Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 66 - 68)

hiệu Tên biến Mô tả biến

Dấu kỳ vọng (+/-)

X1 Dân tộc

Biến giả, là nhóm dân tộc của chủ hộ. Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ thuộc nhóm dân tộc Kinh, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ thuộc các nhóm dân tộc khác

+/-

X2 Giới tính Biến giả, là giới tính của chủ hộ, nhận giá trị 1 nếu

chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ +/- X3 Trình độ học vấn Trình độ của chủ hộ, được tính bằng số năm đến

trường của chủ hộ +

X4 Lao động Số lao động gia đình của hộ có tham gia hoạt động

trồng chè +/-

X5 Kiêm ngành nghề Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có ngành nghề phụ, nhận

giá trị là 0 nếu hộ thuần nông + X6 Diện tích đất Diện tích trồng chè của hộ (ha) + X7 Tài sản Giá trị tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh của hộ

(triệu đồng). +

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến thu nhập từ hoạt động trồng chè của các hộ trên địa bàn nghiên cứu. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Y = 0 +iXi + ui

Trong đó:

Y: Là thu nhập từ hoạt động trồng chè của hộ

0: Là hệ số chặn của mô hình

Xi: Là biến nguồn lực thứ i có kỳ vọng ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động trồng chè của hộ thứ i

Ui: Là sai số của mô hình

Biến số được xác định trong mô hình là những yếu tố nguồn lực được xác định như bảng 2.1 bên trên.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Sơn La

3.1.1. Tình hình sản xuất

3.1.1.1. Diện tích

Diện tích chè trên địa bàn huyện được trồng tại 04 xã trong đó tập trung chủ yếu tại xã Phỏng Lái và xã Chiềng Pha. Tổng diện tích chè toàn huyện là 699 ha chè các loại, trong đó diện tích chè kinh doanh 402 ha, diện tích đang chăm sóc 297 ha tập trung tại 4 xã : Chiềng Pha 122 ha, Phổng Lái 508,2 ha, Phổng Lập 26,89 ha, Mường É 42 ha (Bảng 3.1).

Cây Chè là một trong những loại cây mũi nhọn, chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thuận Châu, góp phần tạo thu nhập cho khoảng 2.500 lao động trồng trọt, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện với khoảng 500 hộ gia đình. Diện tích chè của huyện liên tục được mở rộng qua các năm, năm 2015 là 488 ha đến năm 2016 là 699 ha với tốc độ phát triển bình quân là 119,85%. Diện tích chè tập trung nhiều nhất ở xã Chiềng Pha và Phổng Lái (Bảng 3.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)