Chi phí sản xuấtchè của hộ điều tra năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 86 - 88)

Đơn vị tính: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Loại hình sản xuất Bình quân An toàn Truyền thống Tổng chi phí 24.893 15.575 19.763

1 Chi phí vật tư (Chi phí trung gian IC) 19.155 12.200 15.148

1.1 Đạm ure (*) 2.040 2.000 2.146

1.2 Lân 3.400 2.500 2.960

1.3 Kali 3.315 1.875 2.442

1.4 Phân chuồng (*) 8.500 3.125 4.810

1.5 Thuốc bảo vệ thực vật (*) 1.700 2.500 2.590 1.6 Chi khác (dụng cụ: cuốc, sẻng, bình phun...) 200 200 200 2 Chi phí lao động thuê ngoài 5.738 3.375 4.255

(Ghi chú: Kiểm định t - test sự khác nhau trung bình của 2 tổng thể hộ sản xuất an toàn và truyền thống. Cụ thể, (*): Sai khác có ý nghĩa thống kê)

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra, 2018)

Về chi phí trung gian: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chè. Chi phí trung gian của nhóm hộ sản xuất an toàn 19.155.000 đ/hộ, trong khi đó ở nhóm hộ sản xuất thông thường là 12.200.000 đ/1hộ mức chênh lệch khá lớn tới 6.955.000 đ/hộ.

Đặc biệt có sự chênh lệch rõ giữa hai yếu tố phân bón và thuốc BVTV giữa hai nhóm hộ. Đối với hộ sản xuất an toàn lượng đạm, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ít hơn và phân chuồng sử dụng nhiều hơn so với hộ sản xuất truyền thống thông thường. Nguyên nhân là do ở nhóm hộ sản xuất an toàn thực hiện theo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo dư lượng đạm và thuốc BVTV dưới ngưỡng cho phép. Phân đạm kích thích búp, lá chè sinh trưởng mạnh, thường cứ sau mỗi một lứa thì hầu hết các hộ đều tiến hành bón đạm cho chè. Đối với các hộ sản xuất truyền thống với mục tiêu về lợi nhuận nên các hộ đã sử dụng lượng đạm lớn, các phân khác sử dụng giảm hơn, do đó sâu bệnh phát triển nhiều dẫn đến việc sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn hộ sản

xuất an toàn. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng chè thành phẩm làm giảm uy tín chất lượng chè của huyện Thuận Châu trên thị trường, đồng thời tác động xấu tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của chính người lao động, nhất là vào lúc mùa vụ căng thẳng.

Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích chè cụ thể (có thể tính trên một sào hoặc 1 ha). Điều này đòi hỏi những người làm chè phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Đây thực sự là một bài toán khó đối với người sản xuất, yêu cầu buộc họ phải tính toán xem xét vấn đề thật cụ thể, nghiêm túc thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả điều tra về sản xuất chè của hộ được thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả sản xuất chè của hộ (tính cho 1 ha)

Chỉ tiêu Loại hình sản xuất Bình quân

An toàn Truyền thống

1. GO (*) 66.544 34.308 44.631

2. IC (*) 19.155 12.200 15.148

3. VA (*) 47.389 22.108 29.483

(Ghi chú: Kiểm định t - test sự khác nhau trung bình của 2 tổng thể hộ sản xuất an toàn và truyền thống. Cụ thể, (*): Sai khác có ý nghĩa thống kê)

Như vậy, tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè ở hộ sản xuất an toàn cao hơn hộ sản xuất truyền thống thông thường. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè bình quân một hộ sản xuất an toàn đạt 66.544.000 đ/hộ cao hơn 32.236.000 đ so với hộ sản xuất thông thường. Mặc dù, chi phí trung gian cho sản xuất cây chè ở hộ sản xuất an toàn cũng cao hơn so với hộ sản xuất thông thường, nhưng giá trị gia tăng sản xuất chè ở hộ sản xuất an

toan bình quân vẫn đạt 47.389.000 đ/ha/hộ cao hơn 25.281.000 đồng so với hộ sản xuất thông thường.

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè. Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn thường là những hộ sản xuất chè an toàn, ở nhóm hộ này cây chè được đầu tư tốt hơn, được chú trọng hơn trong sản xuất. Chính vì lý do đó dẫn đến kết quả là hộ an toàn có hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ sản xuất truyền thống, điều đó được thể hiện qua bảng 3.14:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)