao nhất 1.821m. Vùng này có điều kiện về phát triển kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và du lịch sinh tái.

Tiểu vùng 2: Dọc Sông Đà gồm 6 xã. Vùng này có độ dốc lớn, chia cắt mạnh với độ trung bình từ 400 - 500 m so với mực nước biển, có khả năng phát triển mạnh về nông lâm ngư nghiệp đặc biệt là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, dịch vụ du lịch Sông Đà.

Tiểu vùng 3: Dọc Quốc lộ 6 gồm 12 xã, đặc trưng địa hình vùng núi phía bắc với độ cao trung bình từ 700 - 750m, so với mực nước biển, có các dãy núi cao xen giữa là các phiêng bãi, thung lũng. Vùng này có thể phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất nông lâm, ngư nghiệp dịch vụ và du dịch (chủ yếu là cây chè, cà phê,...). Đây là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội huyện.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Điều kiện khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi với hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,40 C, mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24 - 260 C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16 - 180 C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 12.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 2.052, số giờ nắng trung bình mùa hè 6 - 7h, mùa đông 4 - 5 h. Trung bình số ngày nắng trên tháng là 26 ngày.

Mưa: Tổng lượng mưa bình quân 1.371,8 mm với lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm. Mùa mưa kéo dài từ 5 - 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9) tập trung nhiều vào tháng 6 - 8 với lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa mưa thường xảy ra lũ quét gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với lượng mưa nhỏ chỉ chiếm khoảng 20%, đặc biệt trong các tháng mùa khô thường xảy ra khô hạn, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.

Đặc điểm địa hình chia cắt đã chia huyện Thuận Châu thành 3 tiểu vùng với khí hậu đặc trưng cho mỗi vùng Cụ thể:

Vùng cao: Gồm 11 xã thuộc phía tây lưu vực sông Mã, mang đặc trưng của khí hậu vùng núi Tây Bắc, mùa đông lạnh. Vùng này thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, giá rét. Điều kiện khí hậu thời tiết như vậy gây ra những khó khăn lớn cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Cây trồng giảm năng suất, sản lượng; gia súc chết nhiều do quá lạnh. Do vậy, ngành sản xuất nông nghiệp rất khó để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cây trồng chủ yếu vẫn là ngô, các cây vụ đông như xu hào, bắp cải... và cây lâm nghiệp, vật nuôi chính vẫn là đại gia súc như trâu, bò... Bên cạnh đó, khí hậu lạnh cùng với hiện tượng sương mù cũng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Vùng dọc sông Đà: Gồm 6 xã có đặc trưng khí hậu nóng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô và nóng. Vùng này thường xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất. Điều kiện khí hậu này đã làm tổn thất đến hoa màu của người dân; giao thông đi lại khó khăn do sạt lở đất; nhà cửa, tài sản của người dân bị hư hỏng nhiều do tác động của sạt lở đất. Vùng này chỉ thích hợp với một số cây hàng năm có khả năng chịu nóng như đậu tương, lạc,... và cây lâu năm là cây cao su. Chú trọng phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm và nuôi trồng thủy sản.

Vùng dọc Quốc lộ 6: Gồm 12 xã, chịu ảnh hưởng của cả hai tiểu vùng khí hậu nói trên. Vùng này thuận lợi cho đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Các cây hàng năm chủ yếu là lúa, ngô, sắn... và các cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê. Vật nuôi chính là lợn, dê. Đời sống của người dân không bị ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có xảy ra hiện tượng sương muối bất thường làm tổn thất đến hoa màu, vật nuôi, tài sản và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Thủy văn huyện Thuận Châu nằm trong lưu vực 2 con sông lớn là Sông Đà, Sông Mã và có nhiều suối lớn như Suối Muội, Suối Ty, Suối Hét, Suối Nậm Hóa,… tạo thành mạng lưới sông suối khá dày, tuy nhiên mật độ không đều, bao gồm:

Hệ thống sông: Sông Đà chảy qua địa bàn xã Liệp Tè khoảng 22 km, mực nước trên sông thay đổi lớn qua mùa lũ và mùa khô. Diện tích mặt nước của Sông Đà đã và đang đem lại nguồn lợi lớn cho nhân dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, tham quan thắng cảnh.

Hệ thống suối chính: Trên địa bàn huyện có nhiều suối lớn như: Suối Muội, Suối Ty, Suối Hét, Suối Nậm Hóa,... tạo thành mạng lưới suối khá dày, đây là nguồn nước quan trong phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân, đặc biệt là suối Muội cung cấp nước tưới cho trên 1.000 ha ruộng nước và một số suối có độ dốc, dòng chảy siết, có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống sông, suối có độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy, khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn hạn chế, đặc biệt vào mùa khô.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Huyện Thuận Châu là huyện nghèo về khoáng sản, chỉ có đá vôi và đất sét với trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, Tông Lạnh, Phổng Lăng, Tông Cọ, Co Mạ, Mường Bám cho phép phát triển khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch. Ngoài ra huyện có nguồn vàng sa khoáng nhưng trữ lượng nhỏ, phân bố không đều, không đủ điều kiện để khai thác công nghiệp.

Tài nguyên nước Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện được khai thác từ hai nguồn sau:

Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được giữ lại tại các ao, hồ, sông suối lớn như sông Đà, sông Mã, suối Muội, suối Ty, suối Hét, Suối Nậm Hóa,… Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi địa hình nhiều đồi núi, dốc, có sự chia cắt mạnh, khả năng giữ nước còn hạn chế và

phân bố không đều trên địa bàn huyện, do đó còn xảy ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô và lũ ống, lũ quét vào mùa mưa.

Nước dưới đất: Hiện chưa có số liệu điều tra chính xác về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện, song qua khảo sát sơ bộ ở một số khu vực, người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt tại các xã như Chiềng Ngàm, Chiềng La, Tông Cọ, Chiềng Pấc, Chiềng Ly, Chiềng Bôm,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 46 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)