Đặc điểm nguồn lực của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 79 - 84)

Biến số ĐVT Giá trị Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Dân tộc (1 = kinh, 0 = khác) % - - 14,4

Trình độ (số năm đến trường) Năm 15 2 6,04

Giới tính (1 = nam; 0 = nữ) % - - 67,8 Lao động Người 5 1 2,22 Kiêm ngành nghề (1=có kiêm ngành nghề khác, 0=thuần nông) % - - 25,6 Diện tích trồng chè Ha 3,5 0,1 0,74 Tài sản Tr.đồng 230 2 34,03

Kinh nghiệm trồng chè Năm 32 2 13,92

Thu nhập của hộ Tr.đồng/năm 240 19,50 68,23

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018

Ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến thu nhập của hộ từ trồng chè

Nhằm đảm bảo cho phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật kiểm định mẫu độc lập T-Test bằng phần mềm STATA ở mức ý nghĩa 5% để kiểm định có sự khác nhau hay không về thu nhập của hộ theo giới tính, dân tộc của chủ hộ và tính chất của hộ (kiêm và không kiêm ngành nghề). Kết quả phân tích ở Bảng 3.7 cho thấy có sự khác nhau về thu nhập từ hoạt động trồng chè của hộ mà chủ hộ thuộc nhóm dân tộc Kinh với các nhóm dân tộc thiểu số khác, giữa các hộ có chủ hộ là nam và nữ, giữa các hộ có với hộ không kiêm ngành nghề ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Bảng 3.7. Kiểm định sự khác nhau về thu nhập của hộ theo các biến định tính Obs Mean P(|T| > |t|) Dân tộc Kinh Khác 90 13 77 68,23 95,46 63,63 0,04 Giới tính Nam Nữ 90 61 29 68,23 73,92 56,26 0,0022 Kiêm ngành nghề khác Không Có 90 23 67 68,23 50,78 74,22 0,0000

Ghi chú: Pr(|T| > |t|) < 0,05: có ý nghĩa thống kê; >= 0,05 là không có ý nghĩa thống kê

Tương tự, phân tích phương sai ANOVA ở mức ý nghĩa 5% được sử dụng để kiểm định có sự khác nhau hay không về thu nhập từ hoạt động trồng chè của hộ theo trình độ học vấn của chủ hộ; diện tích trồng chè, giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh, số lao động gia đình và số năm kinh nghiệm trồng chè của hộ. Kết quả phân tích cho thấy ở mức ý nghĩa thống kê 5% có sự khác biệt khá rõ ràng về thu nhập từ hoạt đồng trồng chè giữa các hộ có số lao động gia đình, diện tích trồng chè, giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh và trình độ học vấn của chủ hộ khác nhau (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Kiểm định sự khác nhau về thu nhập của hộ theo các biến định lượng

Obs Mean F Prob > F

Trình độ 90 6,04 10,73 0,0000

Số lao động gia đình 90 2,22 11,39 0,0000

Diện tích trồng chè 90 0,74 7,72 0,0000

Giá trị tài sản SXKD 90 34,03 56,42 0,0000

Số năm kinh nghiệm 90 13,92 1,21 0,2325

Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh giá tác động của các yếu tố nguồn lực đến thu nhập từ trồng chè của hộ được trình bày ở Bảng 3.8. Ở mức ý nghĩa thống kê 1%, các biến độc lập trong mô hình giải thích được 66% thay đổi về thu nhập từ trồng chè của hộ (R2 = 0,66). Các tham số được ước lượng trong mô hình chỉ phản ánh mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc một cách tương đối cho nên cần phải có sự giải thích để làm sáng tỏ các mối quan hệ này. Các phân tích của chúng tôi sau đây tập trung vào việc giải thích định tính chứ không đi vào giải thích định lượng các ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Bảng 3.9. Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ

Tên biến Ký hiệu Hệ số tác động

Hệ số chặn (0) Intercep 3.6424*** Dân tộc Dan_toc 0,1954*** Giới tính Gioi_tinh 0,1732*** Trình độ Trinh_do 0,1125** Lao động Lao_dong -0,2150*** Kiêm ngành nghề khác Kiem-nn 0,3789*** Diện tích đất Dien_tich 0,1938*** Tài sản Tai_san 0,1452***

Kinh nghiệm Kinh_nghiem 0,0228NS

Số quan sát

Giá trị R2 hiệu chỉnh:

90 0,66***

Ghi chú: ***,**,và*có ý nghĩa thống kê tương ứng ở các mức 1%, 5% và 10%

NS: không có ý nghĩa thống kê

Trong số những biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập từ trồng chè của hộ, các biến nhóm dân tộc, giới tính, trình độ của chủ hộ và tính chất ngành nghề, diện tích đất trồng chè, giá trị tài sản của hộ ảnh hưởng tích

cực đến thu nhập của hộ từ trồng chè. Ở mức ý nghĩa thống kê 1%, tính chất ngành nghề của hộ có mức ảnh hưởng quan trọng nhất đến thu nhập của hộ. Theo đó, nếu hộ có kiêm ngành nghề phụ ngoài nông nghiệp sẽ có thu nhập cao hơn 0,38%. Điều này ngụ ý rằng những hộ kiêm ngành nghề phụ sẽ có nhiều nguồn thu nhập hơn và do đó họ có tiềm lực tài chính để đầu tư cho sản xuất chè, làm tăng năng suất và thu nhập từ trồng chè. Yếu tố dân tộc cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc tăng thu nhập từ trồng chè của hộ. Hộ thuộc nhóm dân tộc kinh có mức thu nhập từ trồng chè cao hơn những hộ thuộc các nhóm dân tộc khác gần 2%. Sở dĩ như vậy là vì do tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu trông chờ vào điều kiện tự nhiên và sử dụng các giống chè truyền thống mà ít có đầu tư thâm canh. Hơn nữa, do họ thường sinh sống và sản xuất ở vùng sâu và xa nên ít có điều kiện để tiếp cận các thông tin thị trường hơn so với các hộ thuộc nhóm dân tộc Kinh thường sống ở những nơi tập trung đông dân cư.

Hai yếu tố trình độ và giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập từ trồng chè của hộ. Bình quân nếu chủ hộ có số năm đến trường tăng thêm một năm thì thu nhập từ trồng chè của hộ sẽ tăng thêm 0,11%. Trong khi đó, nếu giới tính của chủ hộ là nam thì thu nhập từ trồng chè của hộ cũng sẽ cao hơn khoảng 0,17%. Như vậy, các chủ hộ thuộc giới tính nam và có trình độ cao hơn đều có khả năng làm cho thu nhập của hộ từ trồng chè cao hơn, có thể do họ có nhận thức cũng như khả năng nắm bắt và vận dụng thông tin tốt hơn.

Hai yếu tố thuộc về yếu tố vật chất đầu vào của sản xuất chè là diện tích đất trồng chè và giá trị tài sản phục vụ sản xuất cũng có ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập từ trồng chè của hộ, lần lượt là 0,19% và 0,15% thu nhập tăng thêm nếu diện tích trồng chè và giá trị tài sản của hộ tăng thêm 1%. Như vậy cũng có nghĩa là các hộ trồng chè có thể cân nhắc để tăng mức đầu tư vào tư liệu sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở tham chiếu giá bán

chè tươi và các điều kiện thị trường khác. Ngược lại với các biến yếu tố đầu vào khác, số lao động gia đình tham gia sản xuất chè có tác động ngược chiều đến thu nhập từ trồng chè của hộ. Theo đó, nếu số lao động gia đình tham gia trồng chè tăng thêm 1% sẽ làm cho thu nhập của hộ từ trồng chè giảm 0,21%. Điều này có thể hiểu là hiện nay các hộ sản xuất chè chủ yếu sử dụng phương tiện, thiết bị thay cho lao động thủ công trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch chè nên cần ít lao động hơn.

Khi khảo sát giữa hai nhóm hộ tham gia trồng chè theo phương thức truyền thống và tham gia trồng chè theo tiêu chuẩn an toàn, chúng tôi thu được các số liệu như sau: Theo số liệu của bảng 3.10 cho thấy, số lượng nhân khẩu trung bình của các hộ điều tra là 4,45 người. Trong đó số lao động tham gia trồng chè an toàn là 2,96 người. Nhóm hộ trồng chè theo tiêu chuẩn an toàn có độ tuổi lao động trung bình cao hơn nhóm hộ trồng chè truyền thống. Lao động trong trồng chè chủ yếu là lao động gia đình được sử dụng số lượng lao động đi thuê rất ít. Để bù đắp vấn đề thiếu hụt lao động trong vụ thu hoạch các hộ sẽ thực hiện đổi công cho nhau. Điều này sẽ tận dụng được tốt hơn lao động tại địa phương mà không cần tốn chi phí thuê mướn.

Tuổi bình quân của chủ hộ trồng chè thuộc trồng chè theo tiêu chuẩn an toàn là 44,54 và hộ trồng chè truyền thống là 40,32. Do đó, kinh nghiệm trồng chè của các hộ sản xuất an toàn là 13,5 năm và cao hơn hộ trồng chè không thuộc quy hoạch là 1,9 năm. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của hộ trồng chè cũng có ảnh hưởng mạnh đến việc chăm sóc, thu hoạch chè. Nhóm hộ trồng chè an toàn có trình độ học vấn (7,09 năm) cao hơn nhóm hộ trồng chè truyền thống (5,48 năm). Do đó, sản lượng chè búp tươi của nhóm hộ trồng chè an toàn là 83,18 tạ; trong đó của nhóm hộ trồng chè truyền thống là 57,18 tạ.

Theo số liệu điều tra 54% hộ trồng chè được xếp vào nhóm hộ có thu nhập trung bình, 26% được xếp vào nhóm hộ có thu nhập khá và 20% nhóm hộ được xếp vào hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)