Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 50 - 70)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.3.2 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất

Để đánh giá hiệu quả trên các loại hình sử dụng đất, chúng tôi tiến hành điều tra ở các xóm của xã Phúc Thuận, điều tra bằng phương pháp chọn xóm điểm trên địa bàn xã Phúc Thuận (điều tra 60 hộ thuộc 3 xóm). Các chỉ tiêu điều tra chính bao gồm: số khẩu, số lao động nông nghiệp,diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, mức đầu tư giống, phân bón, công, thuốc bảo vệ thực vật và điều tra đơn giá tại cùng thời điểm của địa phương, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel kết quả như sau:

Bình quân khẩu trên hộ là 4 người/hộ, số người trong độ tuổi lao động bình quân trên hộ là 1,9 người.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện bình quân trên hộ là 1500m²/hộ.

4.3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Sản phẩm sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phúc Thuận, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng các phiếu điều tra về hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng gắn với cơ cấu luân canh trong năm qua đó đã tổng hợp được hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh gắn với loại đất tại 30 hộ sản xuất nông lâm nghiệp ở các xóm đại diện cho vùng. Qua quá trình khảo sát thực tế tại các xóm này cho thấy hệ thống trồng trọt của xã là khá đa dạng với nhiều công thức luân canh, từ kết quả thống kê phiếu điều tra nông hộ chúng tôi tiến hành tổng hợp xử lý thống kê về hiệu quả kinh tế và đưa ra hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng theo các kiểu sử dụng đất trên toàn xã, thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7 : Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên địa bàn xã Phúc Thuận Loại cây trồng Lúa xuân Lúa mùa Ngô đông Lạc xuân Khoai lang

Qua bảng trên ta thấy nhóm cây trồng ngô đông, lúa xuân cho thu nhập thuần thấp như : ngô đông là 9250 nghìn đồng, lúa xuân là 13400 nghìn đồng. Nguyên nhân là do những loại cây trồng này tốn nhiều chi phí và công chăm sóc, năng suất thu được thấp.

+Lạc xuân là cây trồng cho thu nhập thuần cao nhất với 29250 nghìn đồng/ha do cây lạc cho năng suất cao, ít bị sâu bệnh.

+ Khoai lang và lúa mùa cũng cho thu nhập thuần khá cao (29250 nghìn đồng/ha và 17800 nghìn đồng/ha). Lúa là cây lương thực chính nên được trồng phổ biến ở khắp các xóm trong xã.

* Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định.Trong đề tài nghiên cứu này, em dựa trên giá cả thị trường trên địa bàn xã Phúc Thuận và các vùng lân cận năm 2017 (phụ lục 1).

Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất - 2 vụ lúa (LX-LM) -LX – LM – lạc - LX - LM – ngô -LM – lạc xuân -LM – ngô đông -Lạc xuân – ngô đông

- Lạc xuân – khoai lang đông - Nhãn

Kết quả điều tra nông hộ thu được trên các loại hình sử dụng đất (LUT) như sau:

*Đối với đất chuyên lúa: có 1 loại hình sử dụng đất chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là đất 2 vụ lúa (lúa xuân - lúa mùa).

Đất 2 vụ lúa: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng chi phí trung gian trung bình là 47080 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 78280 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 31200 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,66 lần, giá trị ngày công lao động đạt 96 nghìn đồng/công lao động.

*Đối với 2 vụ lúa – cây vụ đông: Có 2 loại hình sử dụng đất chính là đất 2 vụ lúa + cây vụ đông.

-Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa – Lạc: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng chi phí trung gian trung bình là 70330 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 130780 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 60450 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,86 lần, giá trị ngày công lao động đạt 105,13 nghìn đồng/công lao động.

-Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa –Ngô: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng chi phí trung gian trung bình là 64480 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 104930 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 40450 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,69 lần, giá trị ngày công lao động đạt 98,66 nghìn đồng/công lao động.

*Đối với 1 vụ lúa – màu: : Loại hình này gồm có 2 kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – ngô đông, Lạc xuân – lúa mùa. Loại hình sử dụng đất này cho giá trị sản xuất không cao cụ thể:

+ Lạc xuân – lúa mùa: cho tổng giá trị sản xuất là 93380 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất 46330 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 47050 nghìn đồng/ha.

+Lúa mùa – ngô đông : cho tổng giá trị sản xuất là 67530 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 46800 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 19050 nghìn đồng/ha.

Cả 2 kiểu sử dụng đất này cho giá trị sản xuất không cao, thu nhập thuần ở mức thấp do lạc tốn nhiều công chăm sóc, ngô tốn nhiều phân và đều cho năng suất không cao.

*Đối với loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Có 2 kiểu sử dụng đất là Lạc xuân – ngô đông; Lạc xuân – khoai lang đông

- Lạc xuân – ngô đông: Có hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất

trung bình là 79150 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 38500 nghìn đồng/ha,chi phí sản xuất là 40650 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động đạt 114.92 nghìn đồng/công lao động.

- Lạc xuân – khoai lang đông: Có hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất trung bình là 94500 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 46400 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,96 lần, giá trị ngày công lao động đạt 94,12 nghìn đồng/ công lao động.

*Đối với loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Số liệu ở bảng cho thấy tuỳ từng loại cây trồng khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Có hiệu quả kinh tế

ởmức trung bình nhưng có giá trị ngày công lao động tương đối cao và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất.

-Cây Nhãn: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha là 54600 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 19600 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,14 lần, giá trị ngày công lao động đạt 177,82 nghìn đồng/công lao động.

-Cây Vải: Tổng giá trị sản xuất trung bình trên 1ha là 22200 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 7549 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 1,52 lần, giá trị ngày công lao động đạt 85,10 nghìn đồng/công lao động.

* Đối với loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm (cây chè): Cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổng giá trị sản xuất trung bình là 297000 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 152480 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,06 lần, giá trị ngày công lao động đạt 338,84 nghìn đồng/công lao động.

* Đánh giá chung hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Từ việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông lâm nghiệp và bảng phân cấp hiệu quả kinh tế rút ra một số nhận xét sau:

Trên đất trồng cây hàng năm (bao gồm đất chuyên lúa, đất 2 vụ lúa - cây vụ đông, đất 1 vụ lúa - cây màu, đất chuyên màu, đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây CNLN).

Hiện nay trên địa bàn xã công thức luân canh trong sản xuất nông nghiệp rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Trong các loại đất trồng cây hàng năm đất trồng cây công nghiệp lâu năm cho kết quả cao nhất tiếp đến là đất chuyên màu, 2 vụ lúa + 1 vụ đông..., thấp nhất là kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa, một trong những nguyên nhân do thiếu sự đầu tư về vốn, về khoa học kĩ thuật, các kiểu sử dụng đất đơn giản đặc biệt là nhân dân còn sử dụng các giống địa phương (giống lúa chủ yếu là Khang dân, Bao thai ) cộng với cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nghèo nàn, trình độ canh tác còn chưa được cải tiến, điều này ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất, được thể hiện qua bảng :

Trên đất trồng cây lâu năm: cây trồng chủ yếu trên đất này là Nhãn,Vải,... Đây là những loại cây trồng có giá trị kinh tế tương đối cao, tuy nhiên diện tích sản xuất manh mún và chủ yếu tận dụng diện tích đất vườn, thiếu sự đầu tư cần thiết.Loại hình sử dụng đất này có cây Nhãn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất sau đó đến Vải và một số loại cây trồng khác.

Nhìn chung xét về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng), trên địa xã còn đạt hiệu quả thấp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông lâm nghiệp (chủ yếu là lấy công làm lãi), nguyên nhân chủ yếu do tác động của điều kiện đất đai, trình độ thâm canh, cơ cấu cây trồng và đặc biệt mức độ thuận lợi cơ sở hạ tầng tác động đến thị trường giá cả (cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm).

Bảng 4.9 Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT

RC C TB

T RT

Được đánh giá ở mức rất cao là có giá trị sản xuất lớn hơn 72 triệu đồng,chi phí sản xuất lớn hơn 22 triệu đồng, thu nhập thuần lớn hơn 50 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn lớn hơn 4,1 lần và giá trị ngày công lao động lớn hơn 110 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức cao là có giá trị sản xuất từ 54-72 triệu đồng,chi phí sản xuất từ 17-22 triệu đồng, thu nhập thuần từ 36-50 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn từ 3,2-4,1 lần và giá trị ngày công lao động phải đạt từ 87-110 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức trung bình là có giá trị sản xuất từ 36-54 triệu đồng,chi phí sản xuất từ 12-17 triệu đồng,thu nhập thuần từ 22-36 triệu đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn từ 2,3-3,2 lần và thu nhập thuần đạt được từ 64-87 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức thấp là có giá trị sản xuất đạt được trong khoảng từ 18-36 triệu đồng,chi phí sản xuất từ 7-12 triệu đồng,thu nhập thuần đạt được từ 8-22 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn từ 1,4-2,3 lần và giá trị ngày công lao động từ mức 41-64 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức rất thấp là có giá trị sản xuất nhỏ hơn 18 triệu đồng, chi phí sản xuất nhỏ hơn 7 triệu đồng, thu nhập thuần nhỏ hơn 8 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn nhỏ hơn 1,4 lần và giá trị ngày công lao động đạt được nhỏ hơn mức 41 nghìn đồng.

Bảng 4.10: Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT(Đvt : trên 1ha) (Đvt : trên 1ha) Kiểu sử dụng đất Giá sản (1000đ) - 2 vụ lúa (LX-LM) -LX–LM– lạc -LX-LM– ngô - LM – lạc xuân - LM – ngô đông - Lạc xuân – ngô đông - Lạc xuân – khoai lang đông - Nhãn - Vải - Chè

(Nguồn : Thống kê từ phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra nông hộ được thể hiện qua bảng 4.10 ta thấy :

-LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là kiểu sử dụng đất trồng cây lâu năm : Chè với giá trị sản xuất đạt mức 297000 nghìn đồng,với mức thu nhập thuần túy đạt 152480 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn là 2,06 lần với giá trị ngày công lao động đạt mức rất cao đạt 338,84 nghìn đồng.

-LUT Lúa mùa- lạc xuân,Lạc xuân- ngô đông và Nhãn cũng cho hiệu quả kinh tế rất cao với giá trị ngày công lao động đạt 113,37 ;114,92 và 177,82 nghìn đồng.

- Các kiểu sử dung đất như 2 vụ lúa,lúa xuân-lúa mùa- lạc,lúa xuân-lúa mùa- ngô,lúa mùa- ngô đông và lạc xuân- khoai lang đông cũng cho hiệu quả kinh tế ở mức cao với giá trị ngày công lao đông đạt được lần lượt là 96,00; 105,13; 98,66; 108,20;94.12 nghìn đồng.

− LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất là kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả : Vải với giá trị sản xuất ở mức 22200 nghìn đồng, thu nhập thuần túy 7549 nghìn đồng và giá trị ngày công lao động chỉ đạt mức 85,10 nghìn đồng.

* Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các LUT :

− Đối với đất trồng cây hàng năm thì việc trồng luân canh giữa lúa và một số cây hoa màu như lạc và ngô cho hiệu quả kinh tế cao.

− Đối với đất trồng cây lâu lăm thì trồng chè hoặc nhãn cho hiệu quả kinh tế cao.

4.3.2.2 Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất

Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu rất khó định lượng,trong thời gian nghiên cứu có hạn do đó phạm vi nghiên cứu của đề tài này,trong đề tài này em chỉ đề cập đến việc giải quyết việc làm, mức thu hút lao động và thu nhập/công lao động của các kiểu sử dụng đất trong vùng.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội theo các nội dung trên chúng tôi tiến hành tổng hợp và so sánh mức độ thu hút lao động và hiệu quả kinh tế bình quân theo lao động của từng kiểu sử dụng đất trong vùng. Kết quả được trình bày ở bảng :

Bảng 4.11: Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xãhội các kiểu sử dụng đất xã Phúc Thuận hội các kiểu sử dụng đất xã Phúc Thuận

Mức đánh giá

Cao

Trung bình Thấp

Bảng 4.12: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất(tính trung bình cho 1 ha/vụ ) (tính trung bình cho 1 ha/vụ )

Loại hình sử dụng đất chính I. Đất chuyên lúa II. Đất 2 vụ lúa - cây vụ đông III. Đất 1 vụ Lúa - Màu IV. Đất chuyên màu V. Đất trồng cây ăn quả VI. Đất trồng cây CNLN

(Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tính trung bình ta thấy: + Đối với loại hình đất 2 vụ lúa + lạc đông: Đây là loại hình sử dụng công lao động khá cao khoảng 575 công/ha. Loại hình này loại đem lại giá trị/công lao động

ở mức cao (105,13 nghìn đồng).

+ Đối với loại hình đất chuyên màu: Kiểu sử dụng nhiều công nhiều nhất là lạc xuân – khoai lang đông sử dụng 590 công/ha. Giá trị ngày công của loại hình này đất này đạt 94,12 nghìn đồng, tiếp đến là Lạc Xuân – Ngô Đông sử dụng 325 công/ha nhưng lại có giá trị công cao nhất đạt 114,92 nghìn đồng.

+ Đối với loại hình đất trồng cây ăn quả: Các kiểu sử dụng đất sử dụng số công ít từ 90 - 130 công, giá trị ngày công đạt từ 80 – 177,82 nghìn đồng;

Nhận xét chung: Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả xã hội từ các kiểu sử dụng đất như sau:

Loại hình sử dụng đất 2 lúa - cây màu thu hút lực lượng trung bình thu hút khoảng 575 công lao động/ha/vụ. Loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Tuy nhiên, diện tích các loại hình sử dụng đất này chỉ hạn chế trên những vùng đất có chế độ nước tưới tiêu chủ động, nên khả năng cung cấp sản phẩm chưa thực sự ổn định.

-Loại hình sử dụng đất chuyên màu cũng thu hụt một lượng lớn công lao động: 325 công lao động/ha/vụ đối với Lạc Xuân – Ngô đông và 493 công lao động/ha/vụ đối với Lạc xuân - Khoai lang đông. Loại hình sử dụng đất này thu hút

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 50 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w