Diện tích đất trồng chè huyện Thuận Châu giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 68 - 75)

giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: ha

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ

PTBQ (%) 16/15 17/16 Phỏng Lái 352,48 407,00 508,22 115,46 124,86 120,17 Mường É 5,37 8,00 42,00 148,97 525,00 336,99 Chiềng Pha 128,70 136,00 122,00 105,67 89,70 97,69 Phỏng Lập 1,45 3,00 26,78 206,89 892,67 549,789 Tổng 488 554 699 113,52 126,17 119,85

3.1.1.2. Cơ cấu giống

Sản phẩm Chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trước chủ yếu người dân trồng từ giống Chè Shan về sau chuyển sang giống chè lai LDPH1 và LDPH2. Các giống chè có lịch sử hình thành như sau:

-Từ năm 1959 trồng giống chè san tuyết lấy giống từ Thái Bình.

-Từ năm 1978 trồng giống chè san lai tuyết lấy giống từ Mộc Châu.

-Từ năm 1994 trồng giống chè lai LDPH1, LDPH2.

-Từ năm 2009 trồng giống chè lai LDP1, LDP2.

Như vậy, cây chè được trồng ở Thuận Châu từ những năm 1959 với giống chè Shan tuyết lấy từ giống chè ở Thái Bình. Sau đến năm 1978 người dân chuyển sang trồng giống chè Shan lai tuyết lấy giống từ Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đến nay, huyện chủ yếu tập trung vào giống chè lai LDP1 và LDP2. Cây chè đang dần trở thành loại cây trồng thế mạnh, chủ lực trong cơ cấu sản xuất các loại cây trồng hàng hoá của huyện Thuận Châu.

Hiện nay, toàn huyện trồng bao gồm giống chè Chè Shan, Chè Kim Tuyên và Chè Lai, các giống chè có đặc điểm như sau:

- Chè Shan: Cây sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên năng suất tiềm năng thấp hơn các giống khác, diện tích ít, hiện nay còn 20 ha đang trồng tại xã Chiềng Pha.

- Chè Kim Tuyên: Cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất tiềm năng thấp hơn các giống khác nhưng chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng, diện tích hiện có 100 ha.

- Chè Lai: Cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao hơn các giống khác, diện tích hiện nay có 699 ha (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Thành phần và tỷ lệ diện tích các giống chè trên địa bàn huyện Thuận Châu năm 2017

TT Tên giống Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Chè Shan 125,3 21,64

2 Kim Tuyên 193 33,33

3 LDP2 260,7 45,02

Tổng 579

(Nguồn: số liệu điều tra phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thuận Châu)

3.1.1.3. Năng suất, sản lượng

Năng suất và sản lượng là cơ sở để phản ánh kết quả của mỗi chu kỳ sản xuất được thể hiện qua bảng 3.3:

Bảng 3.3. Diện tích, năng suất sản lượng chè qua 03 năm 2015-2017 trên địa bàn huyện Thuận Châu

Năm Diện tích Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng búp tươi (tấn) Sản lượng chè khô (tấn) Giá trị (tỷ đồng) Tổng DT chè kinh doanh DT chè KTCB 2015 488 302 186 92,00 2778 534,23 51,23 2016 554 363 191 93,00 3376 661,96 69,82 2017 699 402 297 94,00 3779 787,29 78,56 So sánh (%) 16/15 113,52 120,20 102,69 101,09 121,53 123,91 136,29 17/16 126,17 110,74 155,50 101,08 111,94 118,93 112,52 Tốc độ PTBQ (%) 119,85 115,47 129,09 101,08 116,73 121,42 124,40

Qua bảng 3.3 cho thấy năng suất chè của huyện qua 3 năm có sự biến động liên tục tăng. Năm 2015 năng suất chè bình quân đạt 92 tạ/ha; Đến năm 2017 năng suất chè bình quân đạt 94 tạ/ha tăng 2 tạ/ha so với năm 2015. Qua 3 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất chè tăng ở mức độ 1%/năm. Về sản lượng chè liên tục có sự biến động tăng, năm 2015 sản lượng chè búp

tươi đạt 2778 tấn tương ứng 534,23 tấn chè búp khô đến năm 2016, sản lượng chè búp tươi là 3376 tấn tương ứng với 661,96 tấn chè búp khô tức là tăng, tức là tăng lên 23,91% so với năm 2015; Năm 2017 sản lượng chè búp tươi và khô tiếp tục tăng so với năm. Như vậy, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng qua 3 năm 2015 - 2017 tăng 21,42%. Việc sản lượng đặc biệt sản lượng chè khô liên tục có sự biến động tăng như vậy, trước hết là do diện tích chè kinh doanh qua các năm luôn tăng kết hợp với năng suất và chất lượng búp qua các năm cũng tăng mà tạo thành.

3.1.2. Tình hình kinh doanh, tiêu thụ

Tình hình hoạt động kinh doanh Chè trên địa bàn huyện Thuận Châu phát triển khá nhanh, một số cơ sở sản xuất đã trang bị dây chuyền, thiết bị hiện đại, có khả năng sản xuất các loại chè cao cấp, chất lượng cao. Đến nay toàn huyện có 3 cơ sở sản xuất chế biến trên địa bàn xã Phổng Lái đó là: Công ty TNHH kinh doanh Nông sản Thân Nga, Công ty TNHH Trà Thu Đan, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận. Mỗi doanh nghiệp đều được giao bao tiêu một số vùng cụ thể trong huyện. Các doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc cho bà con từ lúc trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch sản phẩm. Sản phẩm Chè của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu bán buôn cho các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội hoặc xuất sang Đài Loan. Sản phẩm bán dưới dạng thô và không có nhãn mác và hầu như chưa có các điểm phân phối bán lẻ tại các cửa hàng đài lý trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác.

Người dân trên địa bàn huyện sản xuất chè búp tươi bán cho các công ty, xí nghiệp chè trên địa bàn nên khâu chế biến chè trong hộ gia đình thường rất ít và không đáng kể. Chính vì vậy khâu tiêu thụ là một vấn đề rất được người dân quan tâm với giá cả ảnh hưởng đến mức độ đầu tư sản xuất vào cây chè và ảnh hưởng tới chất lượng chè búp tươi.

Trong nông hộ sau khi sản xuất ra sản phẩm (chè búp tươi) tùy thuộc vào kinh doanh cũng như mục đích của từng gia đình mà hộ quyết định nên tiêu thụ theo hình thức nào.

Ở địa phương sau khi búp chè tươi sau thu hoạch phần lớn được bán thẳng cho các thương lái, hoặc bán trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến. Lượng chè búp tươi sau thu hoạch được hộ nông dân bán gần như 100%, hộ nông dân chỉ giữ lại một phần rất nhỏ để sao uống phục vụ cho những dịp lễ thường vào cuối vụ trong năm nhưng lượng chè giữ lại là không đáng kể.

Hiện tại, giá chè dao động từ 90 - 150 nghìn/1kg. Cụ thể đối với chè Shan và Chè Kim Tuyên cho giá cao hơn trong khoảng từ 120-150 nghìn/1 kg còn Chè Lai từ 90 - 120 nghìn/1 kg. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng chè nên bà con đã đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần tăng năng suất và sản lượng chè qua các năm từ 2015 đến năm 2017.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ chè

3.1.3.1. Thuận lợi

Thuận Châu còn nhiều tiềm năng về đất đai, lao động để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và chế biến chè. Điều kiện tự nhiên, sinh thái của các vùng trên địa bàn huyện hoàn toàn đáp ứng yêu cầu phát triển chè đặc sản chế biến thành hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu nội địa.

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè ở huyện Thuận Châu nằm trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La và cũng là một phần trong định hướng phát triển của ngành chè của tỉnh. Việc phát triển cây chè sẽ góp phần vào xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc, đồng thời cũng góp phần vào việc di dân, tái định cư từ vùng ngập do việc xây dựng công trình thủy điện Sơn La đã thực hiện trong thời gian qua.

Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế địa phương, cây làm chuyển dịch cơ câu cây trồng, tiết kiệm diện tích đất lãng phí.

Nhận thức của người dân trong nông thôn đã có chuyển biến rõ rệt, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được người dân tiếp cận và áp dụng trong sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã có các mô hình sản xuất thâm canh chè năng suất cao, chất lượng tốt, thu nhập ổn định.

3.1.3.2. Khó khăn

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Thuận Châu cho thấy đa phần là năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu nhập của người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái đầu tư.

Diện tích chè giống mới, giống chất lượng để sản xuất ra sản phẩm chè chất lượng cao còn hạn chế.

Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè còn hạn chế: diện tích chè kinh doanh được tưới hầu như chưa có. Mức đầu tư phân bón nhìn chung chưa cao và chưa cân đối.

Hệ thống chế biến công nghiệp phát triển không cân đối với nguồn nguyên liệu. Mối liên kết 4 nhà chưa thực sự đi vào nông nghiệp nông thôn nói chung và ngành chè nói riêng.

Diện tích sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ còn nhỏ, vẫn nằm xen kẽ với diện tích trồng chè thường sử dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV, nên sâu bệnh chuyển từ các vườn chè dùng thuốc sang các vườn chè an toàn và chè hữu cơ để gây hại, làm giảm năng suất và chất lượng của hai loại chè này. Thông thường, khi chuyển từ sản xuất thông thường sang sản xuất chè hữu cơ phải mất 3-5 năm chuyển đổi mới đảm bảo yêu cầu. Điều này khiến những nông dân không kiên trì kém hứng thú.

Vườn đồi chè của các hộ phân tán, khó khăn trong việc chỉ đạo, thực hiện qui trình kỹ thuật sản xuất chè an toàn.

Về tiêu thụ, hiện nay sản phẩm chè của huyện còn đang gặp rất nhiều khó khăn khi bán ra thị trường cũng như xuất khẩu do chưa xây dựng được

thương hiệu. Hầu hết chè phải xuất khẩu dưới dạng sản phẩm sơ chế, đóng trong bao bì lớn, không có thương hiệu hoặc nếu có đóng thì cũng là bao bì của riêng các cơ sở sản xuất nên giá rất thấp dẫn đến nhiều thua thiệt cho người sản xuất kinh doanh chè

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất phát triển chè

Thời kỳ sản xuất của chè rất dài: 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Tất cả các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quản lý đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, do đó có quan hệ trực tiếp đến năng suất và phẩm chất chè.

a. Phòng trừ cỏ dại

Trong vụ đông xuân cần xới sạch cỏ, cày giữa hàng chè hoặc phay sâu 10cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn. Vụ hè thu: đào gốc cây dại hoặc xới cỏ gốc giữa hàng bừa 3 - 4 lần hoặc phay sâu 5cm.

b. Đốn tỉa cây chè

Đốn chè bao gồm nhiều cách đốn nhưng tùy thuộc vào từng thời gian sinh trưởng phát triển của cây chè.

Đốn phớt: đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5 cm nhằm loại trừ các cành nhỏ, cành tăm trên tán, tạo tán bằng. Khi vết đốn cuối cùng cao đến 70 cm thì hàng năm đốn thêm 1 - 2 cm.

Đốn lửng: áp dụng cho những nương chè vết đốn quá cao so với tầm hái, mật độ cành trên tán quá dày, búp nhỏ năng suất giảm thì tiến hành đốn lửng, vết đốn cách mặt đất 60 - 65 cm. Nếu vườn chè vẫn cho năng suất cao nhưng cao quá tầm hái thì đốn lửng với vết đốn cách mặt đất 70 - 75 cm.

Đốn đau: áp dụng với những vườn chè đã đốn lửng quá nhiều lần, cây phát triển kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45 cm.

Đốn trẻ lại: những vườn chè đã già cỗi, đã đốn đau nhiều lần năng suất giảm thì đốn trẻ lại vết đốn cách mặt đất 10 - 12 cm.

Thời gian đốn là khi cây chè ngừng sinh trưởng thường vào cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

c. Bón phân

Cách bón phân cho chè sản xuất là bón theo tán chè, bón lúc đất có độ ẩm từ 70 - 80%, bón vùi sâu 6 - 8cm, bón xong lấp kín đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)