Bón phân cho chè sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 75 - 78)

Loại chè Loại phân Lượng bón Số lần Thời gian

NS < 6 tấn/ha N K2O 80 - 120 kg 40 - 60 kg 3 - 5 Tháng 1 - 9 NS 6 - 10 tấn/ha N K2O 120 - 160 kg 60 - 80 kg 3 - 5 Tháng 1 - 10 NS > 10 tấn/ha N K2O 160 - 200 kg 80 - 100 kg 4 - 6 Tháng 1 - 10

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2018)

Ngoài ra người dân còn chú ý trong quá trình chăm sóc vườn chè của mình với các loại sâu bệnh: các nhóm sâu hại búp, các nhóm sâu hại lá… Nhóm sâu hại búp: bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ (bọ trĩ) các loại sâu hại búp chủ yếu hút nhựa từ búp non làm cho lá non, khô quăn queo, sần sùi không chất lượng.

Nhóm sâu hại lá: sâu cuốn tổ, sâu mái chừa, sâu róm, nhện đỏ, sâu xếp lá. Nhóm sâu hại thân cành rễ: sâu đục thân, mối. Ngoài ra còn có các loại bệnh hại chè như: bệnh phồng lá chè, bệnh sùi cành. Để đảm bảo cho cây chè phát triển tốt đạt hiệu quả chất lượng cao bà con nông dân đã sử dụng các biện pháp phòng chống sâu bệnh như các phương pháp thủ công và phòng ngừa bằng thuốc bảo vệ thực vật.

d. Thu hái chè

Trong quá trình sản xuất chè, hái có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hái là khâu cuối cùng của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhưng lại là khâu đầu tiên của quá trình chế biến. Hái không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, phẩm chất chè trong năm đó, mà còn có ảnh hưởng đến sản lượng phẩm chất, sự sinh trưởng và phát dục của cây về sau. Thực tiễn cho thấy hái chè một

cách hợp lý là biện pháp để tăng sản lượng phẩm chất chè đồng thời cũng là một nhân tố đảm bảo cho chè hàng năm có sản lượng cao, phẩm chất tốt.

* Hái chè KTCB (hái tạo hình)

Để đảm bảo cho chất lượng, năng suất trong suốt nhiệm kỳ kinh tế của vườn chè thì cách hái chè KTCB có ý nghĩa quan trọng:

Trước khi đốn tạo hình:

Chè 1 tuổi: từ tháng 10 bấm ngọn những cây cao 50cm trở lên.

Chè 2 tuổi: hái búp trên những cây to khỏe và cách mặt đất 50 - 60 cm trở lên.

Hái tạo hình sau khi đốn:

Chè đốn lần thứ nhất (chè 3 tuổi): đợt đầu hái tạo hình những búp cách mặt đất > 50cm, đợt sau hái sát lá cả.

Chè đốn lần thứ hai(chè 4 tuổi): Cây chè có tán rõ rệt, đợt đầu hái những búp cách mặt đất 40 - 45cm, các đợt sau hái như chè đốn lần thứ nhất.

* Hái chè sản xuất

Hái búp (tôm) và 2, 3 lá non, khi trên tán cây có 30% số búp đủ tiêu chuẩn thì hái, không bỏ sót, không để quá lứa, tận thu búp mù xòe, 7 - 10ngày hái một lứa.

 Vụ xuân (tháng 3 - 4): hái chừa 2 lá và lá cả, tạo tán bằng.

 Vụ hè thu (tháng 5 - 10): hái chừa 1 lá và lá cá tạo tán bằng. Những búp vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cả.

 Vụ cuối (tháng 11 - 12): tháng 11 hái chừa lá cả, tháng 12 hái cả lá cả. * Bảo quản chè búp sau khi thu hái

Do ở trên địa bàn xã thì sau khi chè búp tươi được thu hoạch các nông dân của xã đều đưa đến địa điểm thu mua trực tiếp của các nhà máy chè trên địa bàn huyện, còn một số bán cho thu mua người bán buôn bán lẻ với mức giá có cao hơn một chút. Vì vậy mà công việc bảo quản chè búp tươi sau khi thu hoạch rất ít được bà con nông dân dùng đến. Tuy nhiên trong một số trường hợp do điều kiện thời tiết, hoặc do hoàn cảnh nào đó phải lưu giữ bà con nông dân áp dụng

những biện pháp bảo quản như để nơi thoáng mát, rải đều chè thành từng lớp mỏng 20 - 30cm và cứ cách 2 - 3 giờ lại đảo một lần, khi vận chuyển chè búp thì sử dụng thùng gỗ hoặc sọt cứng tránh giập nát lá chè.

đ. Tiêu thụ chè búp tươi của các hộ trồng chè

Do người dân trên địa bàn xã sản xuất chè búp tươi bán cho các công ty, xí nghiệp chè trên địa bàn nên khâu chế biến chè trong hộ gia đình thường rất ít và không đáng kể. Chính vì vậy khâu tiêu thụ là một vấn đề rất được người dân quan tâm với giá cả ảnh hưởng đến mức độ đầu tư sản xuất vào cây chè và ảnh hưởng tới chất lượng chè búp tươi.

Trong nông hộ sau khi sản xuất ra sản phẩm (chè búp tươi) tùy thuộc vào kinh doanh cũng như mục đích của từng gia đình mà hộ quyết định nên tiêu thụ theo hình thức nào.

Ở địa phương, búp chè tươi sau thu hoạch phần lớn được bán thẳng cho các thương lái tự do không có hợp đồng theo phương thức “thuận mua vừa bán”. Lượng chè búp tươi sau thu hoạch được hộ nông dân bán gần như 100%, hộ nông dân chỉ giữ lại một phần rất nhỏ để sao uống phục vụ cho những dịp lễ thường vào cuối vụ trong năm nhưng lượng chè giữ lại là không đáng kể.

Việc thu mua chè thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với người sản xuất theo điều tra phần lớn hộ nông dân trả lời thường bị doanh nghiệp bị thay đổi hợp đồng vào các thời điểm trong thời vụ thu hoạch. Hợp đồng thường bị đơn phương doanh nghiệp thay đổi khi giá chè trên thị trường xuống thấp. Như vậy phần thua thiệt thường nghiêng về phía người dân nên dẫn đến tình trạng người dân không ký hợp đồng mua bán chè từ trước và tư thương có cơ hội thu mua chè của người dân với giá hợp lý hơn.

3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế

3.2.1. Tình hình chung các nhóm hộ điều tra

Theo số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bảng câu hỏi bán cấu trúc được thể hiện trong bảng 3.5 cho thấy số hộ giầu trung bình nghèo tại 03 xã trồng chè của huyện

Thuận Châu. Trước khi tiến hành phỏng vấn các hộ nông dân, phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA) đã được áp dụng để thu thập các thông tin cơ bản về tình hình sản xuất chè của hộ nông dân. Các nhận định, đánh giá về tình hình sản xuất chè của hộ nông dân cũng được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các cán bộ chuyên trách ở các địa phương điều tra. Ngoài ra, các báo cáo hàng năm về tình hình sản xuất chè của các cơ quan quản lý chức năng ở tỉnh và huyện cũng được sử dụng để mô tả khái quát về tình hình sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)