.Mô hình dự báo lo âu trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 69 - 71)

Vấn đề LATC β t p VIF

R2=0.328; p (Sig) =<0.05;

Nhiễu tâm (N) 0.535 11.022 0.000 1.138

Hướng ngoại (E) -0.054 -1.120 0.263 1.119

Cởi mở (O) 0.003 0.071 0.944 1.026

Đồng thuận/dễ chấp nhận (A) -0.091 -1.903 0.058 1.112

Tận tâm (C) -0.032 -0.661 0.509 1.150

Phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa vấn đề lo âu trầm cảm với các đặc điểm nhân cách. Để loại trừ ảnh hưởng do tương tác giữa các biến số. Chúng tôi tiếp tục phân tích hồi quy tuyến tính bội với các biến phụ thuộc. Ở bảng này chúng tôi phân tích hồi quy với biến phụ thuộc “Lo âu trầm cảm – LATC”.

Số liệu phân tích trong bảng này cho thấy có ý nghĩa thống kê.

Giá trị Sig (p<0.001<0.05) của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Do p<0.05 nên mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Ta thấy VIF <2 ở tất cả các biến độc lập nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Ý nghĩa R2 hiệu chỉnh (R2=0.328): Các biến về các mặt nhân cách: nhiễu tâm, hướng ngoại, cởi mở, đồng thuận và tận tâm ảnh hưởng 32,8% sự thay đổi của biến lo âu trầm cảm. Còn lại là 67,2% là do sự ảnh hưởng của các biến ngoài mô hình mà nghiên cứu chưa tìm được cùng sai số ngẫu nhiên.

Giá trị Sig (p) của kiểm định T được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0.05, ta kết luận viến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc.. Nếu sig kiểm định t của biến độc lập lớn hơn 0.05, chúng ta kết luận biến độc lập đó không có sự tác động lên biến phụ thuộc, và không cần loại bỏ biến đó để chạy lại hồi quy lần tiếp theo. Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị p của biến nhiễu tâm: p<0.001 <0.05 nên biến nhiễu tâm có tác động đến biến lo âu trầm cảm.Giá trị p của biến đồng tâm: p<0.001 nên biến đồng tâm có tác động đến biến lo âu trầm cảm.

Nhìn vào hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Beta, ta thấy đặc điểm nhân cách nhiễu tâm dự báo vấn đề lo âu trầm cảm theo chiều thuận. Điều này cho thấy những người có điểm của mặt Nhiễu tâm càng thấp thì cảm xúc của họ càng ổn định. Họ thường bình tĩnh, điểm đạm, thoải mái và họ có thể đối mặt với các tình huống căng thẳng mà không trở nên khó chịu hoặc lo lắng, điều này dự báo mức độ gặp phải vấn đề lo âu trầm cảm của họ càng thấp. Những người có điểm của mặt Nhiễu tâm càng cao cho thấy người đó do nhiều những cảm xúc tiêu cực, dẫn đến họ dễ có những mẫu nhận thức không phù hợp, ít có khả năng để kiểm soát sự xung động của họ, và ứng phó với stress kém hơn những người khác. Họ thường ủ rũ, quá nhạy cảm, và không hài lòng với khía cạnh cuộc sống của họ. Nói chung họ có lòng tự tin thấp, và có thể có những ý tưởng và kỳ vọng không thực tế. Họ được lo lắng, và thường là người cảm thấy không an toàn về bản thân và kế hoạch của họ. Những điều này dự báo cho vấn đề lo âu trầm cảm có thể xuất hiện mức độ cao hơn ở nhóm người này.

Các mặt nhân cách còn lại như hướng ngoại (E), cởi mở (O), đồng thuận (A) và tận tâm (C) không dự báo mức độ vấn đề lo âu trầm cảm cho sinh viên ngành công nghệ thông tin.

3.4.2.2. Mô hình dự báo trầm cảm thu mình

mạch về gánh nặng bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong . Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đế người già. Ở Mỹ tỉ lệ mắc trầm cảm chung ở giới nữ là 5-9%, nam giới là 2-3%, tỉ lệ tái phát sau 6 tháng là 27%, sau 1 năm là 50% tần sất suất suốt đời của trầm cảm và lo âu khoảng 15-20% ở các bệnh viện thực hành tỉ lệ còn cao hơn khoảng 10-12% (4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)