.9 Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 57)

RC C TB

T RT

Được đánh giá ở mức rất cao là có giá trị sản xuất lớn hơn 72 triệu đồng,chi phí sản xuất lớn hơn 22 triệu đồng, thu nhập thuần lớn hơn 50 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn lớn hơn 4,1 lần và giá trị ngày công lao động lớn hơn 110 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức cao là có giá trị sản xuất từ 54-72 triệu đồng,chi phí sản xuất từ 17-22 triệu đồng, thu nhập thuần từ 36-50 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn từ 3,2-4,1 lần và giá trị ngày công lao động phải đạt từ 87-110 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức trung bình là có giá trị sản xuất từ 36-54 triệu đồng,chi phí sản xuất từ 12-17 triệu đồng,thu nhập thuần từ 22-36 triệu đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn từ 2,3-3,2 lần và thu nhập thuần đạt được từ 64-87 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức thấp là có giá trị sản xuất đạt được trong khoảng từ 18-36 triệu đồng,chi phí sản xuất từ 7-12 triệu đồng,thu nhập thuần đạt được từ 8-22 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn từ 1,4-2,3 lần và giá trị ngày công lao động từ mức 41-64 nghìn đồng.

− Đánh giá ở mức rất thấp là có giá trị sản xuất nhỏ hơn 18 triệu đồng, chi phí sản xuất nhỏ hơn 7 triệu đồng, thu nhập thuần nhỏ hơn 8 triệu đồng,hiệu quả sử dụng đồng vốn nhỏ hơn 1,4 lần và giá trị ngày công lao động đạt được nhỏ hơn mức 41 nghìn đồng.

Bảng 4.10: Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT(Đvt : trên 1ha) (Đvt : trên 1ha) Kiểu sử dụng đất Giá sản (1000đ) - 2 vụ lúa (LX-LM) -LX–LM– lạc -LX-LM– ngô - LM – lạc xuân - LM – ngô đông - Lạc xuân – ngô đông - Lạc xuân – khoai lang đông - Nhãn - Vải - Chè

(Nguồn : Thống kê từ phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra nông hộ được thể hiện qua bảng 4.10 ta thấy :

-LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là kiểu sử dụng đất trồng cây lâu năm : Chè với giá trị sản xuất đạt mức 297000 nghìn đồng,với mức thu nhập thuần túy đạt 152480 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn là 2,06 lần với giá trị ngày công lao động đạt mức rất cao đạt 338,84 nghìn đồng.

-LUT Lúa mùa- lạc xuân,Lạc xuân- ngô đông và Nhãn cũng cho hiệu quả kinh tế rất cao với giá trị ngày công lao động đạt 113,37 ;114,92 và 177,82 nghìn đồng.

- Các kiểu sử dung đất như 2 vụ lúa,lúa xuân-lúa mùa- lạc,lúa xuân-lúa mùa- ngô,lúa mùa- ngô đông và lạc xuân- khoai lang đông cũng cho hiệu quả kinh tế ở mức cao với giá trị ngày công lao đông đạt được lần lượt là 96,00; 105,13; 98,66; 108,20;94.12 nghìn đồng.

− LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất là kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả : Vải với giá trị sản xuất ở mức 22200 nghìn đồng, thu nhập thuần túy 7549 nghìn đồng và giá trị ngày công lao động chỉ đạt mức 85,10 nghìn đồng.

* Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các LUT :

− Đối với đất trồng cây hàng năm thì việc trồng luân canh giữa lúa và một số cây hoa màu như lạc và ngô cho hiệu quả kinh tế cao.

− Đối với đất trồng cây lâu lăm thì trồng chè hoặc nhãn cho hiệu quả kinh tế cao.

4.3.2.2 Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất

Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu rất khó định lượng,trong thời gian nghiên cứu có hạn do đó phạm vi nghiên cứu của đề tài này,trong đề tài này em chỉ đề cập đến việc giải quyết việc làm, mức thu hút lao động và thu nhập/công lao động của các kiểu sử dụng đất trong vùng.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội theo các nội dung trên chúng tôi tiến hành tổng hợp và so sánh mức độ thu hút lao động và hiệu quả kinh tế bình quân theo lao động của từng kiểu sử dụng đất trong vùng. Kết quả được trình bày ở bảng :

Bảng 4.11: Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xãhội các kiểu sử dụng đất xã Phúc Thuận hội các kiểu sử dụng đất xã Phúc Thuận

Mức đánh giá

Cao

Trung bình Thấp

Bảng 4.12: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất(tính trung bình cho 1 ha/vụ ) (tính trung bình cho 1 ha/vụ )

Loại hình sử dụng đất chính I. Đất chuyên lúa II. Đất 2 vụ lúa - cây vụ đông III. Đất 1 vụ Lúa - Màu IV. Đất chuyên màu V. Đất trồng cây ăn quả VI. Đất trồng cây CNLN

(Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tính trung bình ta thấy: + Đối với loại hình đất 2 vụ lúa + lạc đông: Đây là loại hình sử dụng công lao động khá cao khoảng 575 công/ha. Loại hình này loại đem lại giá trị/công lao động

ở mức cao (105,13 nghìn đồng).

+ Đối với loại hình đất chuyên màu: Kiểu sử dụng nhiều công nhiều nhất là lạc xuân – khoai lang đông sử dụng 590 công/ha. Giá trị ngày công của loại hình này đất này đạt 94,12 nghìn đồng, tiếp đến là Lạc Xuân – Ngô Đông sử dụng 325 công/ha nhưng lại có giá trị công cao nhất đạt 114,92 nghìn đồng.

+ Đối với loại hình đất trồng cây ăn quả: Các kiểu sử dụng đất sử dụng số công ít từ 90 - 130 công, giá trị ngày công đạt từ 80 – 177,82 nghìn đồng;

Nhận xét chung: Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả xã hội từ các kiểu sử dụng đất như sau:

Loại hình sử dụng đất 2 lúa - cây màu thu hút lực lượng trung bình thu hút khoảng 575 công lao động/ha/vụ. Loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Tuy nhiên, diện tích các loại hình sử dụng đất này chỉ hạn chế trên những vùng đất có chế độ nước tưới tiêu chủ động, nên khả năng cung cấp sản phẩm chưa thực sự ổn định.

-Loại hình sử dụng đất chuyên màu cũng thu hụt một lượng lớn công lao động: 325 công lao động/ha/vụ đối với Lạc Xuân – Ngô đông và 493 công lao động/ha/vụ đối với Lạc xuân - Khoai lang đông. Loại hình sử dụng đất này thu hút lực lượng lớn lao động trong xã hội và cũng cho giá trị thu nhập ngày công cao hơn từ 94,12 nghìn đồng ở Lạc xuân – Khoai lang đông đến 114,92 nghìn đồng/công lao động ở loại hình sử dụng Lạc xuân- Ngô đông. Vì vậy đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội, hiện tại kiểu sử dụng đất này còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tiềm năng của vùng, do vậy để vùng phát triển đem lại hiệu quả một cách toàn diện cần phải đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng sẵn có của vùng.

-Loại hình trồng cây ăn quả cũng đã thu hút một phần không nhỏ lao động khoảng từ 90 – 110 công lao động/ha/vụ và mang lại hiêu quả ngày công cũng ở mức trung bình – cao. Hiện nay diện tích trồng cây ăn quả đang được trồng mới nhiều.

-Loại hình có giá trị ngày công lao động cao nhất 338,84 nghìn đồng đó là loại hình trồng cây lâu năm, tuy nhiên chỉ thu hút được 450 công lao động/ha/vụ. Lý do chủ yếu ở đây là vấn đề kĩ thuật đối với giống cây trồng này là khá cao và thời gian được thu hoạch cũng lâu cho nên dù lợi thế có danh tiếng “Đệ nhất danh trà” và có giá trị ngày công cao nhất trong các loại hình sử dụng, vì thế người dân cần được bồi dưỡng những kĩ thuật về trồng chè để nâng cao thu nhập cho người dân trong tương lai.Hiện nay trên địa bàn xã Phúc Thuận đã có sơ sở sản xuất và chế biến trà Vạn Tài, chính cơ sở sản xuất đã đem lại hướng đi mới tích cực cho người

dân yên tâm chú trọng đầu tư vào cây chè vì đã có cơ sở chế biến đáp ứng đầu ra về chè tươi cho các hộ dân trong toàn xã. Để phát triển diện tích cũng như năng suất chất lượng cây chè cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như sự đầu tư cho cây chè được phát huy tối đa đem lại cho người dân thu nhập và cuộc sống ổn định. 4.3.2.3 Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề về mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp:

- Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường.

- Mức độ bảo vệ xói mòn và cải tạo đất.

- Tỉ lệ đưa diện tích đất chưa sử dụng vào trồng rừng.

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

- Trên cơ sở đó đề tài đã xây dựng bảng phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường cho các loại hình sử dụng đất của xã Phúc Thuận như sau:

Bảng 4.13. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đấtCấp Cấp đánh giá Cao Trung bình Thấp

Bảng 4.14: Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đấtxã Phúc Thuận xã Phúc Thuận Loại hình sử dụng đất chính I. Đất chuyên lúa II. Đất 2 vụ lúa - cây vụ đông III. Đất 1 vụ Lúa – Màu

(Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Cao: ***

Đối với LUT hai lúa – cây vụ đông, chuyên màu: đất được sử dụng liên tục trong năm , cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất, từ mùa vụ tạo nên sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng đất , tránh được sâu bệnh. Tuy nhiên cần tăng cường bón phân hữu cơ,hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học.

LUT cây ăn quả: trên địa bàn chủ yếu dưới dạng vườn đồi, trong vườn trồng nhiều loại cây với tầng tán khác nhau, tuy làm giảm hiệu quả kinh tế nhưng lại tăng khả năng bảo vệ đất, khi thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, gió, bão, sương muối, rét đậm thì vườn có ý nghĩa về mặt sinh thái (giữ nước, làm cây che bóng, giảm bớt nhiệt độ ngoài trời và trong nhà,…). Đặc biệt, ở những nơi có địa hình dốc, cây ăn quả được trồng theo hình vẩy cá, cây có tầng tán rộng nên ngăn cản được tốc độ của hạt mưa, cây có bộ rễ lớn nên giữ lại nước trong đất, hạn chế

được quá trình xói mòn, rửa trôi. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là rất ít không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề về mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp:

- Mức đầu tư phân bón,thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường

- Mức độ xói mòn và cải tạo đất.

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại với đất. * Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất:

Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất hiện tại, đó là khả năng che phủ cho đất và khả năng cải tạo đất của hệ thống cây trồng. Qua kết quả điều tra nông hộ kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia đề tài đã đưa ra một số đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau:

Đa số các hộ dân được hỏi trả lời các cây lúa, ngô, khoai, đỗ tương, vải nhãn…cho năng suất ổn định, kĩ thuật canh tác đơn giản, dễ làm đồng thời các cây trồng này không làm ảnh hưởng tới môi trường đất và còn trả lại phần tàn dư hữu cơ khá lớn. Cây lúa có tác dụng bảo vệ đất như sự kết hợp cây lúa và cây màu có thể làm giảm tác hại của sâu bệnh.Các loại hình sử dụng đất có trồng luân canh lúa, các cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc…không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Các cây ăn quả dài ngày có tác dụng tốt che phủ bảo vệ đất.

*Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó tới môi trường

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Thực tế việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu

khoa học và lãng phí. Nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà còn ít quan tâm đến phân lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác.

Qua tổng hợp điều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng hàng năm, kết quả đem so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng.

Từ kết quả điều tra chúng tôi đưa ra một số những nhận xét:

-Mức độ đầu tư phân bón cho cây trồng ở mức bình thường, nhóm cây rau màu lượng phân bón cao hơn các cây khác cây ăn quả. Lượng đạm chủ yếu được bón từ phân Urê, lân (chủ yếu từ supe lân), kali (chủ yếu từ kali clorua).

- Việc cân đối giữa N:P2O5:K2O đối với mỗi cây trồng là rất khác nhau, đặt biệt là ở cây ăn quả. Một số cây trồng lượng phân bón mất cân đối giữa N và P2O5 với K2O, nông dân chưa coi trọng việc bón phân kali cho cây trồng

-Đạm và lân được dùng nhiều trong số các loại phân vô cơ. Tuy nhiên một số cây trồng lượng phân đạm và lân bón chưa đạt tới chỉ tiêu định mức mà cây trồng cần.

-Chất hữu cơ có vai trò quan trọng đối với độ phì đất. Tuy nhiên, lượng phân hữu cơ được bón thấp hơn nhiều so với yêu cầu.

*Mức độ bảo vệ xói mòn và cải tạo đất

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đánh giá sơ bộ và khuyến cáo với nông dân về việc bảo vệ xói mòn, cải tạo đất thông qua các biện pháp canh tác trong từng kiểu sử dụng đất thích hợp, đồng thời cũng đề nghị các nhà quản lý cần đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng cho các đối tượng có nhu cầu nhằm tăng nhanh diện tích đất lâm nghiệp so với hiện nay góp phần làm giảm nhẹ những hiểm hoạ của thiên tai, hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học của rừng.

Các hình thức chống xói mòn rửa trôi kết hợp trong quá trình canh tác đều được xếp vào nhóm các biện pháp canh tác. Có rất nhiều biện pháp có thể làm lồng ghép trong suốt quá trình từ phát hoang, làm đất đến chăm sóc, thu hoạch như: Canh tác theo đường đồng mức, trồng trong rãnh: Một số cây như chè. mía, dứa... được trồng mới theo rãnh (rạch) là biện pháp chống xói mòn rất hiệu quả, trồng trong hố, xới xáo, làm cỏ, sắp xếp cơ cấu cây trồng: Hướng nghiên cứu các biện pháp sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w