.8 Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 53 - 57)

Kiểu sử dụng đất - 2 vụ lúa (LX-LM) -LX – LM – lạc - LX - LM – ngô -LM – lạc xuân -LM – ngô đông -Lạc xuân – ngô đông

- Lạc xuân – khoai lang đông - Nhãn

Kết quả điều tra nông hộ thu được trên các loại hình sử dụng đất (LUT) như sau:

*Đối với đất chuyên lúa: có 1 loại hình sử dụng đất chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là đất 2 vụ lúa (lúa xuân - lúa mùa).

Đất 2 vụ lúa: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng chi phí trung gian trung bình là 47080 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 78280 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 31200 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,66 lần, giá trị ngày công lao động đạt 96 nghìn đồng/công lao động.

*Đối với 2 vụ lúa – cây vụ đông: Có 2 loại hình sử dụng đất chính là đất 2 vụ lúa + cây vụ đông.

-Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa – Lạc: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng chi phí trung gian trung bình là 70330 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 130780 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 60450 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,86 lần, giá trị ngày công lao động đạt 105,13 nghìn đồng/công lao động.

-Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa –Ngô: Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với tổng chi phí trung gian trung bình là 64480 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 104930 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 40450 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,69 lần, giá trị ngày công lao động đạt 98,66 nghìn đồng/công lao động.

*Đối với 1 vụ lúa – màu: : Loại hình này gồm có 2 kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – ngô đông, Lạc xuân – lúa mùa. Loại hình sử dụng đất này cho giá trị sản xuất không cao cụ thể:

+ Lạc xuân – lúa mùa: cho tổng giá trị sản xuất là 93380 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất 46330 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 47050 nghìn đồng/ha.

+Lúa mùa – ngô đông : cho tổng giá trị sản xuất là 67530 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất là 46800 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 19050 nghìn đồng/ha.

Cả 2 kiểu sử dụng đất này cho giá trị sản xuất không cao, thu nhập thuần ở mức thấp do lạc tốn nhiều công chăm sóc, ngô tốn nhiều phân và đều cho năng suất không cao.

*Đối với loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Có 2 kiểu sử dụng đất là Lạc xuân – ngô đông; Lạc xuân – khoai lang đông

- Lạc xuân – ngô đông: Có hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất

trung bình là 79150 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 38500 nghìn đồng/ha,chi phí sản xuất là 40650 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động đạt 114.92 nghìn đồng/công lao động.

- Lạc xuân – khoai lang đông: Có hiệu quả kinh tế cao với tổng giá trị sản xuất trung bình là 94500 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 46400 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,96 lần, giá trị ngày công lao động đạt 94,12 nghìn đồng/ công lao động.

*Đối với loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Số liệu ở bảng cho thấy tuỳ từng loại cây trồng khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Có hiệu quả kinh tế

ởmức trung bình nhưng có giá trị ngày công lao động tương đối cao và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất.

-Cây Nhãn: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha là 54600 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 19600 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,14 lần, giá trị ngày công lao động đạt 177,82 nghìn đồng/công lao động.

-Cây Vải: Tổng giá trị sản xuất trung bình trên 1ha là 22200 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 7549 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 1,52 lần, giá trị ngày công lao động đạt 85,10 nghìn đồng/công lao động.

* Đối với loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm (cây chè): Cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổng giá trị sản xuất trung bình là 297000 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 152480 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,06 lần, giá trị ngày công lao động đạt 338,84 nghìn đồng/công lao động.

* Đánh giá chung hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Từ việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông lâm nghiệp và bảng phân cấp hiệu quả kinh tế rút ra một số nhận xét sau:

Trên đất trồng cây hàng năm (bao gồm đất chuyên lúa, đất 2 vụ lúa - cây vụ đông, đất 1 vụ lúa - cây màu, đất chuyên màu, đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây CNLN).

Hiện nay trên địa bàn xã công thức luân canh trong sản xuất nông nghiệp rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Trong các loại đất trồng cây hàng năm đất trồng cây công nghiệp lâu năm cho kết quả cao nhất tiếp đến là đất chuyên màu, 2 vụ lúa + 1 vụ đông..., thấp nhất là kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa, một trong những nguyên nhân do thiếu sự đầu tư về vốn, về khoa học kĩ thuật, các kiểu sử dụng đất đơn giản đặc biệt là nhân dân còn sử dụng các giống địa phương (giống lúa chủ yếu là Khang dân, Bao thai ) cộng với cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nghèo nàn, trình độ canh tác còn chưa được cải tiến, điều này ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất, được thể hiện qua bảng :

Trên đất trồng cây lâu năm: cây trồng chủ yếu trên đất này là Nhãn,Vải,... Đây là những loại cây trồng có giá trị kinh tế tương đối cao, tuy nhiên diện tích sản xuất manh mún và chủ yếu tận dụng diện tích đất vườn, thiếu sự đầu tư cần thiết.Loại hình sử dụng đất này có cây Nhãn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất sau đó đến Vải và một số loại cây trồng khác.

Nhìn chung xét về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng), trên địa xã còn đạt hiệu quả thấp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông lâm nghiệp (chủ yếu là lấy công làm lãi), nguyên nhân chủ yếu do tác động của điều kiện đất đai, trình độ thâm canh, cơ cấu cây trồng và đặc biệt mức độ thuận lợi cơ sở hạ tầng tác động đến thị trường giá cả (cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w