.Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 27)

Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm.

+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm +Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh

tác/năm Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx

Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất. + Khả năng phù hợp với thị trường tiêu thụ của các loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại và tương lai.

+ Mức độ chấp nhận của người dân đối với các loại hình sử dụng đất thể hiện

ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cây trồng của hộ.

Hiệu quả môi trường

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất khó định lượng và rất phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, phân tích lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường thông qua một số tiêu chí sau:

+Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật so sánh với tiêu chuẩn cho phép.

+Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (như khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng).

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội xã Phúc Thuận.

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Phúc Thuận là một xã thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên , Việt Nam.Tuyến tỉnh lộ 261 kết nối thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ đi qua địa bàn xã. Phúc Thuận cách trung tâm thị xã Phổ Yên 13km về Phía Tây.

Phía Tây giáp xã Phúc Tân (cùng thị xã) và xã Cát Nê, thị trấn Quân Chu ( huyện Đại Từ )

Phía Bắc giáp xã Bình Sơn _thành phố Sông Công

Phía Đông giáp xã Minh Đức và phường Bắc Sơn ( cùng thị xã) Phía Nam giáp xã Thành Công ( cùng thị xã).

Phía Tây Nam giáp xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.2 Địa hình địa mạo.

Là một xã có địa hình bán sơn địa (trung du miền núi) dốc dần từ phía Tây Nam xuống phía Đông Bắc. Phía Tây - Tây Nam có nhiều đồi núi cao với đỉnh cao nhất khoảng 290 ÷ 300 m, phía Đông - Đông Bắc là những đồi thấp xen kẽ đồng bằng có độ cao trung bình khoảng 24- 27 m so với mặt nước biển.

4.1.1.3 Khí hậu , thủy văn

- Khí hậu: Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Phúc Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 23 0C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2169 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Phúc Thuận nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

4.1.1.4 Tài nguyên đất.

Xã Phúc Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 5193,88ha trong đó : _Diện tích đất nông nghiệp : 4447.64ha

_Diện tích đất phi nông nghiệp : 737.83ha _Diện tích đất chưa sử dụng : 8,41ha

Đất đai của Phúc Thuận được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ.

- Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu.

- Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây khoai tây, rau, ngô, đậu...

- Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.

- Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè...

4.1.1.5 Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có hai nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

+ Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa còn có nguồn nước do dòng sông Trung Năng chảy qua địa bàn xã trên 8,0 km và suối Quân Cay và 2 con suối nhỏ khác.

+ Có hai hồ chứa nước lớn phục vụ cho nông nghiệp là Hồ Nước Hai và Hồ

Số 1.

+ Nguồn nước ngầm: Có độ sâu khoảng 15 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo cho sinh hoạt.

4.1.1.6 Tài nguyên rừng

Hiện toàn xã có 2853.68 ha rừng trong đó có 1759.15ha đất rừng sản xuất và 1094.53ha đất rừng phòng hộ.

Với thảm thực vật gồm cây thân gỗ như lim,sồi,sến,thông, tre, vầu, bạch đàn, keo lá tràm, các loại cây dây leo và lùm bụi như sim, mua, guột, lau lách cỏ dại...

4.1.1.7 Các nguồn tài nguyên khác

-Tài nguyên nhân văn.

Xã Phúc Thuận tính đến tháng 9 năm 2017 có 14.390 khẩu và số hộ là 3553 trong đó: Số hộ nông nghiệp là 3307 chiếm 93.07%, còn lại là số hộ phi nông nghiệp, được phân thành 28 xóm gồm 6 dân tộc anh em đang sinh sống như: Kinh, Tày, Mường, Sán Dìu, Dao, Nùng.

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1 Dân số lao động

+ Dân số

Xã Phúc Thuận tính đến tháng 09 năm 2017 có 14.390 khẩu và số hộ là 3553 trong đó: Số hộ nông nghiệp là 3307 chiếm 93.07%, còn lại là số hộ phi nông

nghiệp, được phân thành 25 xóm gồm 6 dân tộc anh em đang sinh sống như: Kinh, Tày, Mường, Sán Dìu, Dao, Nùng.

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được xem là một trong những chương trình kinh tế - xã hội quan trọng của xã nói riêng và toàn thị xã nói chung, được triển khai tích cực.

+ Lao động, việc làm và thu nhập.

Phúc Thuân có một lực lượng lao động khá dồi dào, nền kinh tế của xã phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, theo tính chất chung của ngành nông nghiệp là mang tính thời vụ nên tình trạng lao động thiếu việc làm khi mùa vụ xong, một số bộ phận đi làm ăn nơi khác hoặc làm lao động thời vụ cho một số nhà máy thuộc khu công nghiệp Yên Bình, còn lại một lượng lớn lao động dư thừa không có việc làm. Phần lớn lao động của xã chưa được đào tạo cơ bản, do đó dù số lượng lao động dồi dào, nhưng số lượng lao động đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc có ứng dụng trang thiết bị hiện đại lại thấp. Việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong những năm tới cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành. Mặt khác, trong những năm gần đây chủ trương của xã luôn khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho lao động tại xã, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong xã.

4.1.1.2 Tình hình kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, UBND xã Phúc Thuận trong những năm qua, cán bộ và nhân dân đã đoàn kết, phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội với những khó khăn của một xã miền núi, thuần nông của thị xã Phổ Yên , ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Dịch vụ, thương mại, phát triển chậm, năng xuất lao động còn thấp. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp trên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ-HĐND - UBND xã Phúc Thuận đã chủ động phối kết hợp với các đoàn thể, động viên nhân dân cùng đồng lòng quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã đã đề ra. Mặc dù thời tiết những năm gần đây diễn biến phức

tạp, hạn hán kéo dài, rét đậm, việc gieo trồng gặp nhiều khó khăn song nền kinh tế của xã trong năm qua vẫn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện tại cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, thương mại và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, mua bán của nhân dân trong xã. Trong những năm tới xã phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Chương trình lương thực được quan tâm, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật để áp dụng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao, cây chè, cây lương thực ngắn ngày để mở rộng diện tích gieo trồng, đặc biệt là cây chè, lúa có năng xuất cao, ngô và cây đậu tương. Quan tâm đến công tác kỹ thuật khuyến nông, phát hiện và phòng ngừa kịp thời, đẩy lùi sâu bệnh.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị quốc phòng an ninh.

4.1.2.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp

+ Trồng trọt.

Ngành trồng trọt chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế kể từ khi có Luật Đất đai năm 1993 ra đời. Việc giao đất cho người dân sử dụng ổn định lâu dài được thực hiện, đã tạo cơ sở lòng tin cho người dân yên tâm sản xuất. Người dân đầu tư khai thác tiềm năng đất đai một cách đúng mức, hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế. Trong những năm gần đây dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã sản xuất nông nghiệp của Phúc Thuận đã phát triển một cách nhanh chóng.

Với đặc điểm phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp là thế mạnh, UBND xã đã tập trung chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cung ứng các loại giống lúa mới kịp thời vụ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, mở 06 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho trên 1500 lượt người, 04 lớp nghề trồng chè, nghề chăn nuôi cho nhân dân. Ban chỉ đạo sản xuất phối hợp với trạm

khuyến nông cung ứng lúa vụ xuân là 1.932 kg lúa lai; Lúa chất lượng cao 511 kg; vụ mùa là 2283 kg lúa lai; Lúa chất lượng cao 2044 kg.

- Diện tích lúa cả năm 664,65/630 ha (trong đó lúa Đông xuân là 250/230 ha, năng suất thực thu 58,5 tạ/ha, Sản lượng 1.462,58 tấn; lúa Mùa 414,65/400 ha, năng suất thăm đồng 56,8 tạ/ha, sản lượng 2.356 tấn). Cây ngô cả năm 60,31 ha, năng suất bình quân 46,2, Sản lượng là 278,63 tấn. Tổng sản lượng cây có hạt 4.097,21.

+ Chăn nuôi

Tổng đàn trâu 2.574 con, đàn bò 520, đàn lợn 19.480 con; đàn gia cầm 201.567; có nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn có từ 10 đến 50 con, duy trì tốt 11 trang trại chăn nuôi tổng hợp, 9 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn và hàng trăm gia trại chăn nuôi.

- Công tác phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm: Đã kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật và phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ. Đàn gia súc gia cầm ổn định không có dịch bệnh lớn sảy ra.

4.1.2.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội.

+ Giao thông

Tổng diện tích đất giao thông tính đến ngày 30/09/2017 có 55,24 ha, trên địa bàn xã có khoảng 14 km trục đường được rải nhựa, đây là một lợi thế về giao thông, giao lưu hàng hoá của nhân dân với các vùng lân cận. Bên cạnh đó, xã còn có hệ thống đường liên thôn, liên xã đã cơ bản được rải cấp phối, bê tông hoá trong khu dân cư thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

UBND Xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã luôn tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, trong năm vận động nhân dân hiến 5668.92 m2 đất để xây dựng đường giao thông nông thôn và nhà văn hóa xóm. Đã thiết kế làm mới, sửa chữa 20,988 km đường bê tông xi măng, đến nay đã thi công xong 16,018 km, cấp 2548 tấn xi măng. Tiếp tục đề nghị thiết kế thêm 6,336 km đường của xóm nông thôn mới kiểu mẫu và một số tuyến khác.

+ Thủy lợi

-Diện tích đất thuỷ lợi của xã hiện tại là 151.80 ha, với hệ thống dày đặc kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua nhiều tuyến đã được cứng hoá, đặc biệt là tuyến kênh dẫn nước tưới cho toàn diện tích đất nông nghiệp trong toàn xã đó là tuyến kênh nối từ hồ Nước Haivà hồ Số 1 đi tất cả các thôn xóm, với lượng nước lớn nên trên địa bàn xã luôn được cung cấp nước tưới đầy đủ và kịp thời do vậy nền nông nghiệp của xã có nhiều thuận lợi để phát triển , tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất, trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục nâng cấp mở rộng, mở mới, nạo vét kết hợp với cứng hoá những tuyến mương chính để phục vụ cho sản xuất được thuận lợi hơn.

-Thường xuyên quản lý, kiểm tra và tu sửa các công trình hồ đập, phát huy tốt hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất

- Công tác phòng chống thiên tai: Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, hợp đồng tác chiến theo kế hoạch của Ban chỉ huy PCTT thị xã Phổ Yên. Huy động lực lượng bảo vệ nhân dân và các phương tiện giao thông trên các cầu tràn khi mưa lũ xảy ra.

+ Y tế

Xã có trạm y tế nằm ở trung tâm xã,bên cạnh UBND xã, với đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w