Tỷ lệ hộ trả lời về những khó khăn trong sản xuấtchè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 93)

Hạng mục Ý kiến trả lời (%)

-Thiếu vốn đầu tư 55,2

-Thiếu vốn thâm canh 58,6

-Thiếu nước tưới chè 37,9

-Thiếu lao động 100,0

-Thị trường không ổn định 86,2

- Giá bán thấp 86,2

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)

Tỉnh Sơn La đã quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè trên địa bàn toàn tỉnh và phân công cho các doanh nghiệp chè trong tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ đầu tư, chăm sóc đối với hộ trồng chè.

Các doanh nghiệp phải ký hợp đồng tiêu thụ đối với người sản xuất nguyên liệu theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc ký kết Hợp đồng giữa doanh nghiệp và người dân chưa được thực hiện triệt để. Ví dụ giữa Công ty Dịch vụ và phát triển chè Sơn La với các hộ dân Phỏng Lái, Thuận Châu, doanh nghiệp đầu tư cho dân trồng mới, nhưng dân không bán chè cho doanh nghiệp, mà doanh nghiệp rất khó kiện dân, vì hầu hết là dân nghèo, họ bán sản phẩm cho các lò mini, mặc dù giá thấp hơn nhưng thu được tiền, còn nếu bán cho doanh nghiệp thì họ sợ bị trừ tiền đầu tư. Nên trong giai đoạn gần đây, thông thường mua bán giữa người dân với doanh nghiệp chỉ là trao đổi bằng miệng không có giấy tờ cam kết.

Tỉnh đã chủ trương phát triển các giống chè mới, thay thế giống chè cũ, một số giống đưa vào không được kiểm định chất lượng, công nghệ, nơi tiêu thụ…

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chè.

Huyện Thuận Châu đã hỗ trợ người dân đưa các giống chè mới vào thay thế các giống chè cũ có năng suất và chất lượng thấp. Các giống được đưa vào trồng mới như các giống chè lai, chè Đài Loan, được Nhà nước cho 1 phần hoặc toàn bộ tiền giống.

- Công tác khuyến nông: Tỉnh đã chỉ đạo cơ quan khuyến nông các cấp đã xây dựng các mô hình trình diễn, đưa tiến bộ kỹ thuật và hướng dẫn phương pháp trồng, chăm sóc chè, đặc biệt là sản xuất chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cạnh tranh giữa chè và cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Sơn La:

Hiện tại thu nhập của người trồng chè tuy đã được cải thiện song vẫn chưa ổn định, không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy tốc độ phát triển chè chưa cao, chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai và các tiềm năng khác để phát triển cây chè. Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển chè chưa kịp thời, còn xảy ra tình trạng tranh chấp giữa cây chè với các cây trồng ngắn ngày và một số cây trồng khác như cây ngô, mía, sắn, cao su… Việc di dân tái định cư cũng làm xáo trộn vùng chè.

Việc đầu tư chế biến, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do các doanh nghiệp chè trên địa bàn thực hiện. Trong những năm vừa qua, tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, những chính sách của Nhà nước hiện nay chưa tác động nhiều đến các doanh nghiệp đã thành lập trước đây.

3.3.4. Đánh giá chung

3.3.4.1. Thuận lợi

- Các chính sách của Nhà nước trong những năm vừa qua đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi đầu tư trong ngành hàng chè:

+ Miễn thuế cho hàng nông sản xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm;

+ Tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng;

+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất theo luật định; + Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn miền núi;

+ Địa phương đã tạo những điều kiện để thu hút đầu tư;

+ Chính sách về tín dụng: Hỗ trợ các doanh nghiệp bằng thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ưu đãi đối với việc đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị chế biến;

+ Hỗ trợ vốn;

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp về xây dựng cơ sở hạ tầng: Điện, nước, giao thông.

3.3.4.2. Khó khăn

Việc triển khai các chính sách phát triển sản xuất vẫn gặp khó khăn như: + Nhiên liệu dùng trong sản xuất: điện, than tăng liên tục và chất lượng dịch vụ không ổn định, gây tổn thất nhiều cho doanh nghiệp, tăng giá thành chế biến và thương mại.

+ Thiếu vốn và lãi suất vốn vay quá cao làm cho kinh doanh của doanh nghiệp hạn chế và lợi nhuận giảm, đời sống người lao động gặp khó khăn. Các doanh nghiệp đều cho rằng: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho vay với số lượng ít, thời hạn ngắn và cần nhiều thủ tục rườm rà, do vậy các doanh nghiệp thường vay của các ngân hàng thương mại khác, kể cả ngân hàng tư nhân.

+ Hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn gặp nhiều bất lợi trong thương mại hàng hóa, chi phí vận chuyển cao.

+ Sự ưu đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp chè không có gì khác so với các doanh nghiệp khác trong cả nước.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá bán chè nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào nước ngoài và tăng chậm, trong khi giá đầu vào liên tục tăng làm cho hiệu quả của các doanh nghiệp chè thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư mới.

3.4. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận Châu

3.4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

3.4.1.1. Quan điểm phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La gắn liền với việc nâng cao chất lượng chè của các nông hộ. Các hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè cần chú trọng phát triển đồng bộ về sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tăng diện tích trồng mới và mở rộng đầu tư thâm canh phát triển cây chè trên cơ sở cân bằng sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế. Chú trọng phát triển thị trường trong và ngoài nước. Đổi mới công nghệ chế biến chè, sản xuất ra những sản phẩm chè chất lượng cao, thường xuyên cải tiến hoàn thiện sản phẩm chè đảm bảo chất lượng.

3.4.1.2. Các căn cứ

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV.

- Quyết định số 3200/QĐ - UBND của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 384/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020.

- Quyết định số 3338/QĐ-UBND ngày 12/10/2009 về việc phê duyệt, rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2020.

- Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án QSEAP được phê duyệt tại quyết định số 3662/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

3.4.2. Định hướng phát triển sản xuất chè

- Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng. - Phát triển chè trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

- Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội. - Phát triển sản xuất chè theo chuỗi giá trị.

3.4.3. Mục tiêu phát triển sản xuất chè

- Góp phần nâng cao chất lượng và an toàn cho sản phẩm chè của Sơn La, tăng năng suất, hiệu quả cho sản xuất, cải thiện điều kiện yếu kém về cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực tiêu thụ chè.

- Đáp ứng yêu cầu về sản xuất hàng hoá, chất lượng sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời duy trì và phát triển cảnh quan môi trường cho phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống của người dân.

- Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng hoá chất, phân bón trong sản xuất, bảo quản chè nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng chè an toàn của nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của chè hàng hóa.

3.5. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La quả kinh tế sản xuất chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

3.5.1. Nhóm giải pháp về các yếu tố đầu vào trong sản xuất chè

Thu hút đầu tư đối với ngành hàng chè ở Thuận Châu có ý nghĩa to lớn không chỉ riêng đối với ngành hàng chè mà nó còn thúc đẩy phát triển kinh tế đối với một địa phương còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, làm chuyển biến mạnh mẽ những thói quen của nền sản xuất nhỏ, tiến tới một nền sản xuất công nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Trong những năm tới, thu hút đầu tư đối với ngành hàng chè Thuận Châu dựa trên những quan điểm chủ yếu sau:

- Nâng cao chất lượng của sản phẩm chè: Hiện tại, chất lượng chè của các tỉnh của miền Bắc nói chung vẫn còn thấp. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó, có những nguyên nhân chủ quan, khách quan mang lại. Chất lượng chè phụ thuộc nhiều nhất vào đất đai sản xuất.

Chất lượng chè cũng phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, thu hái: Nếu xét trên cùng một vùng, những nơi, những hộ biết cách chăm sóc, thu hái thì chất lượng chè sẽ tốt hơn. Điều này phụ thuộc vào trình độ canh tác của người lao động, và phụ thuộc vào giá bán chè búp tươi. Nếu giá bán chè thấp, người sản xuất sẽ thu hái với chất lượng thấp; thậm chí họ còn bỏ không thu, hoặc hái dài, hái lá già...

Chất lượng chè phụ thuộc vào giống chè: Đối với những giống chè mới nhập nội thường có chất lượng tốt, nhưng nó cũng còn phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm chế biến, ví dụ chè để chế biến chè Olong cần các giống chè nhập nội từ Đài Loan...

Chất lượng chè phụ thuộc vào yêu cầu chế biến của từng doanh nghiệp: Ví dụ chè CTC thì yêu cầu chất lượng cao hơn OTD, chè xanh yêu cầu chất lượng cao hơn chè đen... Để có chất lượng chế biến cao, trước hết cần có chất lượng chè búp tươi đảm bảo kể cả việc dư thừa chất BVTV. Do vậy, cần nâng cao chất lượng của nguồn nguyên liệu để đưa vào chế biến.

- Nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích: Hiện tại, năng suất chè của còn rất thấp, vì vậy cần phải có biện pháp tăng năng suất như đầu tư thâm canh, trồng thay thế các vườn chè già, cỗi bằng các giống chè mới có năng suất cao, trồng mới bằng phương pháp giâm cành.

- Nâng cao giá trị của sản phẩm chế biến: Điều này phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp chế biến chè. Hiện tại hầu hết sản phẩm của các doanh nghiệp Thuận Châu chế biến chè nguyên liệu, chưa chế biến tinh, giá trị thấp. Cho nên, trong những năm tới, cần lựa chọn những nhà đầu tư có đủ những điều kiện sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao.

- Gắn doanh nghiệp chế biến với người sản xuất nguyên liệu: Phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm để phát triển của từng vùng nguyên liệu thì sản xuất mới đem lại chất lượng cao, ổn định. Vì vậy, cần có những chính sách đặc thù đối với những doanh nghiệp chè của các tỉnh Sơn La nói chung và huyện Thuận Châu nói riêng.

Trước mắt cần ổn định diện tích chè hiện tại ở các vùng chè tập trung của của huyện. Đối với các vùng chè đã và đang cho năng suất cao, ổn định thì tăng cường thâm canh, bón đúng và đủ lượng dinh dưỡng; ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để nâng cao chất lượng của nguyên liệu cho chế biến. Đối với các vườn chè già cỗi, chè năng suất thấp cần trồng lại trồng thay thế bằng các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với yêu cầu của các nhà máy chế biến trong vùng.

Đối với diện tích trồng mới, cần có biện pháp hỗ trợ người dân khai hoang, cấp giống và một phần phân bón cho thời kỳ kiến thiết cơ bản. Nên gắn kết giữa doanh nghiệp và người dân trong việc trồng mới vùng nguyên liệu.

Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân trồng chè áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, đảm bảo chất lượng của nguyên liệu. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình sản xuất, tránh việc lạm dụng sử dụng thuốc BVTV.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến, chế biến ra sản phẩm có chất lượng cao. Quan tâm tới việc quảng bá thương mại sản phẩm

Xử lý các doanh nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn chế biến: Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường... Cần thiết phải đóng cửa, giải thể những doanh nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn.

Xây dựng chính sách đầu tư cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng: Để phát triển những vùng chè giống mới, thâm canh cao trong thời gian tới đòi hỏi phải có đầu tư thoả đáng cho hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo đủ nước tưới cho các diện tích chè; Cải thiện giao thông nông thôn có thể thực

hiện thông qua các hình thức đóng góp từ phía người dân và hỗ trợ của Nhà nước. Trước mắt ở các xã vùng khó khăn, cần chú trọng nâng cấp, mở rộng đường vào các thôn, bản và đường vào các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn đường cấp phối.

Vấn đề cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải giảm thiểu các khâu trung gian, cần có sự kết hợp, lồng ghép từ các chương trình, dự án trong vùng để tăng hiệu quả công trình và đỡ tốn kém chi phí mới có thể đem lại hiệu quả đầu tư cao và bền vững.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng như giao thông, kênh mương tưới cấp 1, cấp 2, trạm bơm, hệ thống điện hạ thế cho vùng sản xuất chè an toàn theo dự án được phê duyệt. Nhà nước đầu tư kinh phí cho điều tra cơ bản, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn tập trung, lập các dự án đầu tư phát triển chè an toàn.

Có chính sách đầu tư trực tiếp cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè:

Hỗ trợ kinh phí cho việc cấp chứng nhận sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xây dựng chính sách đầu tư khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển chè:

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu đề ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản sản phẩm chè.

- Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất, mức hỗ trợ thực hiện theo Nghị định 02/2010/NĐ của Chính phủ về khuyến nông.

- Đối với người dân trồng chè cần được đào tạo, nâng cao trình độ thường xuyên.

- Hỗ trợ chè giống đối với nông dân 100% trồng mới và trồng lại.

- Hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, dây truyền công nghệ chế biến chè xanh chất lượng cao để xây dựng thương hiệu chè.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm chè đã xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.

Trong quá trình tổ chức sản xuất chè các yếu tố đầu vào như giống chè,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)