Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Phúc Thuận –

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 38 - 39)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phúc Thuận

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Phúc Thuận –

xã Phổ Yên

4.1.3.1 Thuận lợi

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng trung du đồi núi phía Bắc, có địa hình khá cao nên thường lạnh hơn so với các vùng khác. Nhìn chung điều kiện khí hậu, thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu, phát triển các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.

-Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ và bố trí cơ cấu cây trồng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng tập trung thành các vùng chuyên canh lớn, sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu, cây chè có giá trị kinh tế cao.

-Hệ thống giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.

- Trên địa bàn xã có hồ Nước Hai và Hồ Số 1 với diện tích lớn thuận lợi cho việc chứa nước vào mùa mưa và cung cấp nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã.

-Được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã, nhân dân xã Phúc Thuận cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, có đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.3.2 Hạn chế

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng nông sản.

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm gần đây đã gây nhiều khó khăn cho địa phương trong việc lựa chọn giống và bố trí cây trồng vật nuôi.

- Tính chất chăn nuôi sản xuất, chưa khoa học, chưa sử dụng hết lao động nông nhàn.

- Nghề thủ công không có nhiều, toàn bộ các lớp đào tạo nghề chưa thực sự phát huy tác dụng.

- Thiếu vốn cho sản xuất và thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật của người lao động là hạn chế hàng đầu trong việc đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w