Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phúc Thuận
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Phúc Thuận là một xã thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên , Việt Nam.Tuyến tỉnh lộ 261 kết nối thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ đi qua địa bàn xã. Phúc Thuận cách trung tâm thị xã Phổ Yên 13km về Phía Tây.
Phía Tây giáp xã Phúc Tân (cùng thị xã) và xã Cát Nê, thị trấn Quân Chu ( huyện Đại Từ )
Phía Bắc giáp xã Bình Sơn _thành phố Sông Công
Phía Đông giáp xã Minh Đức và phường Bắc Sơn ( cùng thị xã) Phía Nam giáp xã Thành Công ( cùng thị xã).
Phía Tây Nam giáp xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1.2 Địa hình địa mạo.
Là một xã có địa hình bán sơn địa (trung du miền núi) dốc dần từ phía Tây Nam xuống phía Đông Bắc. Phía Tây - Tây Nam có nhiều đồi núi cao với đỉnh cao nhất khoảng 290 ÷ 300 m, phía Đông - Đông Bắc là những đồi thấp xen kẽ đồng bằng có độ cao trung bình khoảng 24- 27 m so với mặt nước biển.
4.1.1.3 Khí hậu , thủy văn
- Khí hậu: Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Phúc Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 23 0C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2169 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Phúc Thuận nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
4.1.1.4 Tài nguyên đất.
Xã Phúc Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 5193,88ha trong đó : _Diện tích đất nông nghiệp : 4447.64ha
_Diện tích đất phi nông nghiệp : 737.83ha _Diện tích đất chưa sử dụng : 8,41ha
Đất đai của Phúc Thuận được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ.
- Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu.
- Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây khoai tây, rau, ngô, đậu...
- Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.
- Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè...
4.1.1.5 Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có hai nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
+ Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa còn có nguồn nước do dòng sông Trung Năng chảy qua địa bàn xã trên 8,0 km và suối Quân Cay và 2 con suối nhỏ khác.
+ Có hai hồ chứa nước lớn phục vụ cho nông nghiệp là Hồ Nước Hai và Hồ
Số 1.
+ Nguồn nước ngầm: Có độ sâu khoảng 15 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo cho sinh hoạt.
4.1.1.6 Tài nguyên rừng
Hiện toàn xã có 2853.68 ha rừng trong đó có 1759.15ha đất rừng sản xuất và 1094.53ha đất rừng phòng hộ.
Với thảm thực vật gồm cây thân gỗ như lim,sồi,sến,thông, tre, vầu, bạch đàn, keo lá tràm, các loại cây dây leo và lùm bụi như sim, mua, guột, lau lách cỏ dại...
4.1.1.7 Các nguồn tài nguyên khác
-Tài nguyên nhân văn.
Xã Phúc Thuận tính đến tháng 9 năm 2017 có 14.390 khẩu và số hộ là 3553 trong đó: Số hộ nông nghiệp là 3307 chiếm 93.07%, còn lại là số hộ phi nông nghiệp, được phân thành 28 xóm gồm 6 dân tộc anh em đang sinh sống như: Kinh, Tày, Mường, Sán Dìu, Dao, Nùng.